Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Tử tô- Tử tô (Herba Perilla) là cành hoặc lá của cây tử tô (tía tô) Perilla frutescens (L.) Britt, thuộc họ hoa môi Lamiceae. Cành gọi là tử tô ngạnh (Caulis Perilla), lá gọi là tử tô diệp (Folium Perilla). 

1. Tính vị quy kinh, tác dụng

– Tác dụng dược lý

  • Cồn và nước sắc từ cây tô tử có tác dụng giãn mao mạch ngoài da và kích thích tuyến mồ hôi bài tiết, giảm sốt nhẹ.
  • Nước sắc tô diệp có tác dụng  còn có tác dụng kích thích tăng tiết dịch tiêu hoá, tăng cường nhu động ruột, giảm tiết dịch, giảm co thắt khí quản.
  • Tinh dầu từ cây tô tử có khả năng tăng đường huyết và ức chế trung khu thần kinh.
  • Nước ngâm từ cây tô tử có tác dụng ức chế một số vi khuẩn như trực khuẩn đại tràng, tụ cầu khuẩn và trực khuẩn lỵ. Ức chế TK coli (Bacillus coli), TK lỵ (Shigella shigae), tụ cầu (Staphylococcus).
  • Tô tử còn có tác dụng giảm co thắt cơ trơn phế quản, cầm máu và giảm dịch tiết của phế quản.

– Tính vị: cay ấm. Qui kinh phế – tỳ.

– Tác dụng: phát hãn giải biểu, hành khí khoan hung.

Tác dụng lý khí khoan hung, phát tán phong hàn, hóa đờm, giải uất, giải độc, an thai (tuy nhiên cành tô tử chỉ có tác dụng lý khí, không có tác dụng phát biểu).

– Chủ trị:

Cây tô tử thường được dùng để chữa nôn mửa, động thai, ngoại cảm phong hàn, ngộ độc cua cá,…

Cành tô tử có tác dụng chữa hen suyễn, tê thấp và trị ho trừ đờm.

Tố diệp (lá tô tử) thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau, giải độc, kích thích tiết mồ hôi, chữa cảm mạo, ngộ độc, nôn mửa, trị ho,…

vị thuốc tử tô

2. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Tử tô

Chứng cảm mạo phong hàn gây ho nhiều đờm, thường phối hợp dùng cùng với khương hoạt, phòng phong như bài Khương tô đạt biểu thang. Nếu kiêm có khí suyễn khái thấu, điều trị thường phối hợp với tiền hồ, hạnh nhân như bài Hạnh tô tán. Nếu kiêm khí trệ, đau tức ngực, điều trị thường phối hợp hương phụ, trần bì như bài Hương tô tán.

Chứng nội thương thấp trệ gây tức ngực, buồn nôn, đau đầu… thường phối hợp với hoắc hương,  trần bì, bán hạ như bài Hoắc hương chính khí tán. Nếu thai khí thượng nghịch, thai động không yên, tức ngực buồn nôn, điều trị thường phối hợp với sa nhân, trần bì.

Chữa uất chứng gây tức ngực khó thở.

Chữa nôn mửa

An thai do khí không điều hòa

Giải độc dị ứng tôm cua cá

Chữa viêm tuyến vú

3. Một số bài thuốc thường dùng

1) Sâm tô ẩm: Chữa bệnh cảm mạo, sốt, nhức đầu, đau các khớp xương:  

Lá tía tô, nhân sâm, trần bì, chỉ xác, cát cánh, cam thảo, mộc hương, bán hạ, can khương, tiền hồ mỗi vị 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày . 

2) Tử tô giải độc thang: Chữa trúng độc đau bụng do ăn phải của cá:

Lá tía tô 10g Sinh khương 8g
Sinh cam thảo 4g

Lấy nước 600ml sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống khi thuốc còn đang nóng.

3) Giải cảm phong hàn:

Trường hợp cảm mạo phong hàn sốt gai rét, đau đầu, ngực đầy tức dùng bài Hương tô tán

Lá Tía tô Hương phụ
Trần bì Cam thảo

Cho thêm Gừng tươi 2 lát sắc nước uống. Có thể xông lúc thuốc đang nóng tác dụng làm ra mồ hôi tốt.

4) Tiêu đờm giảm ho:

Trường hợp ho do ngoại cảm phong hàn dùng bài: Tam tử dương thân thang

Tô tử 6-12g La bạc tử 8-12g
Bạch giới tử 6-8g

Gia vị thường kèm theo thuốc thanh nhiệt hoặc nhuận phế, chữa các chứng bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản cấp mạn ho nhiều đờm.

5) Lý khí an thai:

Trường hợp phụ nữ có mang thai động đau bụng, Đau lưng ngực, buồn nôn dùng bài Tử tô ẩm

Tô ngạnh 8g Đương qui 12g
Bạch thược 12g Xuyên khung 8g
Đảng sâm 12g Trần bì 8g
Đại phúc bì 8g Cam thảo 4g
Sinh khương 8g

Sắc nước uống

6) Kiện vị cầm nôn:

Trường hợp nôn ọe, ăn không tiêu, đầy bụng kèm nôn (dạng hư hàn) dùng nước sắc lá tía tô uống với viên Hương sa lục quân 6-8g có tác dụng cầm nôn, hết đầy bụng. Trường hợp nôn thai nghén dùng nước sắc Tô ngạnh uống tốt

7) Giải độc cua cá:

Giã lá tía tô vắt nước uống, hoặc nước sắc lá khô 10g uống lúc nóng. Thường ngày ăn ốc cua hoặc gỏi cá nên kèm ăn rau sống có lá Tía tô. Bài thuốc Tử tô giải độc thang gồm Lá tía tô 10g, Gừng tươi 8g, sinh Cam thảo nước 600ml, sắc còn 200ml uống nóng chia 3 lần trong ngày.

Một số phương thuốc khác.

Chữa sưng vú: Ngoài ra có kinh nghiệm dùng Lá tía tô chữa sưng vú (lá tía tô 10g sắc nước uống, bã đắp vú.

Rửa bên ngoài trị chàm lở bìu dái: Hoặc dùng nước sắc lá tía tô còn nóng rửa trị chàm lở bìu dái.

Chữa mẩn ngứa, làm đẹp da: Vò lát lá tía tô vào nước tắm, bã lá tía tô có thể đắp vào vùng da bị ngứa.

Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.

Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy:

Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.

4. Liều dùng bào chế và kiêng kỵ

  • Liều dùng: 3 -10g. Không nên sắc lâu. 
  • Lá: Thu hoạch vào mùa hạ, khi cành lá mọc xum xuê, bỏ lá sâu, để riêng lá hoặc nhánh non, loại bỏ tạp chất, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khô. Loại bỏ tạp chất và cành già, phun nước cho mềm, thái vụn, phơi khô.
  • Quả: Thu hoạch vào mùa thu, loại tạp chất, phơi khô.
  • Tử tô tử sao: Lấy tử tô tử cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi có mùi thơm hoặc nổ đều, lấy ra để nguội, khi dùng giã dập.

Nguồn: Tổng hợp ( có sử dụng tư liệu của L/Y Hy Lãn)

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm