Bài thuốc Hoắc hương chính khí tán – Xuất xứ: Hoà tễ cục phương – Công dụng: Giải biểu hoá thấp, lý khí hoà trung, chủ trị chứng ngoại cảm phong hàn, nội thương thấp trệ.
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Hoắc hương (quân) 12g | Bán hạ khúc (thần) 8-12g |
Trần bì (thần) 6-12g | Phục linh (thần) 8-12g |
Bạch truật (thần) 8-12g | Tô diệp (tá) 8-12g |
Cát cánh (tá) 8-12g | Bạch chỉ (tá) 8-12g |
Đại phúc bì (tá) 8-12g | Hậu phác (chế gừng) (tá) 6 – 10g |
Chích thảo (tá) 4g |
Cách dùng: Tán bột, mỗi lần uống 6- 12g với nước sắc gừng và Đại táo. Có thể chuyển thành thuốc thang, sắc uống
Tác dụng : Giải biểu, hoà trung, lý khí hoá thấp.
Chủ trị: Trị ngoại cảm, sốt, sợ rét, đau đầu, bụng ngực đầy đau, kèm nôn, tiêu chảy.
2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng
Phân tích bài thuốc
Hoắc hương để phương hương hoá thấp , lý khí hòa trung, kiêm giải biểu là chủ dược; Tô diệp, Bạch chỉ giải biểu tán hàn hoá thấp; Hậu phác, Đại phúc bì trừ thấp tiêu trệ; Bán hạ khúc, Trần bì lý khí hoà vị, giáng nghịch, chỉ ẩu; Cát cánh tuyên Phế, thông lợi thấp trệ; Phục linh, Bạch truật, Cam thảo, Đại táo ích khí kiện Tỳ giúp vận hoá lợi thấp.
Ứng dụng lâm sàng
Trên lâm sàng thường dùng trị bệnh viêm đường ruột cấp, có triệu chứng biểu hàn nội thấp.
+ Trường hợp làm thuốc thang sắc uống, nếu chứng biểu nặng, thêm Tô diệp để sơ tán biểu phong.
+ Trường hợp thực tích, bụng đầy tức, bỏ Táo, Cam thảo, thêm Thần khúc, Kê nội kim đế tiêu thực.
+ Nếu thấp nặng, thêm Mộc thông, Trạch tả đề lợi thấp.
Lâm sàng hiện nay:
+ Trị tiêu chảy cấp: Dùng bài này thêm Sinh khương, Đại táo chế thành ‘Hoắc hương chính khí hoàn’, trị 85 ca. Khỏi 73, đỡ 12 (trong đó có 4 ca viêm gan cấp, 8 ca rối loạn tiêu hoá, thuỷ thũng). Một số uống 1-2 thang là khỏi (Quảng Đông trung y 4, 1963).
+ Trị ruột viêm cấp: Trị 30 ca. Đa số đều khỏi nhanh, một số chỉ 2 ngày đã có hiệu quả (Quảng Đông trung y 9, 1960).
+ Trị lỵ trực khuẩn mạn tính : Dùng bài này bỏ Bạch truật, Bạch chỉ, Đại phúc bì, Cát cánh, thêm Thương truật, Mộc hương, Sinh khương chế thành ‘Hoắc hương chính khí phiến’. Kết quả: Sau khi uống, ngày thứ 2 thì thân nhiệt giảm, hết mót rặn, ngày thứ 3 bụng hết đau, ngày thứ 4 khỏi bệnh, kiểm tra phân thấy âm tính, ở viện 5 ngày thì xuất viện. 32 ngày sau, kiểm tra lại phân thấy âm tính (Phúc Kiến trung y dược 4, 1964).
+ Trị ruột viêm cấp: Dùng bài này thêm Cát căn, Thương truật, Sơn tra, Lục khúc, Quế chi, chế thành thuốc hoàn. Kết quả: Hiệu quả tốt (Giang Tây trung y dược 6, 1959).
+ Trị cước thấp khí (tổ đỉa): Cho ngâm chân nước ấm hoặc nước muối rồi dùng bài này bỏ Cát cánh, chế thành ‘Hoắc hương chính khí thuỷ’ dùng để ngâm. Mỗi lần ngâm 2 giờ, ngày 1-2 lần. Kết quả: Nêu có chảy nước vàng, ngâm 4-8 giờ là khỏi, 12 giờ sau là khô và bong những chỗ bị hoại tử đi (Trùng thành dược nghiên cứu 11, 1986).
3. Trích dẫn y văn
> Trịnh Tâm Như nói: Ấm lạnh thất thường, không khí biến đổi nhanh chóng, giao kết uất chưng, lệ khí lưu hành, ăn ở không cẩn thận, ăn uống không dè dặt, thiên thời, nhân sự hai yếu tố đó tác dụng đến thì không khỏi bị tật bệnh xâm nhập, nếu muốn bảo đảm khoẻ mạnh, thì đã có ‘Hoắc hương chính khí tán’. Hoắc hương thơm cay ôn, thuận khí mà tuyên thông trong ngoài, điều hoà trung tiêu mà chỉ thổ tả, hay trừ ác khí mà giải biểu lý, cho nên dùng làm quân. Biểu lý lẫn lộn, trên dưới rối loạn mà chính khí hư, cho nên dùng Linh, Truật, Cam thảo kiện Tỳ, bồi bổ trung tiêu làm thần, giúp chính khí thông điều thì tà khí tự trừ. Lại có Tô, Chỉ, Cát cánh tán hàn, thông lợi cách mạc, làm tá để phát tán biểu tà; Phác, Phúc, ‘Nhị trần’ tiêu đầy trừ đờm làm tá để sơ thông lý khí, lại thêm Khương Táo làm sứ để điều hoà dinh vệ thì biểu lý hoà hoãn, sức khoẻ hồi phục (Thực dụng phương tễ học).
> Thấp ôn mói cảm, tà khí lưu trú ở phần khí, hình thành hiện tượng lấn át nhiệt phục, nếu chỉ dùng vị thuốc đắng cay, ấm ráo để hoá thấp, thì nhiệt càng đốt mạnh, hoặc chỉ dùng thuốc đắng hàn để bẻ gẫy thấp nhiệt, thì thấp vẫn không trừ được, cho nên dùng những vị thơm, đắng cay, nhẹ, nhạt, thấm, lưu thông khí cơ, làm cho khí của tam tiêu thông lợi, thấp nhiệt phân hoá mà tiêu hết, nhất là trường hợp thấp nặng hơn nhiệt thì càng thích hợp. Chứng thử ôn nhiệt thấp cũng dùng bài này theo cách biện chứng như trên (Thượng Hải phương tễ học).
Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân
Xem thêm: