Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Ngũ gia bì hay Tam già bì Còn gọi: Ngũ gia ba lá (Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam). Bạch lạc, tam diệp ngũ gia, nga chưởng lặc, thích tam giáp, ngũ gia bì, thích ngũ gia (Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục). Bạch lặc căn (Sinh thảo dược tính bị yếu). Thổ tam gia bì, tam gia bì (Quảng Tây dược thực danh lục). Tam giáp bì (Tứ Xuyên trung được chí). Thích tam gia, khở thích đầu (Quý Châu dân gian được vật), và còn nhiều tên khác.

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dung: Ngũ gia bì (cortex acanthopanacis) là vỏ rễ phơi khô của cây ngũ gia bì vì lá có 5 lá chét nên gọi ngũ, ngũ là 5. Bì là vỏ, nhưng cây này chỉ có 3 lá chùm nên gọi ngũ gia bì ba lá, tức cây họ ngũ gia bì mà chỉ có 3 lá chét.

Thu hai và bào chế: Ngũ gia bì có thể thu hái quanh năm. Nhưng một số nơi thu hái vào mùa hạ hoặc mùa thu. Cách bào chế biến đơn giản nhất là loại bỏ tạp chất, rửa sạch đất cát, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng với rễ nhỏ, rồi phơi hoặc sao khô.

+ Đông Dược Học Thiết Yếu. Cách dùng Bóc vỏ rửa sạch, phơi khô trong râm. Dùng sống hoặc rửa rượu rồi sao

Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh mối mọt ẩm mốc.

2. Tác dụng dược lý theo Tây y

– Có tác dụng chống mệt mỏi tốt .

– Có tác dụng tăng sức chịu đựng đối với thiếu oxy; nhiệt độ cao; điều tiết nội tiết, hồng bạch cầu và huyết áp; chống phóng xạ, giải độc.

– Thuốc có tác dụng chống lão suy, tăng thể lực và trí lực; tăng chức năng tuyến sinh dục và quá trình đồng hóa; tăng quá trình chuyển hóa và thúc đẩy tái sinh các cơ quan.

– Có tác dụng an thần rõ do có thể cân bằng 2 quá trình ức chế và hưng phấn của trung khu thần kinh

– Tăng cường miễn dịch; tăng khả năng thực bào đồng thời tăng nhanh sự hình thành kháng thể

– Ngoài ra Ngũ gia bì còn có tác dụng kháng virus, kháng tế bào ung thư, điều chỉnh miễn dịch; kháng viêm đối với cả viêm cấp và mạn tính; giảm cơn ho suyễn; cầm ho.

Vị thuốc ngũ gia bì

3. Vị thuốc Ngũ gia bì theo Đông y

3.1  Tính vị, quy kinh

– Tính vị: Đắng cay, mát. 

+ Điền nam bản thảo: Tính ấm, vị đắng cay. 

+ Sinh thảo dược tính bị yếu: Vị đắng cay, tính hơi lạnh.

+ Thảo mộc tiện phương: Ngọt cay hơi lạnh. 

– Về kinh: Vào gan, phổi, thận, vị. 

3.2 Công dụng chủ trị

Thanh nhiệt giải độc, trừ phong lợi thấp, thư ruỗi gân hoạt huyết, trị cảm mạo sốt cao, ho đờm dính máu, viêm khớp kiểu phong thấp, hoàng đản, ra khí hư, đường niệu kết sỏi, vấp ngã đánh đập tổn thương, sưng vảy lở loét.

+ Điền Nam bản thảo: Tri eo lưng đầu gối nhức đau, sán khí, gân cốt co rút, trẻ con chân mềm yếu,

+ Sinh thảo dược tính bị yếu: Rễ cùng với bành kỳ cúc giã nhừ đắp lở loét, rửa chân rạn nứt loét.

+ Bản thảo cầu nguyên: Ngừng ho nhiệt. 

+ Thảo mộc tiện phương: Trừ phong thấp trị gân cốt co rút, eo lưng đầu gối lao thương, tan máu ứ vấp ngã.

+ Phân loại thảo dược tính: Trị ra khí hư phong thấp tê ngứa (ma mộc).

+ Thiên bảo bản thảo: Trị đau đầu do phong cả đầu nửa đầu.

+ Tứ Xuyên trung được chí: Đồ đánh chém bị thương

+ Quảng Châu bộ đội “Thường dụng trung thảo dược thủ san”: Thanh nhiệt giải độc trừ phong trừ thấp, trị cảm mạo sốt cao đau xương, ho hắng, ngực đau, viêm khớp kiểu phong thấp, đau thần kinh hông, kết sỏi đường niệu

+ Quý Châu thảo dược: Thư ruỗi gân, hoạt huyết, khu phong trừ thấp, lý khí bình suyễn, ngừng ho.

+ Quảng Tây trung thảo dược: Tan ứ ngừng đau trị vấp ngã đập đánh tổn thương, xương gây, có chém, vảy sưng lở loét.

3.3 Liều dùng và kiêng kỵ

* Cách dùng lượng dùng:

+ Uống trong: Sắc uống 0,5 – 1 lạng, hoặc ngâm rượu.

+ Dùng ngoài: Sắc nước rửa, nghiền nhỏ đổ đắp hoặc rắc xoa.

* Kiêng kỵ:

Mân Đông bản thảo: Đàn bà có mang kiêng dùng.

4. Phương thuốc chọn lọc có Ngũ gia bì

1) Trị trai gái chân tay tê ngứa, eo lưng đầu gối mềm yếu, gân cốt nhức đầu, tứ chi vô lực, đờm hóa khí thấp:

Đậu đen sao (tẩm nước tiểu trẻ 7 lần, nấu kỹ dùng càng tốt). Đương quy, trần bì, ngũ gia bì lượng bằng nhau. Lúa tẻ sao rượu 1 nắm cùng sắc uống. (Điền Nam bản thảo).

2) Trị phong thấp lao thương: Vỏ rễ ngũ gia ba lá 5 – cân, sắc nước uống. . (Quý Châu dân gian được bật). 

3) Trị khớp thấp nhiệt sưng đau:

Rễ gia bì ba lá khô 1 – 3 lang hoặc thêm cá mực khô 2 con, rượu nước hầm chín uống. Khớp tay đau thêm rễ trường điện tử châu tươi 2 lạng; khớp chân đau thêm rễ ngưu tất tươi một lạng, eo lưng đau thêm rễ nam sà đằng tươi 1 lạng. (Phúc Kiến trung thảo dược).

4) Trị phong thấp vấp ngã đánh đập:  Rễ ngũ gia 3 lá 1 – 2 lạng sắc nước hoặc ngâm rượu uống. (Quảng Tây trung thảo dược): 

5) Trị vấp ngã đánh đập tổn thương: Vỏ rễ ngũ gia 3 lá giã dập hòa rượu đắp. (Giang Tây thảo dược thủ san)

6) Trị xương gãy: Vỏ rễ ngũ gia ba lá giã nhừ hòa rượu, nhỏ lửa sao nóng đắp chỗ đau. (Quý Châu dân gian được bật) 

7) Trị dương hoàng: Rễ gia bì bà lá 4 lang. Rễ củ lú bú tươi trắng 2 lạng, đường phèn 5 đồng cân sắc uống. (Phúc Kiến trung thảo dược) 

8) Trị lao thương nôn máu cùng tâm khí đau:

Rễ  gia bì 3 lá 3 đồng cân Ngưu tất 3 đồng cân
Chu sa liên 3 đồng cân Tiểu huyết đằng 3 đồng cân

Nấu với rượu 1/2 cân. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 đồng cân – 1 lạng. (Quý Châu thảo dược) 

9) Trị eo lưng đau: Rễ bạch lặc 3 lạng, Ô tặc khô 2 cái. Rượu nước đều một nửa sắc uống. (Phúc Kiến dân gian thảo dược).

10) Trị ho hắng hen suyễn: Rễ tam gia 5 đồng cân, Đảo sinh căn 5 đồng cân, quỳ hoa can tầm 5 đồng cân. Sắc nước uống. (Quý Châu dân gian thảo dược) 

11) Trị ho trong đờm dính máu: Rễ ngũ gia 3 lá, cửu trùng cắn, quả thương diệp, yêm kê vĩ, bạch cập đều 3 đồng cân. Sắc nước uống. (Quý Châu dân gian được vật) 

12) Trị đinh nhọt lở loét: Rễ bạch lặc 1 – 2 lạng sắc nước uống; ngoài ra lấy 1 nắm lá hòa trộn mật giã nhừ đắp ngoài. (Phúc Kiến dân gian thảo dược) 

13) Trị bối hoa sương: Tam gia, tử hoa địa đinh, kim anh tử diệp, bồ phục cận cùng gia nhừ, đắp chỗ đau. (Giang Tây thảo dược thủ san) 

14) Trị ung vú:  Rễ bạch lặc 1 – 2 lạng, châm chước thêm hồng thư sao rượu sắc uống. (Phúc Kiến dân gian thảo dược)

15) Trị ra khí hư, kinh nguyệt khó khăn: Tam gia 3 đ.cân Ngưu tất 2 đ.cân sắc nước uống. (Giang Tây thảo dược thủ san)

16) Trị trẻ chậm biết đi: Ngũ gia bì chân chim, Mộc qua, Ngưu tất các vị lượng bằng nhau, tán bột mịn, mỗi ngày uống 4g nước cơm điều uống.

17) Trị Phù thũng do thiếu vitamin B1 và suy thận 

Ngũ gia bì chân chim 16g Hoàng kỳ sống 12g
Phục linh 12g
Quế chi 8g
Phòng kỷ 10g
Đăng tâm 4g
Đại phúc bì 6g
cam thảo 6g
Sinh khương 4g

Sắc uống ngày một thang.

18) Chữa bệnh cước khí: Ngũ gia bì chân chim, Lõi thông, Binh lang (hạt cau), Củ gấu, Tử tô, Chỉ xác, Ké đầu ngựa mỗi vị 8 16g sắc nước uống ngày thang.

19) Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp: Ngũ gia bì chân chim 20g, Dây đau xương 15g, Ngưu tất 15g. Sắc uống ngày một thang.

20) Chữa chứng ngứa da, chân tay tê buốt, sưng đau: 

Ngũ gia bì Bạch chỉ
Hy thiêm thảo Rễ gấc
Tỳ giải  Thổ phục linh

Các vị lượng bằng nhau, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày một thang.

21) Rượu ngũ gia bì mạnh gân xương: Ngũ gia bì chân chim 180g, rượu 1000ml. Ngâm sau 20 ngày là dùng được, mỗi lần 15 – 30ml, ngày uống 2 lần,  trong bữa cơm.

Kinh nghiệm của dân gian khi thay đổi môi trường sống, nhất là người sống ở vùng đồng bằng chuyển đến vùng “rng sâu nước độc”, hoặc người miền núi chuyển xuống miền đồng bằng. Người ta dùng ngũ gia bì chân chim tán bột mịn, ngày uống 3 lần / mỗi lần 6g với nước ấm hoặc một ít rượu để chiêu thuốc.

Nguồn: Tổng hợp/ Có sử dụng tài liệu của L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm