Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Ké đầu ngựa (Thương nhĩ tử)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Ké đầu ngựa còn được gọi với tên Thương nhĩ tử (Trung Quốc), phắt ma (Thổ).

– Tên cổ trong sách cổ:

Ngưu sắt tử (Quý Châu dân gian phương được tập). Hỗ tẩm tử (Dược tài tư liệu vựng biên). Xương lang chủng, miên đường làng (Giang Tô thực dược chí). Thương tử, hồ thương tử (Đông Bắc thực dược chí). Ngã sắt tử (Quảng Tây Trung được chí. Thương khóa tử, thương nhĩ tật lê (Hiệp Tây Trung thảo dược). Địa quỳ tử (Bản kinh). Thường tư, thái tả, dương phụ lại tử, quyển nhĩ tử (Thị kinh). Nhĩ đương (Thi sơ). Trư nhĩ tử, khát khởi thảo tử, giã già, kiêm ty thảo tử (Cương mục). Đạo nhân đầu (Đồ kinh). Tiến hiện thái tử (Ký sự châu). Dương thảo tử, hồ tẩm tử. giã lạc tô, kiêm lục thái tử, thổ xất cổ cá lý (Hòa hán dược khảo).

Tên gọi khoa học: Xanthium strumarium L

Họ: Cúc – Asteraceae

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng làm thuốc: Quả của cây Ké đầu ngựa .

+ Ở Trung quốc người ta dùng quả của loài Xanthium sibiricum Patrin gọi là Thương nhĩ.

+ Ở Ấn độ người ta dùng quả của loài Xanthium strumarium L.

+Ở Việt Nam cây này được dùng với tên Ké đầu ngựa.(Sách cây cỏ Việt Nam 1993)

Thu hái bào chế: Thu hái vào lúc quả đã chín lúc khoảng tháng 8-9. Loại bỏ tạp chất, cắt hay đốt cho sạch gai, sau đó phơi nắng cho khô. Một cách khác là sao nhỏ lửa đến sắc vàng, lấy ra để nguội dùng.

  • Cao thương nhĩ

Toàn cây phơi khô thái nhỏ, đem nấu với nước cho cô đặc thành cao lỏng. Để nguội, cho vào chai thủy tinh để bảo quản dùng dần. Uống với nước ấm. Liều dùng 6-8g cao mềm/ngày. Liệu trình 20-30 ngày.

  • Hoàn thương nhĩ

Dùng toàn cây bỏ rễ cắt khúcrửa sạch. Cho dược liệu vào nồi đổ ngập nước, sắc trong 60 phút. Gạn nước ra, tiếp tục đổ nước nấu lần 2. Trộn chung nước sắc ở cả hai lần với nhau, rồi nấu trên lửa nhỏ cho cô đặc thành cao lỏng. Thêm bột trộn đều, làm hoàn viên. Liều dùng ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-20g.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh mối mọt ẩm mốc.

2. Tác dụng dược lý của cây Ké đầu ngựa

– Ké đầu ngựa chữ Hán gọi xương (hoặc thương) nhĩ tử có độc. Qua phân tích dầu ké đầu ngựa thì không rõ ràng là có độc tính, nhưng phân tích từ ké ngâm sắc đặc thì độc tính lại rất lớn, từ thuốc ngâm rồi sắc phân tích thì có một loại glucozit, có thể là thành phần độc tính chủ yếu của ké đầu ngựa. Bã thuốc sau khi đã ngâm nước đun thì tính độc giảm ít, hoặc không có độc tính.

– Chuột nhỏ 1 lần tiêm vào khoang bụng một nửa liều lượng chết là 0,93g/kg thân thể động vật, chuột lớn chuột nhỏ, chuột bạch, thỏ nhà tiêm thuốc với 1/2 liều chết tùy theo con vật nặng nhẹ khác nhau thì cơ bản biểu hiện trúng độc giống nhau, như hoạt động giảm ít, đối với ngoại giới kích thích phản ứng trì độn chậm chạp, thở hít không có quy tắc, trước lúc chết thở hít cực độ khó khăn, kiêm có quắp có phát từng trận.

– Kiểm tra tổ chức học bệnh lý, phát hiện thấy các tạng khí chủ yếu bị tổn hại của các loại độc vật sau khi bị trúng độc, trừ sai khác về trình độ ra, cơ bản bệnh biến là giống nhau. Tạng can thoái hóa hoặc hoại tử; tạng thận lớp vỏ trên khúc quản, trong xoang ống có dạng ống lòng trắng trứng. Phổi và não bị xung huyết, thủy thũng, tạng tấm sưng đục nhẹ. Trong đó tạng can tổn hại rất nghiêm trọng, cùng với carbon tetrachloride tổn hại tương tự, cho nên cho rằng nguyên nhân chủ yếu trúng độc của nhân hạt ké ngâm sắc là tạng can bị hoại tử, tiếp đến tổ chức não bị thủy thũng (phù nước) gây ra kinh sợ quyết lạnh, có thể đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra tử vong. Phenergan, (promethazine) đối với thỏ nhà, chuột lang bị trúng độc có hiệu quả trị liệu dự phòng. Phospholipid (phosphatid, Tetrachloromethane) tức lân chư di – methionine (tức giáp lưu an cơ toan); Cystine (tức quang an toàn); sinh tố C, sinh tố K3, sinh tố B12; Benadryl (dyphenhydramine, benzhydramine) tức Bản hải la minh; aminophylline (an trà kiềm) hoặc đường glucoza cũng có hiệu quả nhất định. Strychnine (thổ địch ninh) đối thủ nhà chữa cũng có hiệu quả nhất định. Atropine, Coramine (nikethamide), chlorpromazine (wintermin), Barbital, noradrenaline đều không công hiệu. Cũng có người cho rằng: Sau khi động vật trúng độc thì phát sinh từng trận (kinh quyết) dữ dội cùng với loại vật chất glucozit hàm chứa trong quá ké đầu ngựa, khiến đường huyết rõ rệt giáng thấp có quan hệ, tiệm lượng lớn đường glucose có thể hoãn giải chứng (kinh quyết) đồng thời kéo dài mệnh sống. Côn thuốc do xương nhĩ tử làm nên có thể tăng cường vận động hô hấp cho ếch, lượng lớn thì ức chế hô hấp. Thuốc sắc ké đầu ngựa bội bề ngoài cơ thể, có tác dụng ức chế khuẩn loại cầu khuẩn Staphylococcus, còn chất acetone (tính đồng hoặc alcohol (ethanol) bôi ngoài cơ thể có tác dụng ức chế khuẩn Trichophyton – purpuratum hoặc Trichophyton rubrum (hồng sắc phát tiên lan).

3. Vị thuốc Ké đầu ngựa theo Đông y

3.1  Tính vị, quy kinh

– Tính vị: Ngọt, ấm, có độc. 

+ Bản kinh: Vị ngọt, ấm. 

+ Biệt lục: Đắng:

+ Phẩm vựng tinh yếu bảo: Vị đắng ngọt, tính ấm, có độc nhỏ.

– Qui kinh. Vào kinh can phế.

+ Lôi Công bào chế dược tính giải: Vào kinh phế.

+ Ngọc thu dược giải: Vào kinh túc quyết âm can.

+ Bản thảo cầu chân: Vào kinh can, tỳ.

+ Hội ước y kính: Vào 2 kinh can thận.

3.2 Công năng chủ trị

Công dụng: Tan phong, ngừng đau, trừ thấp, sát trùng.

Chủ trị: Trị phong hàn váng đầu, mũi chảy nước mũi đục, răng đau, phong hàn thấp tý, tứ chi co rút đau, ghẻ hủi, ngứa gãi.

+ Bản thảo mông thuyên: Ngừng đầu đau khéo thông lên đỉnh đầu, truy phong độc vào xương tủy, giết trùng cam trùng thấp.

+ Bản kinh: Chủ phong đầu đau lạnh, phong thấp khắp mình, tứ chi co rút đau, trị thịt thối cơ chết.

+ Bản thảo thập di: Tắm rượu trừ phong, bổ ích. 

+ Nhật hoa tử bản thảo: Trị các loại phong khí, điều chặt tủy, ấm eo lưng chân, trị hạch ngừa, cùng ngứa gãi.

+ Bản thảo chính: Trị tự uyên. 

+ Bản thảo bị yếu: Giải phát hãn, tan phong thấp trên thông đỉnh não, dưới thông hành chân gối, ngoài dẫn ra bị phu. Trị đầu đau, mắt tối, răng đau, tỵ uyên, bỏ gại.

+ Ngọc thụ được giải: Tiêu sưng, mở tỷ tắc, tiết phong, trừ thấp. Trị ghẻ, lịch tiết phong, gãi ngứa, ẩn chẩn. .

+ Yếu dược phân tễ: Trị mũi có thịt thừa (polip). 

+ Hội ước y kính: Chữa mọi trĩ. 

+ Bản thảo tái tân: Trị mắt đau.

+ Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục:

Xương Nhĩ: Xanthium sibiricum pa widder.

Biệt danh: Xương nhĩ tử. 

Bộ phận dùng: Toàn cây, quả, rễ. 

Tính vị: Quả: Ngọt, hơi đắng, ấm, có độc nhỏ.

Công dụng: Toàn cây, quả: 

Trừ phong, giải biểu, thông khiếu, ngừng họ, bình suyễn thẩm thấp; trị phong hàn cảm mạo, cao huyết áp, hoàng đản, tai ù, sây sâm, Viêm mũi, bệnh lý, viêm ruột, viêm cổ tử cung, đau phong thấp tý, tháp chấn, phong chẩn, viêm thận thận cấp.

Rễ: Trị cao huyết áp. 

3.3 Liều dùng và kiêng kỵ

* Lượng dùng: 6 – 8 gam (1,5 – 2 đồng cân).

* Kiêng kỵ: Nếu không có tà phong nhiệt thì cấm dùng, kiêng thịt lợn + ngựa nước gạo, người hư yếu chí: dùng (TQDHĐTĐ).

+ Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục:

* Lượng dùng cách dùng: Sắc uống: 1,5 – 3 đồng cân. Hoặc tán bột, viên. 

* Kiêng kỵ: .. Huyết hư váng đầu, đau tý kỵ. 

1) Đường bản thảo: Kỵ thịt lợn, thịt ngựa, nước gạo. 

2) Bản thảo tòng tân: Tan khí hao huyết, người hư chớ uống.

thuong-nhi-tu

4. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị mọi phong sây sẩm, hoặc đầu não công đau. Nhân hạt ké 3 lạng, Thiên ma 3 đồng cần, Bạch cúc hoa 3 đồng cân. (Bản thảo Đựng ngôn)

2) Trừ phong thấp tý, tứ chi có rút các loại phong khí: Thương nhĩ tử 3 lạng, giã nhỏ, nước 1,5 lít sắc còn 7 hợp bỏ bã uống. (Thực y tâm kính).

3) Trị đại ma phong. Xương truật 1 cân, Thương nhĩ tử 3 lạng đều nghiền nhỏ, cơm làm viên mỗi lần 2 đồng cân. Kiêng phòng sự 3 tháng. (Động thiên áo chỉ). 

4) Trị ghẻ hủi (giới lãi). Tiêu phong tan độc: Xương nhĩ tử sao cùng thịt hến ăn. (Sinh thảo dược tính bị yêu) 

5) Trị đàn bà phong gãi ẩn chẩn, mình ngứa không ngừng: Hoa ké đầu ngựa, lá ké đầu ngựa, quả ké đầu ngựa lượng bằng nhau, giã nhừ nghiền nhỏ. Mỗi lần dùng nước ngâm đậu điều uống 2 động cân. (Thánh huệ phương)

6) Trị mũi chảy nước mũi không ngừng:

Tân di 1/2 lạng, Thương nhĩ tử 2,5 đ.cân
Hương bạch chỉ 1 lạng Lá bạc hà 1/2 đ.cân

Đều cùng phơi khô, nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 2 đồng cân, dùng hành, trà trong, sau bữa ăn điều uống. (Tế sinh phương – Thương nhĩ tán)

7) Trị mắt tối tại ù: Xương nhĩ tử 1/2 phân, giã nhừ, lấy nước 2 lít hòa lọc lấy nước, trộn Ngạnh mễ 1/2 lạng nấu cháo ăn, hoặc tán bột sắc uống. (Cháo xương nhĩ tử -Thánh huệ phương)

8) Trị răng đau sưng: Xương nhĩ tử 5 tháng, lấy nước 1 đấu, nấu lấy 5 tháng, lúc nóng ngậm, nguội thì nhổ, nhổ lại ngậm, không quá 1 tễ khỏi, thêm ít muối.

9) Trị đinh sương ác độc: Xương nhĩ tửu: Xương nhĩ tử 5 đồng cân, sao qua nghiền nhỏ, rượu ngon điều uống. Đồng thời dùng lòng trắng trứng gà đồ chỗ đau, ngòi đinh nhổ ra. (Kinh nghiệm quảng tập)

10) Trị sốt rét lâu không khỏi. Xương nhĩ tử hoặc rễ dọc cũng được, sấy khô nghiền nhỏ, rượu hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30 viên, ngày 2 lần uống. Ké đầu ngựa tươi giã điều uống cũng được..

11) Trị thủy thủng bụng to, tiểu tiện không lợi, tro xương nhĩ tử, bột đình lịch lượng bằng nhau. Mỗi lần uống 2 đồng cân, nước điều uống ngày 2 lần. (Thiên kim, lượng phương) 

12) Trị tụ uyên chảy nước mũi. Xương nhĩ tử sao, nghiền nhỏ, mỗi lần nước sôi điều uống 1 – 2 đồng cân. (Chứng trị yếu quyết phương)

13) Trị nghiện rượu không ngừng. Xương nhĩ tử 7 quả, sao cháy, cho vào trong rượu uống thì không nghiện nữa. (Trần Tàng Khí phương) 

14) Trị viêm mũi xoang

 Thương nhĩ tử 8g Tân di hoa 15g
Bạch chỉ 30g Bạc hà 3g

Các vị thuốc tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g. Có thể dùng nước sắc lá chè và hành để chiêu thuốc.

15) Trị viêm đường tiết niệu

 Thương nhĩ tử 15g Nhẫn đông hoa 15g
bòng bong 20g Xa tiền 20g

Sắc uống ngày một thang. Uống liền 5-7 ngày.

16) Trị chứng mẩn ngứa, nổi mề đay 

Thương nhĩ tử 15g sinh địa 30g
Bạc hà 12g Sắc uống

17) Trị đau răng: Thương nhĩ tử sắc lấy nước đặc xúc miệng, liên tục nhiều lần trong ngày.

5. Lâm sàng đúc kết

1) Chữa eo lưng chân đau

Đem xương nhĩ tử chế thành 30% thuốc tiêm mỗi lần dùng 2 – 4ml tiêm vào điểm đau, cách ngày tiêm 1 lần, 10 lần là một liệu trình.

Dùng chữa vùng eo lưng bị tổn thương, cơ eo lưng bị lao tổn, đau thần kinh hông, viêm đốt sống thắt lưng kiểu phì đại, đốt sống thắt lưng rạn ngầm, dẫn đến eo lưng chân đau gồm 163 giường, tổng hiệu suất đạt 89%, thu công hiệu nhanh nhất là sau 1 lần châm là giảm nhẹ.

nói chung từ 3 – 5 lần là thu công. Đối với vùng eo lưng tổn thương cấp tính, hoặc cơ eo lưng lao tổn, chữa kết quả tương đối tốt, nhưng xương cùng rạn ngầm (ẩn liệt) cùng với viêm đeo chùy đốt sống thắt lưng kiểu phì đại dẫn đến eo lưng đau thì không kết quả, hoặc không ổn định. 

2) Chữa viêm mũi

Kiểu phản ứng do biến đổi trạng thái. Sau khi dùng thuốc đa số bệnh nhân chứng trạng tiêu tan hoặc được cải thiện, hoặc giảm ít dấy cơn. Niêm mạc xoang mũi trừ thiểu số từ xanh trắng biến thành xung huyết độ nhẹ ra thì đa số chưa phát hiện biến hóa rõ rệt. Cách dùng:

Quả ké đầu ngựa sấy thành sắc nâu màu lá cọ, nghiền bột, mỗi lần 3 – 5g ngày 3 lần, liền uống 2 tuần. Hoặc đem bột nhỏ cùng mật ong hỗn hợp chế thành viên, (mỗi viên ước bột 3g). Mỗi lần uống 1 – 2 viên, ngày 3 lần, uống liền 2 tuần, lúc cần thiết có thể uống 3 tuần đến 2 tháng. Cũng có thể đem thuốc bột dùng cồn ngâm rồi dập thành phiến, (mỗi phiến tương đương trên dưới 1,5 gam) mỗi lần uống 2 phiến, mỗi ngày 3 lần, liền uống trên dưới 2 tuần. Thiểu số bệnh nhân sau khi uống thuốc có đau bụng đi tả nhẹ, bụng chướng đau cùng đau đầu nhẹ, toàn thân yếu ớt (vô lực). 

3) Chữa viêm mũi mãn tính. 

Lấy ké đầu ngựa 30 – 40 quả, nhẹ nhàng bóc vỏ cho vào trong chén nhôm nhỏ sạch sẽ, thêm 1 lạng dầu vừng lửa đun vừa phải, bỏ ké, đợi lạnh để vào trong bình con đợi dùng. Lúc dùng lấy bông thấm nước dầu thuốc đổ vào xoang mũi, ngày 2 – 3 lần, 2 tuần là một liệu trình. Chữa 207 giường, trừ 3 giường không công hiệu, Trừ 12 giường chưa kiên trì chữa bệnh ra còn tất cả đều khỏi, chứng trạng lâm sàng hoàn toàn tiêu mất. Thời gian dài nhất là 3 năm chưa thấy phát trở lại.

4) Chữa bệnh sốt rét

Ké đầu ngựa tươi 3 lạng. Rửa sạch giã nhừ, thêm nước sắc 15 phút, bỏ bã, đánh vào dịch thuốc 2 – 3 quả trứng gà nấu chín. Trước khi bệnh sốt rét phát cơn, trứng cùng dịch thuốc 1 lần cùng uống. Một lần uống chưa khỏi, có thể làm như trên 1 lần nữa mà uống.

5) Chữa viêm tuyến tại

Ké đầu ngựa thêm nước sắc uống, ngày 4 lần, uống liền 3 ngày, trẻ mới sinh mỗi ngày 1 động cân, từ 1 – 2 tuổi, uống 1,5 đồng cân, sau đó cứ thêm 2 tuổi thì thêm 1,5 đồng cân, trên 14 tuổi 1 – 1,5 lạng, nói chung chứng nhẹ uống 2 – 3 ngày là có thể chứng nặng có thể phối hợp đắp vùng đau lá thân cây ké đầu ngựa. Nếu có hợp chứng khác thì thêm cách xử lý khác điều trị..

6) Chữa lở loét chi dưới

Xương nhĩ tử sao vàng nghiền nhỏ 2 – 4 lạng, mỡ lợn sống 4 – 6 lạng cùng giã nhừ. Lúc dùng trước lấy nước vôi trong rửa sạch miệng vết thương, để khô bôi thuốc cao lên, bên ngoài bằng lại. Mùa đông 5 – 7 ngày, mùa hạ 3 ngày thay băng đắp miếng khác.

7) Trúng độc

Ăn ké trúng độc có chứng đầu xay xẩm, đầu đau, lưỡi hoạt động, kém ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, đi tả, hoặc phát sốt, mặt rộng đỏ, kết mạc xung huyết, tầm ma chẩn v.v…

Nặng hơn có thể xuất hiện phiền táo không yên, hoặc suốt ngày trầm lặng mờ mịt thích ngủ, tiến tới hôn mê co quắp, tim đập quá nhanh, huyết áp tăng cao, hoàng đản, gan sưng đỏ, công năng gan bị tổn hại, ra máu, nước tiểu thường thay đổi hoặc ít đi tiểu, mắt mặt phù sưng… Đó là do hệ thống trung khu thần kinh, hệ thống tâm huyết quản và tạng gan tạng thận bị tổn hại sinh ra, nếu kịp thời tiến hành điều trị bằng phương pháp hữu hiệu, đa số hồi phục nhanh chóng. Thiếu số trúng độc nặng cấp cứu không kịp thời thì có thể do tế bào gan lượng lớn bị hoại tử, dẫn đến hôn mê gan, cùng công năng thận suy kiệt, hoặc hô hấp suy kiệt mà chết..

6. Lời bàn của các nhà y

1) Bản thảo đựng ngôn:

Xương nhĩ tử thông điên đỉnh, là thuốc trừ phong thấp vậy, ngọt có thể ích máu, đắng có thể ráo thấp, ấm có thể thông sướng, cho nên mọi bệnh phong thấp trên, giữa, dưới toàn thân không thể thiếu được vậy.

2) Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật

Xương nhĩ, bộ vị có độc toàn cây, nhưng quả là rất độc, lá tươi độc hơn khô, lá non độc hơn lá già.

Phương pháp cứu giải trúng độc

Người trúng độc nhẹ cần tạm thời đình chỉ ăn uống vài giờ đến 1 ngày, trong thời gian ấy khát nước đường nhiều. Người bị nặng cần sớm rửa dạ dày, đồng thời dùng 2% nước muối sinh lý cho rót vào ruột, và tiêm 25% dịch đường glucose, thêm tiêm 500mg sinh tố C. Dự phòng xuất huyết có thể thêm tiêm vitamin K, lúc cần thiết nghĩ đến huyết tương, bảo hộ tạng gan có thể uống Choline citrate, tiêm bắp methionine, ăn uống loại thấp mỡ. Dân gian dùng Thang cam thảo lục đậu để giải độc.

3) Lê Hữu Trác Lĩnh Nam bản thảo có ghi:

Thương nhĩ tục gọi là cây ké. 

Ngọt ấm, hơi độc, trừ phong khí.

Lở da, tê thấp, quắp chân tay.

Sáng mắt, mát gan, bổ xương túy.

4) Sở da liễu Nam Xương Giang Tây dùng cao quả ké, chữa 22 trường hợp bệnh ngoài da kết quả khỏi hẳn 11, đỡ rõ rệt 8, có tiến bộ 3, không trường hợp nào không khỏi cả.

7. Phương chọn lọc rễ cây Ké đầu ngựa

1) Trị triển hầu tý phong. Rễ kế, củ gừng già giã nhỏ sắc nước uống cùng rượu. (Kinh nghiệm lương phương)

2) Trị đơn độc hỏa chạy trong người. Rễ ké cùng lá sắc nước, hun rửa chỗ sưng đỏ. (Quý dương thị bá phương nghiệm phương)

3) Trị cao huyết áp. Rễ kế 5 đồng cân – 1 lạng sắc nước uống. (Hiệp Tây trung thảo dược)

4) Trị viêm thân thủy thũng. Rễ xương nhĩ 1 lạng sắc uống hoặc phối hợp vị khác (Vân Nam Trung thảo dược)

5) Trị các loại nhọt sưng. Rễ kế 3,5 lạng, Ô mai 5 qua, Hành cả rễ 3 củ, Rượu 2 chung, sắc còn 1, uống nóng cho ra mồ hôi. (Bí truyền kinh nghiệm phương)

Nguồn: Tổng hợp – L/y Hy Lãn

Xem thêm: 

Bạn có thể quan tâm