Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Gọi tên: Vật phẩm này một dọc thẳng lên, không bị phong di chuyển, cho nên gọi Độc hoạt. Vị thuốc Độc hoạt có tên cô trong sách cổ là: Phương thanh, Hộ tiên sứ giả (Bản kinh); Độc dao thảo (Biệt lục); Hồ vương sứ giả (Ngô phổ); Trường sinh thảo (Cương mục); Độc hoạt, Thiên danh tinh, Sơn tiền độc hoạt, Địa đầu ất hộ ấp (Hòa hán dược khảo).

Tên khoa hoc: Angelica laxiflora Diels, Angelica megraphylla Diels.

Họ khoa học: Họ Hoa Tán (Apiaceae).

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận làm thuốc: Độc hoạt là thân rễ và rễ phơi khô của cây Độc hoạt (Radix Angelicae Tuhuo).

Mô tả dược liệu:

Vị Độc hoạt có hình trụ tròn, trên to dưới nhỏ, đỉnh trên còn ít gốc hoặc lõm xuống, đầu dưới có phân nhánh, dài khoảng 10 – 20cm, đường kinh rễ khoảng 3,3cm. Mặt ngoài mầu nâu vàng hoặc mầu nau, phần đầu rễ có nhiều vân nhăn ngang, có nốt nhỏ mọc ngang lồi lên và vết sẹo nhỏ hơi nổi lên.

Thân đặc chắc, cắt ra có thể thấy nhiều chấm dầu mầu nâu rải rác hoặc xếp thành vòng chung quanh mép mầu trắng. Ở trong có những vòng mầu nâu, chính giữa mầu nâu tro. Độc họa có mùi hơi hắc, vị đắng cay, nếm hơi tê lưỡi (Trung Dược Học).

Thu hái: Thu hoặc về mùa thu khi lá đã khô, hoặc đầu mùa xuân khi cây bắt đầu ra lá non.  

Bào chế: 

+ Lôi Công Bào Chích Luận: Thái nhỏ, lấy Dâm dương hoắc trộn lẫn vào, ủ kín trong 2 ngày, phơi khô rồi bỏ Dâm dương hoắc đi, để dùng cho khỏi xót ruột .

+ Bản Thảo Cương Mục: Khi dùng cạo bỏ lớp vỏ hoặc sấy khô để dùng .

+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Hiện nay thì sau khi thu hái, phơi khô, khi dùng rửa sạch để ráo nước bào mỏng phơi khô trong râm mát. Không cần sao tẩm gì cả .

Bảo quản: Độc hoạt hay tiết tinh dầu nên chú ý tránh ẩm mốc và sâu mọt.

Cách dùng: Có thể cùng thuốc khác cùng sắc uống, hoặc ngâm rượu, hoặc nghiền nhỏ làm viên dùng.

2. Tác dụng dược lý theo Tây y

+ Thuốc có tác dụng giảm đau, an thần và kháng viêm rõ rệt .

+ Theo tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc thì Độc hoạt còn  có tác dụng ức chế trực khuẩn lao, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn mủ xanh, thương hàn, lỵ và phẩy khuẩn tả.

+ Thuốc nước và thuốc sắc Độc hoạt đều có tác dụng hạ áp rõ rệt nhưng thời gian ngắn.

+ Độc hoạt chích tĩnh mạch có tác dụng hưng phấn hô hấp.

+ Độc hoạt còn có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu trên ống nghiệm 

+ Độc hoạt có thành phần chống loét bao tử, đối với hồi tràng thỏ, thuốc có tác dụng chống co thắt

(Trung Dược Học).

Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương

Độc hoạt và chiết xuất rượu của nó ở mức 18 mg/kg/ngày có thể sửa chữa cấu trúc phospholipid màng ở các phần khác nhau của vỏ não và thể vân. Cũng như cải thiện hàm lượng IL-2 của chuột mô hình lão hóa và chống lại các gốc tự do và tổn thương viêm. Do đó cải thiện khả năng học tập và trí nhớ của chuột.

Tác dụng đối với hệ tim mạch

γ axit-aminobutyric trong Độc hoạt có thể điều trị một loạt các rối loạn nhịp tim thực nghiệm, với các hiệu ứng trên hoạt động thần kinh – cơ của chuột. Độc hoạt ức chế kết tập tiểu cầu và huyết khối tiểu cầu trong lưu thông máu.

vị thuốc Độc hoạt

3. Vị thuốc Độc hoạt theo Đông y

3.1  Tính vị, quy kinh

Tính vị: Đắng cay, hơi ấm

+ Bản Kinh: Vị đắng, tính bình .

+ Biệt Lục: Vị ngọt, hơi ôn, không độc.

+ Cảnh Nhạc Toàn Thư: Vị đắng, tính hơi mát .

+ Trung Dược Học: Vị cay, đắng, tính ôn.

+ Trung Dược Đại Từ Điển: Vị cay, đắng, tính ôn .

+ Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Vị cay, tính ấm.

– Quy kinh: Thận, bàng quang

+ Trung Dược Đại Từ Điển: Vào kinh Thận, Bàng quang.

+ Trân Châu Nang: Vào kinh túc Thiếu âm Thận, thủ Thiếu âm Tâm.

+ Dược Phẩm Hóa Nghĩa: Vào kinh Tâm, Can, Thận, Bàng quang.

+ Trung Dược Học: Vào kinh Can, Thận, Bàng quang .

+ Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Vào kinh Can, Thận .

3.2 Công dụng và chủ trị

– Công dụng: Quét phong nằm ẩn trong người, ráo hàn thấp, chuyên làm thuốc phong khí.

– Chủ trị:

+ Bản kinh: Phong hàn vào người, lở loét do vết đâm chém, ngừng đau, chữa chứng bôn đồn, động kinh, co quắp (điệt) con gái sán hà, uống lâu nhẹ mình quên già.

+ Biệt lục: Chữa mọi tặc phong, trăm khớp thống phong, không cần hỏi mắc bệnh lâu hay mới.

+ Trung Dược Học: Trừ phong thấp, chỉ thống, giải biểu. Trị chứng phong thấp tý thống, thiếu âm đầu thống, ngứa ngoài da do thấp, phong hàn biểu chứng.

+ Trung Dược Đại Từ Điển: Khứ phong, thắng thấp, tán hàn, chỉ thống. Trị phong hàn thấp tý, lưng gối đau, tay chân co rút, đau, khí quản viêm mạn, đầu đau, răng đau

+ Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Khư phong, thắng thấp. Trị phong thấp, phong hàn biểu chứng, đau thắt lưng đùi ().

+ Dược Tính Bản Thảo: Trị các loại phong thấp lạnh, hen suyễn, nghịch khí, da cơ ngứa khó chịuchân tay giật đau, lao tổn, phong độc đau.

3.3 Liều dùng và kiêng kỵ

* Lượng dùng: 8 phân – 1,5 đồng cân. (Lượng này quá ít, tôi đã dùng 8 – 16 gam).

* Kiêng kỵ: Người huyết hư mà không có tà thực phong hàn thì cấm dùng.

4 Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê, Lê Hữu Trác Dược phẩm vậng yếu nói về độc hoạt rằng:

Sắc vàng là tốt, kết cứng là đúng. Gió lay không động, không có gió tự dao, nên còn gọi “cỏ độc dao”. Vị ngọt, cay, đắng, tính ấm, không độc, khí vị đều bạc, phù (nổi) mà đi lên, thuộc dương vật. Thuốc phần khí dẫn kinh túc thiếu âm.

Chủ dùng:

Chữa cổ gáy khó quay trở, trăm khớp nhức đau, da dẻ ngứa ngáy, con gái bị sán, hà, bại liệt, thấp khớp, thuốc chủ yếu để thấu suốt khớp đốt vậy. Cho nên hai chân thấp tế không thể đi giầy, phải độc hoạt mới khỏi. Gió độc đau răng đầu quay cuồng mắt xay xẩm có nó mới lên. Đã trị phục phong lại thêm ráo thấp.

Hợp dùng: Cùng tế tân chữa được đầu phong của thiếu âm, và phục phong của tác thiếu âm

Xét: Độc hoạt là thuốc dẫn kinh vào biểu lý túc thiếu âm kinh, chuyên trị đầu phong cùng phục phong mà không trị kinh thái dương vậy. Đời xưa chia ra khương hoạt khí mạnh, trị thủy thấp du phong. Độc hoạt khí nhỏ mà thấp tính đi xuống trị thủy thấp phục phong.

Cho nên: Chân tê tắc chữa càng nghiệm. Khương hoạt khí trong, thông hành khí tan tà ở vinh vệ. Độc hoạt khí đục thông hành huyết mà nuôi khí của sinh vệ. Khương hoạt có Công phát biểu, độc hoạt có sức trợ giúp phần biểu.

2) Đời Thanh, Hoàng Cung Tủ bản thảo cầu chân cũng tựa ý trên, thêm rằng:

Khương hoạt thông hành thượng tiêu mà thông phần trên cơ thể, thì du phong sinh váng đầu, phong thấp gây khớp đốt đau nhức có thể trị. Độc hoạt thông hành ở hạ tiêu mà điều trị phía dưới cơ thể, nên phục phong gây váng đầu, hai chân thấp tý có thể trị. Hai hoạt cùng trị phong là cách dùng có khác cần phải biện rõ.

5. Phối hợp ứng dụng 

1) Một số bài thuốc trị khớp xương đau nhức xương khớp

Bài 1 Thang độc hoạt. Trị các khớp xương đau, nhức.

Độc hoạt 10g Đương quy 10g
Phòng phong 10g
Phục linh 6g 
Bạch thược 10g Hoàng kỳ 10g
Cát căn 10g
Đảng sâm 10g
Cam thảo 4g Can khương 4g
Phụ tử 4g
Đậu đen 10g

Nước 1000ml đun còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Bài 2: Phương tễ trứ danh: Thang độc hoạt tang ký sinh.

Độc hoạt 3 lạng Tang ký sinh 3 lạng
Tế tân 3 lạng
Tần giao 3 lạng
Quy thân 3 lạng  Bạch thược 3 lạng 
Sinh địa 3 lạng Xuyên khung 3 lạng
Quế tâm 3 lạng  Phục linh 3 lạng
 Đỗ trọng 3 lạng
Ngưu tất 3 lạng
 Đảng sâm 3 lạng  Cam thảo 3 lạng

Mười bốn vị trên giã thô, mỗi lần uống 4 đồng cần sắc uống (một phương có phòng phong).

Bài 3

Độc hoạt 12g Đỗ trọng 12g
Hy thiêm thảo 12g Phòng đảng sâm 12g
Hà thủ ô 12g Kim ngân hoa 12g
Kê huyết đằng 12g Thổ phục linh 12g
Cốt toái bổ 12g Cam thảo 4g
Can khương 4g Thục đia 12g
Xuyên khung 8g Quế chi 8g
Ngưu tất 8g Xuyên quy 12g
Sắc uống ngày 1 thang

(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)

Bài 3

Độc hoạt 12g Tần giao 12g
Phòng phong 12g Tế tân 4g

 Sắc uống.

Cũng có thề dùng Độc hoạt nửa cân nấu thành cao, mỗi lần uống một muỗng cà phê, ngày 2 lần với nước.

(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)

2) Trị phong nhiệt công lên trên gây sưng đau răng. 

Độc hoạt Sinh địa
Xích thược
Cam thảo
Mẫu đơn bì Thạch cao

Sắc uống

3) Trị các bệnh phong thấp, thấp nhiệt ở vùng dưới cơ thể.

Độc hoạt  Bạch truật
Xương truật Tần giao
Sinh địa
Ý dĩ nhân
Mộc qua Thạch hộc
Hoàng bá
Sắc uống

4) Trị sốt rét phát ở kinh thái dương váng đầu, trong thuốc trị sốt rét thêm độc hoạt, khi đau ngừng thì thôi..

5) Cho độc hoạt vào Thang cát căn, trị váng đầu thái dương dương minh, kiêm khắp mình xương cốt đau, miệng khát phiền nhiệt nhiều, váng đầu dữ thì thêm thạch cao, tri mẫu, lá tre hơn 1 lạng.

6) Trị váng đầu mùa xuân, do ôn dịch, tà ở kinh thái dương gây váng đầu.

Mạch môn đông 16g Tiền hồ 16g 
Hoàng cầm 16g
Cam thảo 6g 
Độc hoạt 10g

7) Mùa đông bị thương hàn, kinh thái dương váng đầu, ra mồ hôi, giải biểu.

Ma hoàng 16g Cam thảo 16g
 Độc hoạt 12g
 

8) Trị trúng phong miệng cắn chặt, khắp mình lạnh, không biết ai, dùng Độc hoạt 4 lạng, rượu tốt 1 lít, sắc còn 1/2 lít uống.  (Thiên Kim Phương).

+ Một phương khác dùng: Độc hoạt 1 lạng; Rượu 2 lít sắc còn 1 lít; Đại đậu 6 hợp – Sao đến khi bắt đầu nổ. Lấy thuốc và rượu nóng đó đổ đại đậu vào giờ lâu uống ấm 3 hợp, chưa khỏi lại uống. (Tiểu Phẩm Phương).

+ Một phương khác dùng: Độc hoạt 20g, Xuyên khung 6g, Xương bồ 6g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

9) Trị răng sưng đau:

 Độc hoạt nấu với rượu, ngậm. Nếu chưa công hiệu dùng Độc hoạt, Điạ hoàng mỗi thứ 120g tán bột, mỗi lần dùng 12g sắc với một chén nước, uống nóng. Uống xong nằm một lát rồi uống tiếp  (Trửu Hậu Phương).

10) Trị sau đẻ phong hư

Độc hoạt 3 lạng Bạch tiên bì 3 lạng nước 3 lít . Nấu còn 2 lít, chia 3 lần uống. người quen rượu cho thuốc vào rượu cùng nấu. (Tiểu Phẩm Phương).

11) Chữa răng bị gió (phong nha) sưng đau.

Dùng độc hoạt nấu với rượu nóng ngậm. Hoặc dùng độc hoạt, địa hoàng đều ba lạng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân, nước 1 bát cùng bột thuốc sắc còn một nửa bát uống cả bã lúc nước thuốc còn ấm. Lúc nằm lại uống.

12) Trị cảm mạo phong hàn, đầu đau, cơ thể đau, táo bón:

Độc hoạt 8g Ma hoàng 4g
Xuyên khung 3,2g Đại hoàng 8g
Cam thảo 4g Sinh khương 4g

Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

6. Tư liệu tham khảo

– Chữa phong nên dùng độc hoạt, kiểm chứng thủy nên dùng khương hoạt. Lưu Hoàn Tổ nói: Độc hoạt gió thổi không lay ma trì phong, phù bình (bèo ván tía không chìm xuống nước mà lợi thủy, nhân cái nó thắng mà làm cái thế ước vậy (Tô Cung)

– Phong có thể thắng thấp cho nên khương hoạt có thể trị thủy thấp. Độc hoạt, tế tân cùng dùng chữa váng đầu thiếu âm: đầu xây xẩm mắt hoa đen, không phải độc hoạt không thể trừ được. (Trương Nguyên Tố)

– Trị phế quản viêm mạn tính:

Độc hoạt 9g, đường đỏ 15g, chế thành cao, chia 3-4 lần uống trong ngày. Bệnh viện số 4 tỉnh \/ũ Hán dùng bài này trị cho 450 ca bệnh nhân kết quả tốt 73,7% (Độc Hoạt Chỉ Khái Thang – Vũ Hán Tân Y Dược Tạp Chí 1971, 3: 24)

– Trị bạch điến phong:

Dùng loại Độc hoạt {Heracleum hemsleyanum Diels}. Ngưu vĩ Độc hoạt 1% chế thành cao nước bôi. Kết hợp tắm ánh nắng mặt trời, đã trị cho 307 ca tỉ lệ, kết quả 54,4% (Tạp chí Bệnh Ngoài Da Lâm Sàng 1982, 3:122).

– Trị vảy nến:

Độc hoạt uống và bôi, kết hợp chiếu tia tử ngoại sóng dài. Trị 92 ca, đạt kết quả khỏi với tỷ lệ 66, 3%, có kết quả trước mắt 93,5% .

Cách làm: mỗi lần trước khi chiếu tia tử ngoại 1 – 2 giờ, uống viên Độc hoạt (viên Độc hoạt 30mg, tương đương 3,75g thuốc sống), liều lượng 36mg\kg, uống sau bữa ăn. Đối với một số bệnh nhân, trước lúc chiếu tia bôi 1% thuốc mỡ Độc hoạt hoặc 0,5ml thuốc nước Độc hoạt. Chiếu tia tử ngoại mỗi tuần 6 lần, bắt đầu 35 lần, mỗi lần 15 – 20 phút, tiếp sau là 30 – 40 phút, 26 lần là một liệu trình  (Lý Phong Kỳ – Trung Hoa Lý Liệu Tạp Chí 1983, 3: 144).

Nguồn: Tổng hợp/ Có sử dụng tài liệu của L/y Hy Lãn

Xem thêm: 

Bạn có thể quan tâm