Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Tô tử giáng khí thang [Nghiên cứu và ứng dụng]

by Hoàng Duy Tân

Bài thuốc Tô tử giáng khí thang – Xuất xứ Hòa tễ cục phương – Công dụng Giáng khí bình suyễn khứ đờm chỉ khái.

1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị

Tô tử (quân) 8-12gTiền hồ (thần) 8-12g
Hậu phác (thần) 6-8gChế bán hạ (thần) 6-12g
Đương quy (tá) 12gTrần bì (tả) 4-6g
Chích thảo (tá) 4-5gSinh khương (tá) 3 lát
Nhục quế (tá) (tán bột, uống với nước thuốc) 2g 

Cách dùng: Tán bột, mỗi lần uống 6-12g với nước sôi ấm hoặc sắc uống.

Tác dụng: Giáng khí bình suyễn, ôn hoá đờm thấp. 

Chủ trị: Trị ho suyễn, nhiều đờm, khó thở, ngực đầy tức, rêu lưỡi trắng hoạt.

Kiêng kỵ: Phế nhiệt, suyễn do hàn: không dùng bài này.

vị thuốc tử tô - Tô tử giáng khí thang
Vị thuốc tử tô trong Tô tử giáng khí thang

2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng

Phân tích bài thuốc Tô tử giáng khí thang

Tô tử bình suyễn, chỉ khái; Chế bán hạ giáng nghịch trừ đờm là chủ dược; Hậu phác, Trần bì, Tiền hồ phụ thêm chủ dược để tuyên Phế, giáng khí, hoá đờm, chỉ khái; Nhục quế ôn thận nạp khí để trị Thận khí hư; Đương quy ngoài tác dụng trị ho khí nghịch (theo Bản thảo kinh), còn có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết làm giảm bớt tính táo của các vị thuốc; Cam thảo hoà trung; Sinh khương hoà Vị, giáng nghịch, các vị cùng dùng có tác dụng giáng khí, trừ đờm, bình suyễn.

Ứng dụng lâm sàng

+ Đờm nhiều, khó thở nặng, không nằm được, thêm Trầm hương để uống tác dụng giáng khí, bình suyễn.

+ Nếu còn chứng biểu phong hàn, bỏ Nhục quế, Đương quy, thêm Ma hoàng, Hạnh nhân, hoặc Tô diệp để sơ tán phong hàn.

Trên lâm sàng Tô tử giáng khí thang thường dùng để trị các bệnh: Viêm Phế quản mạn, hen Phế quản, tâm Phế mãn, có triệu chứng ho khó thô, nhiều đờm, có hiệu quả nhất định.

3. Nghiên cứu lâm sàng Tô tử giáng khí thang

+ Trị hen Phế quản: Dùng bài này thêm Trầm hương, Bạch quả, Hạnh nhân, Ngũ vị tử, trị 10 ca hen Phế quản dạng hư hàn. Bệnh lâu ngày, kết hợp thêm ‘Kim quỹ thận khí hoàn’ và Hồ đào nhục. Kết quả: Đỡ 5, khỏi 5 (Quảng Đông y học tổ quốc y học báo 4, 1964).

+ Trị khạc ra máu: Dùng Tô tử giáng khí thang, bỏ Nhục quế, Đương quy, thêm Đình lịch tử, Hoàng cầm, Đại hoàng (sống). Kết quả: uống 3 thang hết khạc ra máu, đỡ ho, cho uống tiếp ‘Tỳ bà diệp cao’, khỏi bệnh (Liêu Ninh trung y tạp chí 1, 1980).

+ Trị tràn dịch màng phổi (Phế khí thũng): Dùng bài này gia giảm, trị tràn dịch màng phổi loại thượng thực hạ hư, thận không nạp khí. Kết quả: Đa số sau khi uống thuốc đều dễ thở, hơi thở đều tăng {Trung y tạp chí 10, 1964).

+ Trị viêm Phế quản mạn (loại hư hàn): Sau khi uống thuốc, ho, đờm đều bớt, hết sợ lạnh (Trung y tạp chí 10, 1964).

4. Trích dẫn y văn

Vị thuốc Trần bì -Nhị trần thang - Tô tử giáng khí thang
Vị thuốc Trần bì

> Trường Bỉnh Thành nói: Phàm phong tà ở ngoài vào, tất trước xâm phạm vào Phế, do đó Phế khí bế tắc không thông, tân dịch trong Phế uất lại thành đờm, cho nên ho suyễn không yên. Phế với Đại trường có quan hệ biểu lý với nhau, tân dịch của Phế hư thì Đại trường không nhuận, cho nên đại tiện không thông lợi. Người xưa có lập luận là ‘thấy đờm đừng trị đờm, thấy huyết đừng trị huyết’, tuy chứng thấy đờm, thấy huyết nhưng cẩn xét nguyên nhân tại đâu. Trong bài, Tô tử, Tiến hổ, Hậu phác đều là những vị giáng khí, có tác dụng sơ thông tà khí; Bán hạ, Quất hồng hoá đờm. Hoả đem huyết đi lên, cho nên dùng Nhục quế dẫn hoả về nguyên chỗ, Đương quy dẫn huyết về kinh. Bệnh trên dưới giao nhau thì trị ở giữa, cho nên dùng Cam thảo bồi bổ trung thổ, thêm Gừng sắc, vì bệnh do phong tà đưa đến thì vẫn không rời được ý tân tán (Thành phương tiện độc).

> Tô tử giáng khí thang lấy giáng khí, hoá đờm, định suyễn làm chủ, kiêm ôn thận. Do đờm dãi vít lấp, hạ nguyên khí kém, dẫn đến các chứng kể trên, dùng bài này rất thích hợp. Có bài khác bỏ Nhục quế, thêm Trầm hương thì tác dụng giáng khí định suyễn càng rõ rệt, nhất là đờm dãi ủng bế, ho suyễn khí nghịch (Thượng Hải phương tễ học).

> Bài ‘Tô tử giáng khí thang’ và ‘Định suyễn thang’ đều có các vị thuốc tuyên thông Phế khí, hóa đờm định suyễn, vì vậy cả hai bài đều trị đờm trọc ứ trệ, Phế thăng giáng thất thường sinh ho suyễn, đó là những đặc điểm giống nhau của hai bài thuốc này. Nói chung Tô tử giáng khí thang’ và ‘Định suyễn thang’ đểu có tác dụng giáng Phế khí, định suyễn, nhưng ‘Tô tử giáng khí thang’ sỏ trường ôn hóa đờm thấp, chủ trị trên thực dưới hư sinh đờm suyễn, còn ‘Định suyễn thang’ trừ tà khí, an chỉnh khỉ, định suyễn, thăng giáng Phế khí, giải biểu, thường trị phong hàn, đờm nhiệt, suyễn thực nhiệt (Trung y văn đối).

Nguồn: L/Y Hoàng Duy Tân

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm