Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Thập táo thang

by Hoàng Duy Tân

Bài thuốc Thập táo thang -Xuất xứ Thương hàn luận –  Công dụng: Công trục thuỷ ẩm

1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị

Cam toại 10g Đại kích l0g
Nguyên hoa l0g Đại táo 10 quả

Cách dùng: Nguyên hoa, Cam toại, Đại kích tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống từ 2-4g, ngày 1 lần vào sáng lúc bụng đói với nước sắc Đại táo. 

Bệnh chưa khỏi thì ngày hôm sau lại uống nữa, thêm 1 g, sau khi đại tiện được rồi thì bồi dưỡng bằng cháo đặc.

Nếu sau khi uống thuốc, tiêu chảy không cầm, thì ăn cháo gạo lúc nguội.

Cách dùng gần đây: Mỗi lần uống l-2g thuốc bột với nước Đại táo, mỗi ngày uống 1 lần vào buổi sáng lúc đói bụng.

Công dụng: Công trục thuỷ ẩm

Chủ trị: Trị huyền ẩm, thuỷ ẩm ứ đọng ở khoang sườn, khi ho, nôn mửa thì đau ran đến ngực sườn, vùng dưới tim đầy cứng, nôn khan, hơi thở ngắn, nhức đầu, chóng mặt, hoặc ngực lưng đau ran không thở được, rêu lưỡi trơn, mạch Trầm Huyền. Chứng thuỷ thũng, bụng trướng thuộc về thực chứng cũng có thể dùng.

Kiêng kỵ: Lúc dùng, tuỳ tình hình thể trạng bệnh nhân, thuốc bắt đầu dùng lượng ít, có thể tăng dần và không được dùng liên tục.

Trường hợp cơ thể quá hư nhược và phụ nữ có thai không được dùng thuốc sắc để uống có thể dùng giấm chế thuốc để giảm tính gây nôn của thuốc.

Trên lâm sàng, sử dụng bài thuốc thường có những phản ứng phụ như đau bụng, nôn, buồn nôn, cần được chú ý.

2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng

Phân tích bài thuốc

Cam toại trục thuỷ thấp; Đại kích tả thuỷ thấp ở tạng phủ; Nguyên hoa công trục thuỷ ẩm ở ngực sườn. Ba vị thuốc đều có tác dụng công trục mạnh và có độc, dễ làm tổn thương chân khí, hại Tỳ, vì vậy dùng Đại táo tính ngọt bình để ích khí, kiện Tỳ và làm giảm bớt độc của các vị thuốc.

Ứng dụng lâm sàng:

+ Bài thuốc Thập táo thang dùng trong các trường hợp thuỷ thũng, cổ trướng thuộc thực chứng. Trên lâm sàng thường dùng trị các chứng cổ trướng do xơ gan, thận hư nhiễm mỡ. Trường hợp bệnh nhân hư ỵếu, cần chú ý dùng kết hợp với các loại thuốc bổ khí bổ âm.

Có báo cáo dùng bài ‘Thập táo thang’ trị viêm màng phổi, xơ gan cổ trướng, viêm màng bụng, kết hợp Đông Tây y có kết quả tốt.

+ Thập táo thang là phương thuốc tuấn hạ trục thuỷ có thể dùng trong chứng tích nước trong ngực (tràn dịch = huyền ẩm), cũng có thể dùng trong bụng cổ trướng hoặc phù thũng do thận. Thập táo thang tuy có thể trực thuỷ nhưng đồng thời cũng làm tổn thương chính khí, ở người thể chất hư nhược cần thận trọng khi dùng hoặc liều tăng dần (từ nhỏ). Tuy nó có thể trực thuỷ nhưng vẫn không thể điều trị nguyên nhân gây ra thủy ẩm đình lưu. Cho nên đồng thời với dùng Thập táo thang cũng nên phối hợp các trị pháp khác. Tuy 3 vị thuốc có độc tính nhất định nhưng chế cam toại độc tính nhẹ nhất; do đó có thể dùng 1 vị chế cam toại thay thế 3 vị. 

3. Điều văn trong Thương hàn luận

Nguyên vănThái dương trúng phong, hạ lợi ẩu nghịch, biểu giải giả, nãi khả công chi. Kỳ nhân tráp tráp hạn xuất, phát tác hữu thời, đầu thống, tâm hạ bĩ ngạnh mãn, dẫn hiệp hạ thống, can ấu đoản khí, hạn xuất bất ổ hàn giả,  thử biểu giải lý vị hoà dã, Thập táo thang chủ chi. 

Thập táo thang: Nguyên hoa sao, cam toại, đại kích.

Ba vị đồng phân lượng, nghiền bột riêng từng vị dùng 1/5 thằng nước sắc 10 trái đại táo còn 8 hợp bỏ bã, cho các thuốc bột vô. Người khoẻ uống 1 tiền chùy, người yếu nửa tiền chùy, uống lúc ấm, lúc sáng sớm. Nếu tiêu chảy ít bệnh chưa khỏi, sáng mai uống tiếp thêm nửa tiền chùy. Sau khi xổ nhanh uống thêm nước cháo trắng để bồi bổ trung khí.

Dịch nghĩa

Đoạn 152 là phân biệt giữa bĩ chứng và huyền ẩm. Huyền ẩm bắt đầu cũng có biểu chứng, sau đó do tà từ biểu nhập lý nên xuất hiện hạ lợi, ẩu nghịch, tâm hạ bỉ ngạnh mãn, rất giống với bĩ chứng, nhưng huyền ấm bệnh biến là hung hiếp có thuỷ ẩm tích tụ so với khí trệ của bị chứng thì nặng hơn, do đó không chỉ tâm hạ bĩ mà còn tâm hạ bỉ ngạnh mãn đau lan xuống hạ sườn. Nôn khan, khí đoản là do thuỷ ẩm gây trở ngại phế vị chi khí không hạ giáng được gây ra. Trấp trấp (mồ hôi rịn ra), hạn xuất, phát bệnh đúng giờ (có chu kỳ), đầu đau là ẩm tà và nhiệt hỗ kết bên trong giống như triều nhiệt. Hạn xuất mà không ố hàn nói lên có thể bài trừ thái dương biến chứng rồi, chỉ có một chứng đau đầu mà ngộ nhận là biểu chứng được sao? Điều trị huyền ẩm khác với bĩ chứng, dùng Thập táo thang để công trực thuỷ ấm.

Bài thuốc Thập táo thang gồm: Nguyên hoa, cam toại, đại kích; phân lượng bằng nhau dùng nước sắc đại táo điều phục mỗi lần nữa chỉ hoặc 1 chỉ (tiền chủy). Nguyên hoa, cam toại, đại kích đều là thuốc tuấn hạ trục thuỷ, kích thích niêm mạc ruột gây tiêu chảy mà trục thuỷ do đó dứt khoát phải uống thuốc lúc bụng đói, sáng sớm bụng đói uống thì tác dụng tả hạ mạnh nhất. Nhưng 3 thuốc trên có độc tính nhất định, do đó khi dùng phải thận trọng bắt đầu từ liều nhỏ, sau đó tăng dần. Dùng nước táo sắc có thể bảo vệ niêm mạc ruột không gây tổn hại quá mức. 

Lời bàn

Đoạn 152 là phân biệt giữa Huyền ẩm và Bĩ chứng, đặc điểm của Huyền ẩm là hiếp hạ thống, nôn khan, đoản khí. đều khúc triết rõ ràng, nên bật được trọng tâm vấn đề đây là điển hình của biện chứng luận trị. 

4. Trích dẫn y văn

> Kha Vận Bá nói: “Các bài thuốc trị thuỷ của Trương Trọng Cảnh không giống nhau, bài này là bài có tác dụng mạnh nhất. Thuỷ khí gây bệnh hoặc suyễn, hoặc ho, hoặc nghẹn, hoặc mửa, hoặc tiêu chảy, hoặc ra mồ hôi, bệnh ở một chỗ mà thôi. Thuỷ thì chạy ra ngoài bì mao mà ra mổ hôi, xông lên cổ họng mà nôn mửa, chạy xuống trường vị gây nên tiêu lỏng, thuỷ tả tràn ra ngoài, thế lớn lao khó ngăn chặn. Chứng đầu đau, hơi thở ngắn, vùng ngực, bụng, dưới sườn đầy tức mà cứng đau là thuỷ tà còn lưu kết ở trung tiêu, thì khí tam tiêu thăng giáng bế tắc không thông. Biểu tà đã hết, không dùng được phép hãn nữa, tà ở lý đã tràn đầy lại không thể dùng những vị thấm nhạt có thể thắng được, nếu không lựa dùng những vị lợi thuỷ mạnh để xông thẳng vào bẻ gẫy thế bệnh, thì khí trung tiêu không chống nổi, mà bó tay đợi chết vậy. Ba vị Cam toại, Nguyên hoa, Đại kích, đều cay, đắng, khí hàn mà bản tính rất độc, đều chọn dừng cả, khí đồng vị hợp, cùng giúp đỡ nhau nên có thể cùng tới sào huyệt của tà khí, khơi ngòi mà hạ mạch đl, chl một lần mà thuỷ loạn có thể yên được. Nhưng tà xâm nhập được là chính khí đã hư, mà độc dược công tả tất làm cho Tỳ Vị yếu đi, nếu không có vị kiện Tỳ điều Vị làm chủ, thì tà khí hết mà sinh mệnh cũng theo luôn. Cho nên chọn 10 quả táo thật to thật mập làm quân, một mặt là bồi bổ Tỳ thố, một mặt là chế thuỷ khí, một mặt là giải độc của các vị thuốc, một vị có đủ 3 tác dụng, để không cho tà khí mạnh mà khống chế được, lại không để cho nguyên khí bị hư mà không chống đỡ nổi, đó là chỗ lập phép rất tuyệt vời của Trương Trọng Cảnh. Thầy thuốc tầm thường bị mê vá cái thuyết vị ngọt làm cho đầy trung tiêu mà không dám dùng, nào có hiểu lý lẽ thời thế đâu ? Trương Tử Hoà thể theo ý đó mà lập ra các bài Tuấn xuyên’, ‘Vũ công’, Thần hựu’… để trị bệnh thuỷ thũng, đờm ẩm, nhưng không biết dùng vị bổ làm quân để bồi bổ căn bản, chỉ biết dùng độc dược để công tà, cho nên được toàn vẹn về sau rất ít (Danh y phương luận).

> Sách ‘Bản kinh’ viết: “Cam toại chủ trị bụng đầy, mặt mắt sưng phù, nước đọng, thức ăn đình trệ lại thành khối cứng, tích tụ, thông lợi đường cơm nước. Và ‘Đại kích trị cổ độc, thuỷ tà ở 12 kinh, thũng đầy, đau gấp, tích tụ’. Sách ‘Biệt lục’ viết: “Nguyên hoa tiêu đờm thuỷ ở trong ngực, hay nhổ, thuỷ thũng”. Các vị thuốc hợp lại dùng thì công hiệu công trục thuỷ ẩm càng mạnh. Dùng Đại táo là cốt để phù chính bổ Tỳ, có thể hoà hoãn được các thứ thuốc có độc mạnh, giảm nhẹ sự phản ứng sau khi uống thuốc làm cho tả hạ mà không tổn hại đến chính khí’.

Tóm lại bài thuốc này là phương thuốc để trục thuỷ. Bài này trị chứng nước đình tụ ở trong bụng sinh ra các chứng huyền ẩm và chứng thuỷ thũng ở bụng. Hai hông sườn là đường âm dương thăng giáng, nước đọng lại ở ngực sườn thì khí cơ thăng giáng bị cản trở, cho nên ho, đờm, nhổ vặt, ngực sườn đau ran. Nước ỏ trong tràn đầy công lên trên cho nên dưới tim đầy cứng, nôn khan, ngắn hơi, đầu đau, chóng mặt, nặng thì ngực lưng đau chằng làm cho thỏ khó khăn. Chọn dùng bài này chú trọng ở chỗ trục thuỷ làm cho thuỷ ẩm hết thì các chứng tự yên. Huyền ẩm là thuộc về các chứng ngoại cảm gây ra, thời kỳ đầu có biểu chứng nóng lạnh, trước hết cần giải biểu, sau khi biểu giải rồi lại dùng bài này để trục thuỷ. Nếu người bệnh chính khí đã hư, không thể dùng thuốc công hạ mạnh thì không nên dùng.

Sách ‘Ngoại đài bí yếu; nêu ra bài ‘Chu tước thang’ của sách ‘Thâm sư phương’ (tức là bài này thêm Đại táo 2 quả), trị bệnh nước đọng kết khối tụ lâu ngày, đờm đình trệ không tiêu, ở vùng ngực có nước, thỉnh thoảng đầu choáng váng, đầu đau rút, tròng mắt, thân mình, tay chân, 10 móng tay đều vàng, cũng trị chứng chi ẩm, đầy ở dưới sườn, đau ran xuống sườn cụt. Các dẫn chứng trên, trên cơ sở trị nghiệm của Trọng cảnh, sau này đã phát triển rộng thêm.

Bài này về liều lượng dùng, nên dựa vào thể chất bệnh nhân mạnh hay yếu mà thay đổi, nói chung đều bắt đầu từ liều lượng ít rồi tăng lên dần dần, mỗi ngày uống một lần vào buổi sáng, lúc đói bụng, uống với nước sắc Đại táo. Sau khi đại tiện khoan khoái rồi, dùng cháo loãng để bồi dưỡng. Đối với người thể chất yếu có thể dùng xen kẽ với thuốc bổ.

Sách ‘Đan khê tâm pháp’ đổi bài này thành thuốc hoàn để dùng gọi là ‘Thập táo thang hoàn’ (Thượng Hải – Phương tễ học).

> Khi dùng bài ‘Thập táo thang’ cần chú ý những vấn đề sau: Cam thảo với Đại kích, Nguyên hoa, Cam toại tác dụng tương phản do đó bốn vị hợp nhau nó tăng độc tính, cấm sử dụng.

– Bài thuốc Thập táo thang tác dụng trục thủy ẩm mạnh, uống mỗi ngày một lần vào lúc đói, bắt đầu dùng liều nhỏ, dựa vào bệnh tình có thể tăng liều dần, nhưng không được dùng lâu để tránh ngộ độc.

– Nếu sau khi uống thuốc, bệnh nhân tinh thần tỉnh táo, Tỳ Vị hoạt động bình thường, mà thủy ẩm chưa hết, có thể uống tiếp tục. Ngược lại sau khi uống thuốc có phản ứng hoặc mệt mỏi, không được dùng thêm.

– Nếu sau khi uống thuốc, thủy ẩm hết, cần điều lý Tỳ Vị. Bệnh nhân tà khí thực, cơ thể suy nhược, có thể uống bài trên xen lẫn thuốc bổ ích Tỳ Vị hoặc công sau bổ, hoặc trước bổ sau công.

– Người quá hư nhược, phụ nữ có thai cấm dùng, hoặc dùng phải cẩn thận (Trung y vấn đối)

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ