Bài thuốc Ma tử nhân hoàn – Xuất xứ Thương hàn luận – Công dụng: Nhuận trường tả nhiệt, hành khí thông tiện
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Ma tử nhân 100g | Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn, nghiền nát) 50g |
Bạch thược 320g | Hậu phác 40g |
Đại hoàng 40g | Chỉ xác 320g |
Mật ong |
Cách dùng: Tán bột, luyện mật làm hoàn, mỗi lần 4-8g, ngày 2 lần, uống với nước nóng, hoặc 1 lần trước khi đi ngủ. Nếu chưa đại tiện được, thì có thể tăng liều lượng.
Công dụng: Nhuận trường tả nhiệt, hành khí thông tiện
Chủ trị: Vị trường táo nhiệt. Tý ước tiện bí
2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng
Phân tích bài thuốc
Bài này là bài Tiểu thừa khí thang’, thêm Ma từ nhân, hạnh nhân và Thược dược. Trong bài, Ma tử nhân nhuận trường thông tiện là chủ dược; Hạnh nhân giáng khí nhuận trường; Thược dược dưỡng âm hoà can. Thêm vào bài Thừa khí thang’, có Chỉ thực tán kết, Hậu phác tiêu thực, Đại hoàng thông hạ.
Ứng dụng lâm sàng
Bài này dùng trị táo bón kéo dài do thói quen, do lớn tuổi. Trường hợp bệnh trĩ, đại tiện ra máu, thêm Hoa hoè, Địa du để cầm máu.
Ngày nay lâm sàng gọi là Ma nhân hoàn. Trong “Thương hàn luận” dùng để chữa chứng tỳ ước tức là vị nhiệt trường táo tân khuy tiện bí chúng. Đặc điểm là táo bón không đi cầu, đau khổ vô cùng (vô sở khổ). Thường dùng chữa táo bón mang tính chất thói quen, sau phẫu thuật hậu môn táo bón, trĩ táo bón, sản hậu táo bón. Nếu đổi thành thang được thì tác dụng thông phủ công hạ sẽ tăng, trở thành tễ công hạ mãnh liệt. Ma nhân hoàn tuy là thuốc nhuận trường nhưng thuốc đa số là phá tiết do đó người hư nhược không được dùng lâu. Trích lược y văn
– Phu dương là nơi chẩn bệnh tỳ vị. Phù là dương do đó sẽ biết vị khí cường, sáp là âm biết được là tỳ ước. Ước là kiệm ước cũng là ràng buộc. “Nội kinh” nói: “ẩm nhập vu vị, du dật tinh khí, thượng du vụ tỳ, tỳ khí tán tinh, thượng quy vu phế, thông điều thủy đạo, hạ du bàng quang, thủy tinh tứ bố, ngũ kinh tịnh hành” tức là tỳ chủ (tân dịch), vị hành tân dịch. Nay vị cường tỳ nhược ước thúc (trói buộc) tân dịch không thể phân bố khắp nơi mà chỉ đưa tới bàng quang gây tiểu nhiều đại tiện khó. (Thành Vô Kỳ) Nghiên cứu thực nghiệm
Vương thị báo cáo ứng dụng Ma nhân hoàn trong điều trị sau phẫu thuật hậu môn, vì muốn hạn chế đau và chảy máu lần đầu đi cầu sau phẫu thuật hậu môn. Trong 500 ca dùng Ma nhân hoàn thường quy ngày 2 lần, mỗi lần 1 hoàn (nặng khoảng 10g) thì đại tiện mềm dễ đi 479 ca. Sau uống vẫn táo bón 2-3 ngày mới đi cầu 21 ca. Tỷ lệ đạt 95,8%, mà trong 21 ca không kết quả có 16 ca có thói quen không đi cầu (táo bón), dùng thuốc thời gian dài không phát hiện tác dụng phụ. Tìm hiểu cơ chế tác dụng Ma nhân hoàn đối với ruột thỏ phát hiện 25% dịch Ma nhân hoàn nhỏ 4 giọt nhu động tăng mà đều. (Vương Thừa Nghiệp)
3. Điều văn trong Thương hàn luận
Nguyên văn: Phu dương mạch, phù nhi sáp, phù tắc vị khí cường, sáp tắc tiểu tiện sác, phù sáp tương tác, đại tiện tất ngạnh, kỳ tỳ vị ước, Ma tử nhân hoàn chủ chi. (247)
Ma tử nhân 2 tháng, thược dược 1/2 cân, chỉ thực 1/2 cân chích, đại hoàng 1 cân bỏ vỏ, hậu phác 1 xích chích bỏ vỏ, hạnh nhân 1 thằng bỏ vỏ đâu nhọn, sao.
Sáu vị trên thắng mật làm hoàn lớn bằng hột ngô đồng mỗi lần uống 10 hoàn, ngày 3 lần, tăng dần, tới lúc khỏi thì thôi. Giải thích từ
– Phu dương mạch: Đông mạch mu bàn chân chỗ huyệt xung dương thuộc túc dương minh vị kinh.
Dịch nghĩa
Đoạn này biện về chứng trị mạch chứng của tỳ ước. Phu dương mạch thuộc túc dương minh vị kinh, xem nó có thể biết vị khí thịnh suy. Mạch phù là vị khí cường chủ về vị trung hữu nhiệt, sáp chủ tỳ âm bất túc. Do đó vị cường tỳ nhược không thể vận hành tân dịch đến cho vị được mà tân dịch lại thiên thấm (âm thầm thấm) xuống bàng quang làm cho trường đạo tân dịch giảm thiểu, do đó tiểu nhiều mà đại tiện lại ngạch. Nghi dùng Ma tử nhân hoàn nhuận trường thông tiện.
Chứng tỳ ước khác với dương minh phủ thực chứng. Điều 244 nói “Bất cánh y thập nhật, vô sở khổ dã” (hơn 10 ngày không đi cầu đau khổ biết chừng nào). Điểm phân biệt chính quy nạp thành tỳ ước chứng là không triều nhiệt, chiêm ngữ, bụng mãn thống. Dựa vào biểu hiện lâm sàng Ma tử nhân hoàn thích hợp dùng trong tiêu bí hoặc vài ngày không đi cầu, lượng nước tiểu tăng nhiều, hoặc biểu hiện như người bình thường, ăn uống không có biến hóa đặc biệt, thuộc trường táo tân khuy tiện bí.
Trong phương dùng Ma tử nhân cam bình nhuận trường làm chủ được; hạnh nhân giáng khí nhuận trường; thược dược dưỡng âm hòa lý. Phối hợp đại hoàng, chỉ thực, hậu phác tiết nhiệt khứ thực, hành khí đạo trệ, cộng với mật ong nhuận táo hoạt trường hợp thành hoàn dược có tác dụng thanh nhiệt nhuận trường thông tiện. Thuốc nhuận trường, trong phương tuy có phối hợp với thuốc tả hạ nhưng uống chỉ có 10 hoàn bằng hạt ngô đồng mà lại tăng liều dần khi đi cầu được thì thôi nói lên phương này không phải là công hạ mà chỉ là nhuận trường thông tiện mà thôi.
4. Trích dẫn y văn
Bài này chủ trị chứng trường vị bị táo nhiệt, Tỳ ước, đại tiện bí. Sách
‘Thương hàn luận’ Viết: “Mạch Phu dương phù mà sáp, phù thì vị khí mạnh, sáp thì tiểu tiện di luôn, phù sáp kết với nhau mà đại tiện cứng là Tỳ bị ước thúc, chủ trị bằng ‘Ma nhân hoàn’”. Thiên ‘Kinh mạch biện luận’ (Tố vấn ) viết: “Thức ăn vào vị rối đẩy tinh khí đi lên, chuyển vận sang Tỳ, Tỳ khí phân bố tân dịch, chuyển vận lên Phế, Phế khí thông điều đường nước, lại đi xuống thấu vào bàng quang, tinh khí của nước phân bố ra khắp nơi, lưu hành khắp 5 kinh mạch”. Do đó, có thể thấy Tỳ chủ việc vận hành tân dịch cho Vị, nay Tỳ yếu Vị mạnh, không phân bố được tân dịch đi khắp nơi, chỉ thấu vào bàng quang cho nên tiểu tiện nhiều lần, đại tiện bí kết không thông, cho nên nói: “Vị Tỳ bị ước thúc”. Bài này dùng Tiểu thừa khí thang’ để tả táo nhiệt ở trường vị. Ma nhân, Hạnh nhân, Thược dược, ích âm, nhuận trường thì khí ở phủ lưu thông, tân dịch được lưu hành, chứng đại tiện bí có thể khỏi, Đồng thời, bài này dùng chung cả thuốc tả hạ và thuốc nhuận trường, tả mà không mạnh, nhuận mà không nhờn, cho nên thành ra thứ thuốc nhuận hạ từ từ. Bệnh trĩ, đại tiện bí dùng bài này cũng lấy sự nhuận táo mà thông hạ từ từ để giải trừ táo kết ở giang môn, đại trường. Người lớn tuổi, người hư yếu mà đại tiện bí vì huyết khỏ, tân dịch ít thì không nồn dùng (Thượng Hải – Phương tễ học)
Nguồn: tổng hợp
Xem thêm: