Bài thuốc Tiểu kế ẩm tử – Xuất xứ tế sinh phương – Tác dụng Lương huyết chỉ huyết, lợi thủy thông lâm.
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Tiểu kế (quân)12- 16g | Sinh địa (Thần) 20-30g |
Bồ hoàng (sao) (Thần) 8- 12g | Ngẫu tiết (Thần) 12g |
Đương quy (tẩm rượu) (tá) 12g | Hoạt thạch (tá) 16-20g |
Đạm trúc diệp (tá) 8 – 12g | Mộc thông (tá) 6- 12g |
Chi tử (tá) 8- 12g | Cam thảo (Chích) (tá sứ ) 4g |
Cách dùng: Giã giập, mỗi lần dùng 12g, sắc với một chén rưỡi nước, lấy 8 phân, bỏ bã, uống ấm lúc đói bụng, trước bữa ăn.
Cách dùng gần đây là chuyển thành thuốc thang, sắc nước uống.
Tác dụng: Lương huyết chỉ huyết, lợi thủy thông lâm.
2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng
Phân tích bài thuốc
Tiểu kế, Sinh địa thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết ở hạ tiêu; Bổ hoàng, Ngầu tiết chỉ huyết, tiêu ứ; Hoạt thạch, Mộc thông, Đạm trúc diệp, Chi tử thanh nhiệt, lợi tiểu, thông lâm; Đương quy dưỡng huyết, hoạt huyết, dẫn huyết trồ về kinh; Chích thảo kiện Tỳ chỉ thống.
Ứng dụng lâm sàng
Tiểu kế ẩm tử’ là bài thuốc thường dùng trị huyết lâm. Nhưng nguyên nhân của chứng huyết lâm rất nhiều, chứng của bài này chủ yếu là do hạ tiêu có ứ nhiệt. Bài này chủ yếu dùng trị chứng huyết lâm do nhiệt kết ở hạ tiêu, triệu chứng thường có tiểu tiện nhiều lần, tiểu rát, buốt, tiểu ra máu, môi đỏ, mạch Sác có lực.
Gia giảm :
+ Trường hợp huyết lâm, tiểu buốt nhiều, thêm Hải kim sa, Hổ phách để thông lâm chỉ thống.
+ Trường hợp uất nhiệt thịnh, tiểu đỏ, nóng đau nhiều, thêm Thạch vi, Đào nhân, Hoàng bá để thanh nhiệt tiêu ứ.
+ Dùng trị tiểu ra máu, tiểu tiện rít mà đau, không cần gia giảm. Chích thảo có thể thay bằng Sinh thảo để thanh nhiệt giải độc.
+ Nếu tiểu ra máu lâu ngày, chính khí hư, khí âm đều tổn thương thì nên giảm các vị thấm lợi như Mộc thông, Hoạt thạch, có thể cho Đảng sâm, Hoàng kỳ, Thạch hộc, A giao để bổ khí, dưỡng âm.
Chú ý: Chứng huyết lâm lâu ngày, chính khí đã hư thì nên dùng thuốc bổ huyết để trị, không dùng được bài này.
3. Trích dẫn y văn
> Trương Bỉnh Thành nói: “Phàm bệnh lâm, hoặc cao lâm hoặc sa lâm, hoặc thạch lâm hoặc khí lâm hoặc lao lâm, các loại khác nhau”, nhưng cũng là một gốc vậy, tất tiểu tiện bí són, nhỏ ra từng giọt, trị bệnh này vẫn nên phân biệt, trị bệnh tất phải tìm gốc, muốn khơi thông đường nước tất phải thanh nguồn, nếu không thanh nguồn mà chỉ khơi thông là vô ích. Cách chung, chứng huyết lâm, không khi nào không do Tâm với Tiểu trưởng tích nhiệt mà sinh ra, Tâm là tạng sinh huyết, Tiểu trường là phủ truyền đạo, hoặc Tâm di nhiệt xuống Tiểu trường, Tiểu trường di nhiệt xuống bàng quang, lại không cấu kết với huyết mà thành chứng lâm sao ? Sơn chi, Mộc thông, Trúc diệp thanh Tâm hoả, thông dạt xuống Tiểu trường, đó gọi là thanh nguồn vậy. Hoạt thạch lợi khiếu, phân tiêu thấp nhiệt theo bàng quang mà xuống, đó là sơ thông à dòng vậy. Tuy nhiên huyết đã ứ, huyết không thế trở lại nguồn gốc được, huyết ứ không trừ thì bệnh không khỏi, cho nên dùng Tiểu kế, Ngó sen thoái nhiệt tán ứ. Ngoài ra, sợ ứ huyết đã bị trừ mà huyết mới bị tổn thương hơn cho nên dùng Bồ hoàng (sao đen) để chỉ huyết; Sinh địa để dưỡng huyết; Đương quy trừ ứ huyết, sinh huyết mới, dẫn mọi thứ huyết đi về đúng kinh của chúng. Dùng Cam thảo vị ngọt để hoãn cấp, đồng thời tả hoả (Thành phương tiện độc).
Nguồn: L/y Hoàng Duy tân
Xem thêm: