Bài thuốc Hoàng long thang – Xuất xứ Thương hàn thư lục- Công dụng Công hạ thông tiện, bổ khí dưỡng huyết.
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Đại hoàng (quân) 12g | Mang tiêu (thần) 16g |
Đương quy (thần) 12g | Chỉ thực (tá) 8g |
Nhân sâm (tá) 8g | Hậu phác (tá) 4g |
Cam thảo (sứ) 4g |
Cách dùng: Sắc uống
Tác dụng: Thanh nhiệt, thông tiện, bổ khí dưỡng huyết.
Chủ trị: Trị bệnh nhiệt, đúng ra phải hạ mà không hạ gây nên vùng dưới tim đầy cứng, tiêu lỏng, nói sảng, miệng khát, thân thể nóng hoặc cơ thể vốn khí huyết suy yếu, bị chứng Dương minh Vị thực hoặc do trị lầm gây ra hư mà thực chứng ở phủ vẫn còn.
2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng
Phân tích bài thuốc
Bài này là bài ‘Đại thừa khí thang’, thêm Đẳng sâm, Đương quy, Khương, Táo, Cam thảo và Cát cánh. Trong bài, ‘Thừa khí thang’ là chủ dược, có tác dụng tả hỏa thông tiện; Đẳng sâm, Đương quy bể khí dưỡng huyết để phù chính; Cát cánh khai Phế để thông trường vị; Khương, Táo, Thảo, điều hoà Tỳ Vị. Các vị thuốc hợp lại thành một bài thuốc vừa có tác dụng công hạ vừa phù chính.
Ứng dụng lâm sàng: Bài này trị các chứng lý thực nhiệt kiêm khí huyết hư nhược, triệu chứng thường thấy là bụng đầy, cứng, đau, đại tiện không thông, tiêu chảy nước trong, sốt, khát, bứt rứt, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, rêu lưỡi vàng dày, mạch Tế Sác vô lực.
Gia giảm :
+ Trường hợp người lớn tuổi bị suy nhược, bụng đầy trướng, táo bón, cần công hạ, có thể bỏ Mang tiêu, thêm lượng Đảng sâm, Đương quy.
+ Khí huyết hư, nhiệt kết, táo bón, do nhiệt làm tổn thương chân âm, có thể dùng bài thuốc này, bỏ Chỉ thực, Hậu phác, Đại táo, Cát cánh, thêm Mạch môn, Sinh địa, Huyền sâm, Tây dương sâm để dưỡng âm, tăng dịch gọi là ‘Tân gia hoàng thăng long (ôn bệnh điều biện).
3. Trích dẫn y văn
+ Bài này của Đào Hoằng cảnh, nguyên trị chứng nhiệt kết bàng lưu, là cách hạ gấp để bảo tồn âm dịch, đời sau các thầy thuốc dùng trị chứng ôn dịch, đúng ra phải dùng phép hạ nhưng lại không hạ mà chính hư tà thực, đã có sự phát triển khi vận dụng bài này trên lâm sàng. Ngô Hựu Khả nói: “Chứng vốn nên hạ, để chậm trễ không trị, hoặc trị hoà hoãn dây dưa, hoả tà bế tắc lại làm hao khí tổn huyết, tinh thần sắp hết, chỉ còn lại hoả tà đến nỗi lần áo sờ giường, bắt chuồn chuồn, thịt giật gân run, chân tay run rẩy, tròng mắt lờ đờ, đều là lỗi ở chỗ cần hạ mà không hạ. Tà nhiệt chưa trừ được chút nào, thần khí sắp thoát, bổ vào thì tà càng mạnh hơn, nếu công thì phần chính khí đã suy kiệt đó không chịu đựng nổi, công không được, bổ không được, bổ tả không được, hai đàng đều khó lòng sống nổi, bất đắc dĩ thì miễn cưỡng dùng bài ‘Đào thị hoàng long thang”.
Chứng nhiệt kết bàng lưu, hoặc cần hạ mà không hạ, chính khí bị thương, đến nỗi hôn mê nói sảng, bệnh tình đã rất nguy cấp, lúc đó nên tùy tình hình hư thực của hai phương diện: tà khí, chính khí, trên nguyên tắc kiêm luôn cả công lẫn bổ mà chọn bài thuốc. Chứng của bài này là thuộc về khí huyết đều bị nhiệt tà làm tổn thương quá nhiều.
Ngô Cúc Thông còn chế ra bài Tân gia hoàng long thang’, tức là bài này bò Chỉ xác, Hậu phác là vị khổ ôn. Để đề phòng tân dịch bị khô, bị hao tổn, thêm Mạch đông, Sinh địa, Huyền sâm, Hải sâm là những vị thuốc tư âm sinh tân, dụng ý !à để cứu chữa kịp thời chân âm sắp kiệt. Ý nghĩa của bài này khác với bài ‘Hoàng long thang’ (Thượng Hải phương tễ học).
Nguồn: L/Y Hoàng Duy Tân
Xem thêm: