Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Tả bạch tán

by Hoàng Duy Tân

Bài thuốc Tả bạch tán -Xuất xứ Tiểu nhi dược chứng trực quyết – Công dụng Thanh tả Phế nhiệt, chỉ khái bình suyễn.

1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị

Tang bạch bì 40g Địa cốt bì 40g
Sinh cam thảo 4g

Cách dùng:. Tán bột, thêm bột gạo tẻ trộn đều, mỗi lần dùng 8-16g, sắc uống, trước bữa ăn.

Có thể chuyển thành thuốc thang  với liều lượng khác.

Tác dụng : Thanh tả Phế nhiệt, bình suyễn, chỉ khái. Trị Phế nhiệt, ho suyễn, da khô, hư nhiệt, sốt về chiều, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Tế Sác.

Kiêng kỵ: Các chứng ho suyễn không do nhiệt không dùng. 

2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng

Phân tích bài thuốc:

Tang bạch bì tả Phế nhiệt, chỉ khái, bình suyễn, là chủ dược; Địa cốt bì trợ lực thêm tả hoả, tả Phế nhiệt, thoái hư nhiệt; Ngạnh mễ, Cam thảo dưỡng Vị, hoà trung. 4 vị thuổc hợp lại có tác dụng trị Phế nhiệt, kèm âm bị tổn thương. 

Gia giảm:

+ Phế nhiệt nặng, thêm Hoàng cầm, Tri mẫu.

+ Phế táo nhiệt, ho nhiều, thêm Qua lâu bì, Xuyên bối mẫu để nhuận Phế, chỉ khái.

+ Âm hư, sốt về chiều, thêm Thanh hao, Miết giáp, Ngân sài hồ để tăng tác dụng thoái nhiệt.

+ Bài này dùng có hiệu quả đối với trẻ em như sởi bắt đầu bay mà người nóng, ho nhiều, khó thở.

+ Trẻ nhỏ mới bắt đầu bị viêm phổi hoặc viêm Phế quản, sốt, ho, khó thở, dùng bài này thêm Ngưu bàng tử, Hạnh nhân, Thuyền thoái, Bạc hà để tăng tác dụng tuyên Phế, chỉ khái, có kết quả nhất định.

3. Trích dẫn y văn

– Quý Sở Trọng nói: Sách ‘Nội kinh’ cho rằng Phế bị khốn vì khí nghịch lên, nghịch lên thì thượng tiêu uất nhiệt, khí uất sinh đờm dãi, hoả uất sinh nhiệt, do đó mà chức năng chế tiết của Phế không làm được, ủng uất nặng thì sinh suyễn đầy thũng, ho. Màu trắng (bạch) là màu của Phế, Tả bạch là tả Phế khí hữu dư. Vị quân là Tang bạch bì chất nhuận mà vị cay, chất dích để nhuận táo, vị cay để tả Phế; vị thần là Địa cốt bì chất nhẹ mà tính hàn, chất nhẹ thì trừ thực, hàn thì thắng nhiệt; Cam thảo dùng sống thì tả hoả, giúp Tang bì, Địa cốt tả mọi chứng Phế thực, làm cho Phế thanh, khí trong lặng thì ho suyễn tự khỏi.

Khác xa với Hoàng cầm, Tri mẫu đắng, hàn, thương tổn vị khí. Phàm hoả nhiệt thì làm tổn thương phần khí, cứu Phế có ba cách: Thực nhiệt thương Phế dùng ‘Bạch hổ thang’ để trị ngọn; hư hoả đốt Phế khí, dùng ‘Sinh mạch tán’ để trị gốc; nếu như chính khí không bị thương, uất hoả lại nặng thì dùng ‘Tả bạch tán’ để thanh Phế, điều hoà trung tiêu, trị cả gốc ngọn lại bổ sung được chỗ thiếu sót của hai bài trên (Sán bổ danh y phương luận).

+ Theo bệnh cơ về chứng của bài này thì Phế hợp với Tang bạch bì sao, Phế có phục nhiệt cho nên run rẩy, sợ lạnh, da nóng. Phế có nhiệt thì không làm được nhiệm vụ giáng xuống, cho nên sinh ra ho suyễn. Bài này có tác dụng thanh Phế, hoà trung tiêu, trị cả tiêu và bản. Nếu chính khí chưa bị thương tổn nhiều, phục hoả chưa nhiều lắm thì dùng sẽ tương đối thích hợp. Trên lâm sàng cũng dùng trị trẻ em bị ban sởi mới hồi phục, ho suyễn, đờm dính, mình nóng không hết. Nếu Phế kinh có nhiệt nhiều thì sức thuốc của bài này hơi nhẹ quá, có thể thêm Hoàng cầm, Tri mẫu vào để tăng thêm tác dụng thanh nhiệt. Phế hư thì thêm Sâm, Bạch linh vào để bổ khí (Thượng Hải phương tễ học).

4. Bài ca Tả bạch tán

Tả bạch’ Tang bì, Địa cốt bì,

Cam thảo, Ngạnh mễ tứ ban nghi,

Sâm, Phục, Tri, cẩm giai khả lập,

Phế viêm suyễn thấu thử phương thi.

Tả bạch’: Địa cốt, Tang bì,

Nhân sâm, Phục linh, Tri (mẫu), Hoàng (cầm),

Trị ho suyễn thô sấn sàng cho thêm,

Lại còn triệu chứng Phế viêm,

Gia giảm Tả bạch’ cũng nên đem dùng.

Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ