Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Đương quy bổ huyết thang

by Hoàng Duy Tân

Bài thuốc Đương quy bổ huyết thang – Xuất xứ Nội ngợi thương biện hoặc luận – Tác dụng Bổ khí sinh huyết, thác độc sinh cơ.

1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị

Hoàng kỳ 20-40g (quân) Đương quy 12-16g (thần)

Cách dùng: sắc uống uống ấm lúc đói bụng trước khi ăn

Tác dụng: Bổ khí sinh huyết. 

Chủ trị: Trị sau khi ra máu nhiều, phụ nữ bị rong huyết, hậu sản, có hiện tượng huyết hư, da mặt vàng úa, tinh thần mệt mỏi, thiếu sức hoặc có sốt nhẹ, mạch Hư không có lực, sau khi u nhọt vỡ máu mủ nhiều.

Kiêng kỵ: Âm hư hỏa vượng không dùng

2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng

Phân tích bài thuốc

Bài này là bài thuốc tiêu biểu về bổ khí sinh huyết, là phương pháp trị ‘Huyết thoát thì ích khí’. Do khí có thể sinh huyết, vì vậy dùng nhiều Hoàng kỳ đại bổ Tỳ Phế nguyên khí để làm vốn sinh huyết, là chủ dược; Đương quy bổ huyết hoà Vinh. Hai vị phối hợp có tác dụng bổ khí, sinh huyết. Khí mạnh thì huyết sẽ được đầy đủ.

Ứng dụng lâm sàng: Bài này thường dùng trị các chứng khí huyết suy yếu do rong kinh, băng lậu, mất máu hoặc xuất huyết nổi ban dị ứng.

Nếu xuất huyết nhiều, thêm Long cốt, Sơn thù, A giao để tăng cường cố sáp, chỉ huyết.

3. Nghiên cứu lâm sàng Đương quy bổ huyết thang

+ Trị xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu (Nguyên phát tính huyết tiểu bản giảm thiểu tính tử điến); Dùng bài này gia vị, trị 24 ca. Kết qu4: Khỏi 7, đỡ 12, có chuyển biến 5. Thời gian uống thuốc ngắn nhất 42 ngày, nhiều nhất 115 ngày. Sau khi khỏi, theo dõi 1 năm thấy tiểu cầu vẫn bình thường {Trung y tạp chí 5, 1984).

+ Trị giảm bạch cầu (Bạch tế bào giảm thiểu): Dùng bài này gia vị, trị 20 ca. Kết quả: sau khi uống 14-21 thang, khỏi 8, đỡ 11, không khỏi 1 (An Huy trung y học viện học báo 3, 1987).

+ Trị chứng tý (tê mỏi, đau nhức): Dùng bài này gia vị, iri 15 ca. Trong đó loại nhiệt tý là 5, Trước tý 12, Thống tý 19. Kết  quả: Khỏi 36, dỡ 10, không khỏi 5. Thời gian điều trị nhanh nhất 10 ngày, nhiều nhất 45 ngày (Hồ Bắc trung y tạp chí 1, 1986).

+ Trị táo bón sau khi sinh: Dùng bài này gia vị, trị 19 ca. Sau khi uống 1-5 thang, hoàn toàn khỏi (Cát Lâm trung y dược 2, 1989).

+ Trị miệng thường xuyên bị lở loét’. Dùng bài này gia vị, trị nhiều bệnh nhân bị lở loét trong miệng. Sau khi uống 5 thang, khỏi bệnh (Chiết Giang trung y tạp chí 10, 1986).

+ Trị bế kinh: Có người bị bế kinh hơn 6 tháng, váng đầu, bụng dưới nặng trằn, lưng đau, tâm phiền, hay quên. Sau khi uống 6 thang, kinh nguyệt ra một ít, màu kinh tối, bụng dưới bớt trằn đau. Uống thêm 9 thang, cách ngày uống 1 thang, kinh nguyệt lại có, các triệu chứng đều hết (Tứ Xuyên trung y 2, 1989).

+ Trị đau quanh khớp vai: Dùng bài này gia vị, trị có người bị đau vai 8 năm 2 vai đau mỏi, mất cảm giác, cử động khó. Kết quả: Uống 18 thang, khỏi bệnh. Theo dõi 1 năm, không thấy tái phát (Tân trung y 1, 1989).

4. Trích dẫn y văn

> Ngô Hạc Cao nói: “Huyết thực thì mình mát, huyết hư thì mình nóng”. Hoặc vì đói khát làm việc mệt nhọc, tổn thương âm huyết, dương khí càng thịnh một mình, cho nên sinh ra mọi chứng. Chứng này hoàn toàn giống chứng ‘Bạch hổ thang’, như mạch Hổng đại mà vô cực, không phải đại mà trường, đè vào hữu lực, cần phân biệt kỹ. Sách ‘Nội kinh’ viết: “Huyết hư thì mạch Hư” là như.vậy. Đương quy vị hậu, là âm ở trong âm, cho nên dưỡng được huyết; Hoàng kỳ vị ngọt bổ khí. Nay Hoàng kỳ dùng nhiều gấp mấy lần mà lại bổ huyết, là vì huyết hữu hình không thể tự sinh, mà sinh từ khí vô hình vậy. Sách ‘Nội kinh’ viết: “Dương sinh âm trưởng” là ỷ như vậy (Danh y phương luận).

> Nhọc mệt nội thương, nguyên khí kém, ảnh hưởng đến âm huyết cũng suy hao, cho nên bên ngoài hiện ra các chứng da nóng, mặt đỏ, phiền khát, muốn uống nước, lúc đó không được dùng lầm thuốc tán biểu, thanh nhiệt, mà chỉ có cách phù dương tồn âm, bổ khí sinh huyết, thì âm bình hoà, dương kín đáo, hư nhiệt tự hết, đó là nguyên ý của Lý Đông Viên khi lộp ra bãi ‘Đương quy bổ huyết thang’. Còn như ỏng nói: “Huyết hư phát nóng, giống như chứng ‘Bạch hổ thang”‘ cần phải phân tích cho kỹ. Chứng của ‘Bạch hố thang’ là vì ngoại cảm tà gây ra, là triệu chứng dương cang thịnh, tân dịch bị tổn thương, bộnh tình thuộc thực. Chứng của ‘Đương quy bổ huyết thang’ là do nội thương gây ra, khí hao huyết hư, bệnh tình thuộc hư. Vì thế, chứng của ‘Bạch hổ thang’ là mạch Hồng đại có lực, chứng của bài này là mạch tuy Hồng Đại mà đè vào trống rỗng. Cho nên Lý Đông Viên nói: “Chỉ có mạch không Trường, Thực là đủ phân biệt rồi, uống nhẩm ‘Bạch hổ thang’ là sẽ chết”, sự phân biệt hư thực, cần phải thận trọng (Thượng Hải – Phương tễ học).

> Trong sách ‘Vạn bệnh hồi xuân’ cũng có bài ‘Đương quy bổ huyết thang’: Đương quy, Bạch thược, Sinh địa, Thục địa, Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Trần bì, Mạch môn, Cam thảo, Sơn chi, Ô mai, Sao mễ (gạo rang), Đại táo. Có tác dụng bổ huyết ích khí, kiện Tỳ, an thần. Trị tim đập mạnh, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, sắc mặt không tươi, tinh thần uể oải, ăn uống kém.

Sách ‘Thẩm thị dao hàm’ có bài ‘Đương quy bổ huyết thang’: Sinh địa, Thiên môn, Xuyên khung, Ngưu tất, Bạch thược, Chích cam thảo, Bạch truật, Phòng phong, Thục địa, Đương quy. Có tác dụng dưỡng huyết tư âm. Trị nam giới chảy máu cam, đại tiện ra máu, phụ nữ sau khi sinh bị băng lậu, mất máu nhiều, tròng mắt đau, không nhìn rõ, mi mắt hoạt động yếu, xương chân mày đau (Thượng Hải phương tể học).

> Trong bài trọng dụng Hoàng kỳ bổ khí Tỳ Phế, hỗ trợ Đương quy hòa dinh ích huyết, bổ huyết, sinh huyết. Bài thuốc có tác dụng bổ huyết nhưng Hoàng kỳ dùng liều cao gấp năm lần Đương quy do lý luận ‘khí là thống soái huyết, huyết là mẹ của khí, chứng huyết thoát thường kèm theo khí thoát. Do âm huyết hư tổn nặng, dương khí không có chỗ cư trú, hư dương phù việt ra ngoài do đó phát sốt. Tuy huyết hư là chứng chủ yếu, nhưng huyết hữu hình thuộc âm, khí vô hình thuộc dương theo nguyên tắc ‘huyết hữu hình không tự sinh ra được, phải nhờ vào khí vô hình’. Do đó trong bài thuốc trọng dụng Hoàng kỳ đại bổ khí cho Tỳ Phế, tư bổ nguồn sinh huyết, khí vượng thì huyết sinh, tức dương sinh âm trưởng. Phối hợp Đương quy bổ huyết hòa dinh, làm cho khí huyết sung vượng, âm đương điều hòa thì hết nóng sốt (Trung y vấn đối).

> ‘Đương quy bổ huyết thang’ và Tứ vật thang’ đều là thuốc bổ huyết, dùng trị chứng huyết hư, nhưng ‘TỨ vật thang’ tác dụng bổ huyết điểu huyết, trị dinh huyết hư trệ dẫn đến kinh nguyệt không đều, lượng ít, màu nhạt, hành kinh đau bụng, chóng mặt. hồi hộp, mạch Tế… Bệnh chủ yếu do huyết hư ứ trệ, dùng Thục địa, Bạch thược, Đương quy, Xuyên khung bổ huyết, điều huyết, hành khí. Vì nguyên khí không thoát, do đó không dùng Hoàng kỳ. ‘Đương quy bổ huyết thang’ bổ khí sinh huyết, trị huyết hư phát sốt. V) khí theo huyết thoát, nếu dùng loại thuốc bổ âm thl huyết không thể sinh một cách nhanh chóng, do đó phải trọng dụng Hoàng kỳ bổ khí sinh huyết, đó là điểm khác nhau của hai bài thuốc (Trung y vấn đối)

Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm