Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Bình vị tán – Xuất xứ: Hoà tễ cục phương – Công dụng: Táo thấp vận Tỳ, hành khí hoà Vị, chủ trị chứng Thấp trệ Tỳ Vị

1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị

Thương truật (quân) 6-12g Hậu phác (thần) 4-12g
Trần bì (tá) 4-12g Cam thảo (sao) (tá sứ) 4g

Cách dùng: Tán bột, mỗi lần uống 6- 12g với nước sắc gừng 2 lát, Táo 2 quả. Có thể chuyển thành thuốc thang sắc uống

Tác dụng: Kiện Tỳ táo thấp, hành khí đạo trệ. 

Chủ trị: Trị chứng Tỳ Vị thấp trệ, có triệu chứng bụng đầy, miệng nhạt, buồn nôn, nôn, chân tay mệt mỏi, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng nhớt, dày.

2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng

Phân tích bài thuốc

Thương truật kiện Tỳ táo thấp là chủ dược; Hậu phác trừ thấp giảm đầy hơi; Trần bì lý khí hoá trệ; Khương, Táo, Cam thảo điều hoà Tỳ Vị.

Ứng dụng lâm sàng

Trên lâm sàng dùng trị viêm vị trường cấp hoặc mạn tính, rối loạn thần kinh dạ dày, loét dạ dày tá tràng, gan viêm siêu vi, thận viêm, xơ gan cổ trướng, bệnh động mạch vành, rối loạn nhịp tim, mất ngủ, ho gà, bế kinh, tửu tích.

+ Trường hợp thấp nhiệt nặng, thêm Hoàng cầm, Hoàng liên.

+ Nếu thực tích, bụng đầy, đại tiện táo kết, thêm Đại phúc bi, La bạc tử, Chỉ xác để hạ khí thông tiện.

+ Bên trong có thấp trệ, kèm ngoại cảm, triệu chứng có nôn, bụng đầy, sốt sợ lạnh, thêm Hoắc hương, Chế bán hạ để giải biểu hóa trọc, gọi là bài ‘Bất hoán kim chính khí tán’ (Hòa tễ cục phương).

+ Sốt rét (thấp ngược), thân mình nặng, đau, mạch Nhu, lạnh nhiều nóng ít, dùng bài này hợp với bài ‘Tiểu sài hồ thang’ để trị gọi là bài ‘Sài bình thang’ (Nội kinh thập di phương luận).

+ Bài này thêm Tang bạch bì gọi là ‘Đối kim ẩm tử’, trị chứng Tỳ Vị thấp, người năng, da phù.

Trên lâm sàng có báo cáo dùng bài này trị viêm dạ dày mạn tính , đau dạ dày cơ năng, bụng đầy, kém ăn, rêu lưỡi trắng dày.

Lâm sàng ngày nay

+ Trị ruột viêm cấp: Dùng bài này hợp với bài ‘Hậu phác thang’ gia giảm, trị 129 ca. Bụng đầy trướng, thêm Hoắc hương. Rêu lưỡi dục hoặc nhờn nhớt, thâm Thảo đậu khấu. Nếu phân có mùi tanh, do thực tích, thêm Tô diệp. Kết quả: Uống 4-6 thang đều khỏi. Trong đó, khỏi 81, đỡ 42, có chuyển biến 6 (Phúc kiến trung y dược 4, 1984).

+ Trị tiêu chảy: Trị 129 ca trẻ nhỏ bị tiêu chảy. Bị bệnh 1-7 ngày, mỗi ngày đại tiện 4 -1 0 lần hoặc nhiều hơn. Kèm sốt, bụng trướng, nôn mửa. Do thương thực, thêm Sơn tra, Thần khúc, Mạch nha. Phong hàn, thêm Kinh giới, Tử tô. Thấp nhiệt thêm ‘Lục nhất tán’. Tỳ hư, thêm Sơn dược, Cam thảo. Tỳ Thận dương hư, thêm Bào khương, Phụ tử. Nôn mửa, Bụng trướng, thêm Sa nhấn, Bán hạ, bụng đau, thêm Thanh bì, Mộc hương. Tiểu ít, thêm Trạch tả. Sốt thêm Cát căn. Kết quả: trị 3 ngày, khỏi 79, dỡ 42, không khỏi 8 (Chiết Giang trung y tạp chí 1, 1988).

+  Trị tiêu chảy: Dùng bài này thêm Hoắc hương. Trị 112 ca. Khỏi 102, đỡ 6, không khỏi 4 (Phúc kiến trung y dược 1, 1984).

+  Trị không muốn ăn uống: Dùng bài này, thay Thương truật bằng Bạch truật. Tỳ Vị hư yếu, thêm Hoàng kỳ, Sơn dược, Phục linh. Dư nhiệt chưa hết, thêm Trúc diệp, Thạch cao. Khí uất, thêm Sài hồ, Sa nhân. Thức ăn đình trệ, thêm Mạch nha, Cốc nha, Kê nội kim. Đờm thấp, thêm Bán hạ, Phục linh, Trạch tả (Phúc kiến trung y dược 2, 1966).

+  Trị viêm gan truyền nhiễm: Dùng bài này thêm Nhân trần, Chi tử, Hoàng bá, Chỉ xác. Trị 550 ca. khỏi 471, đỡ 72, không khỏi 7, trung bình trị 27.8 ngày (Hắc Long Giang trung y dược 1, 1984).

+  Trị bế kinh do hàn thấp: Dùng bài này thêm Tam lăng, Nga truật, Ngưu tất, Kê nội kim. Trị bệnh nhân bị bê kinh đã 3 năm. Kết quả: Uống 25 thang, thấy kinh trở lại (Cát Lâm trung y dược 4, 1984).

+  Trị tửu tích: Dùng bài này thêm Cát hoa, Sa nhân, Can khương, Bạch thược. Kết quả: uống 2 thang, khỏi bệnh (Tứ Xuyên trung y 1, 1986).

Kiêng kỵ: Bài thuốc có vị đắng, cay, ôn láo, dễ làm tổn thương tán dịch, âm huyết, vì vậy, dùng thận trọng đối với phụ  nữ có thai.

3. Trích dẫn y văn

> Kha Vận Bá nói: Sách ‘Nội kinh’ ghi: Thổ vận thái quá gọi là đôn phụ, bệnh của nó là bụng đầy, bất cập gọi là ty giám, bệnh của nó là lưu mãn bĩ tắc. Trương Trọng Cảnh chế ba bài Thừa khí thang’ điều hoà đôn phụ của vị thổ, Lý Đông Viên chế ‘Bình vị tán’ để binh ty giám của vị thổ.

Đắp chỗ thấp cho bằng, chứ khống có nghĩa là san bằng, cũng như ‘ôn đởm thang’ dùng thuốc lương mà làm cho ôn, không phải dùng thuốc ôn.

Người chú thích bản thảo đời sau nói đất đầy cao nên dùng Thương truật để làm cho bằng, đất lõm thấp nên dùng Bạch truật đắp cho bằng, nếu cho đất ướt là cồn cao, thế thì đất khô là thấp hay cao, không xét kỹ nghĩa chữ đôn phụ, ty giám vì không hiểu ý của bài ‘Bình vị’. Hai loại Bạch truật và Thương truật đều có tác dụng táo thấp kiện Tỳ, Tỳ táo thì không trệ, cho nên hay kiện vận mà được bình thường. Nhưng Bạch truật nhu mà hoãn, Thương truật mãnh liệt mà hung hãn, ỏ đây muốn dùng nó phát hãn, khoẻ, trừ thấp nhanh cho nên dùng Thương truật làm quân, không thể câu nệ thuyết màu trắng thì bổ, đỏ thì tả của Thương, Bạch truật. Hậu phác màu đỏ, vị đắng tính ôn, hay trợ thiếu hoả để sinh khí, nên dùng làm tá. Thấp là vì khí không thông hành, khí hành thì khỏi, vì thế, dùng Trần bì làm tá. Ngọt vào Tỳ trước, Tỳ được bổ mà vận hoá khoẻ, cho nên dùng Chích cam thảo tàm sứ. Tên gọi ‘Bình vị’ thực ra là bài thuốc hoà Tỳ thuận khí (Danh y phương luận).

> Tỳ vị có nhiều thấp tích trệ, chức năng tiêu hoá bị rối loạn, xuất hiện những chứng trạng trên, đó là thuộc hiện tượng thổ khí bị rối loạn, cho nên dùng những vị thuốc cay thơm, lấy ráo trừ thấp trệ, điều hoà khí của Tỳ vị. Làm cho trung tiêu vận hành trở lại thì các chứng đều tiêu trừ. Nhưng nên chú ý, các chứng rêu lưỡi trắng nhớt mà dày, không khát, dưới tim đầy cứng, mỏi mệt, không muốn ăn, là chứng thích ứng chủ yếu của bài này. Rêu lưỡi nhớt mà vàng, miệng đắng, cổ khô nhưng lại không khát lắm, là chứng thấp nhiệt đều thịnh, nên phối hợp với các vị cầm, liên, để thanh thấp nhiệt. Trương Cảnh Nhạc nói: ‘Theo tính vị thì phải cay đắng ráo mới có thể tiêu, có thể tán, chỉ chứng có trệ, có thấp, có tích thì nên dùng” (Thượng Hải phương tễ học).

Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân

Xem thêm: 

Bạn có thể quan tâm