Bài thuốc Hóa ban thang – Xuất xứ Ôn bệnh điều biện – Tác dụng : Thanh nhiệt, giải độc
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc
Thạch cao 24 – 40g | Tri mẫu 12 – 16g |
Huyền sâm 10 – 12g | Quảng tê giác (bột sừng trâu) 8 – 40g |
Cam thảo 8 – 12g |
Cách dùng: sắc uống ngày 3 lần.
Kiêng kỵ: Không phải thực nhiệt thì cấm dùng
2. Tác dụng chủ trị
Tác dụng : Thanh nhiệt, giải độc.
Chủ trị: Trị sốt cao, miệng khát, nói sảng, có phát ban, lưỡi đỏ sẫm, rêu lưỡi vàng, mạch Sác.
Bài này có tác dụng tốt đối với trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết, ban sởi.
3. Tài liệu Tham khảo
+ ‘ Hoá ban thang ’ là bài ‘Bạch hổ thang’ thêm Tê giác, Huyền sâm mà thành, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, tư âm, giải độc. Ôn bệnh phát ban, phần nhiều do Vị hỏa vượng mà nhiệt ỏ huyết đốt mạnh lên gây ra.
+ Lúc đó khí huyết đều bị đốt, dùng ‘Bạch hổ thang’ để thanh nhiệt ở Dương minh, hợp với Tê giác, Huyền sâm để lương huyết giải độc. Nhưng về phương diện lương huyết giải độc so với bài Thanh ôn bại độc ẩm’ thì sức không mạnh bằng (Thượng Hải phương tễ học).
+ Phần Thanh dinh lương huyết pháp viết
” Khí dinh (huyết) lưỡng thanh. Cùng kết hợp thanh dinh hoặc lương huyết pháp với thanh giải khí nhiệt pháp để song giải khí dinh hoặc khí huyết tà nhiệt.
Chủ trị khí nhiệt tích thịnh mà dinh huyết phần tà nhiệt cũng thịnh (thâm) hay còn gọi là khí dinh lưỡng phiên (đốt thiêu) chứng hoặc khí huyết lưỡng phiên chứng.
Triệu chứng sốt cao (tráng nhiệt), miệng khát phiền thao thậm chí thần hôn chiêm vọng (nói năng lung tung), hai mắt hoa, đau nhức các khớp dữ dội như bị đánh, ban chẩn mọc dầy hoặc có tiêu máu, thổ huyết, máu cam, rêu lưỡi
vàng táo hoặc đen cháy (tiêu hắc), chất lưỡi đỏ thẫm hoặc tím sậm.
Đại biểu phương như gia giảm Ngọc nữ tiễn, Hóa ban thang, Thanh ôn bại độc ẩm, … những phương tễ này cần dựa vào tính chất bệnh, bệnh nặng nhẹ mà chọn dùng cho thích hợp.
Khi vận dụng thanh dinh lương huyết pháp nên chú mấy điểm sau:
(1) Nhiệt tại khí phần mà chưa nhập dinh huyết phần thì không thể sớm dùng.
(2) Bệnh biến dinh huyết phần có kèm thấp tà nên thận trọng khi dùng pháp này vì pháp này dùng phương dược đều là loại lương át tư nê, lúc cần thiết cũng có thể thêm chút thuốc khứ thấp.
(3) Nhiệt nhập dinh huyết phần bệnh tình tương đối nặng, đều có kèm tình trạng bế khiếu, động phong do đó pháp này thường phối hợp với khai khiếu pháp, tức phong pháp.
Nguồn: Tổng hợp (có sử dụng tài liệu của L/Y Hoàng Duy Tân)
Xem thêm: