Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Hoàng cầm thang

by Hoàng Duy Tân

Bài thuốc Hoàng cầm thang – Xuất xứ Thương hàn luận – Tác dụng thanh nhiệt, chỉ lỵ, hòa trung, chỉ thống.

1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị

Hoàng cầm 12-16g Bạch thược 12-16g
Chích cam thảo 6-8g Đại táo 3-6 quả

Cách dùng: sắc uống

Tác dụng : Thanh nhiệt, chỉ lỵ, hòa trung, chỉ thống. 

Chủ trị: Trị tiêu chảy, kiết lỵ do đại trường thấp nhiệt, có các triệu chứng tiêu chảy hoặc kiết lỵ, bụng đau, người nóng, miệng đắng, lưỡi đỏ, mạch Huyền Sác.

Kiêng kỵ: Chứng tà lỵ do hàn thấp, rêu lưỡi trắng, mạch Trì hoạt, không khắt nước, không nên dùng bài này.

2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng

Phân tích bài thuốc:

Hoàng cầm thanh thấp nhiệt ở vị trường, là chủ dược; Thược dược điều huyết hoà Can, giảm đau bụng; Cam thảo, Đại táo hoà Tỳ Vị.

Gia giảm :

+ Trường hợp nhiệt lỵ, bụng đau mót rặn, dùng bài này, bỏ Đại táo gọi là ‘Hoàng cầm thược dược thang’ (Hoạt pháp cơ yếu).

+ Trường hợp lỵ trực trùng, phân có mủ máu, bụng đau mót rặn, bỏ Đại táo, thêm Hoàng liên, Đại hoàng, Binh lang, Đương quy, Mộc hương, Nhục quế gọi là ‘Thược dược thang’ (Hà Gian lục thư).

+Trường hợp thấp nhiệt lỵ, dùng bài này, bỏ Đại táo, tăng lượng Bạch thược, thêm những thuốc hành khí đạo trệ như Chỉ thực, Mộc hương.

+ Kiết lỵ kèm theo nôn mửa? thêm Bán hạ, Sinh khương gọi là ‘Hoàng cầm gia bán hạ sinh khương thang’ (Thương hàn luận).

3. Điều văn trong Thương Hàn Luận

Thương hàn luận điều 172 có nói “Thái dương dữ thiếu dương hợp bệnh, tự hạ lợi giả, dữ Hoàng cầm thang, nhược ấu giả, Hoàng cầm gia bán hạ sinh khương thang chủ chi.”

Bình giải 

Điều 172 là Hoàng cầm thang chứng trị và Hoàng cầm gia bán hạ sinh khương thang chứng trị. Điều văn chỉ nêu lên 2 chứng là hạ lợi và ẩu, đây đúng dạng lược bớt văn. Lục kinh bệnh chúng đều có hạ lợi, nhưng chỉ dựa vào 1 chứng hạ lợi thì không thể khẳng định được là thái dương thiếu dương hợp bệnh. Nhưng nếu gọi là thái thiếu dương hợp bệnh thì có thể bệnh thuộc giai đoạn sơ khởi, có triệu chứng đau đầu sốt do đó gọi là thái dương, nhưng lại không cần giải biểu. Có thể xuất hiện miệng đắng, họng khô, tâm phiền, đau bụng, ẩu thổ, không muốn ăn uống… tức là tuy lý có uất nhiệt nhưng cũng không thể công hạ do đó gọi là thiếu dương, nên trong điều trị nghi dùng thanh lý nhiệt là chính, hòa âm hoãn cấp là phụ, dùng Hoàng cầm thang.

Bài thuốc Hoàng cầm thang dùng hoàng cầm làm chủ được khổ hàn kiên âm mà thanh lý nhiệt; dùng thược dược, cam thảo hoãn cấp chỉ thống lại có thể hòa âm; dùng đại táo hòa trung làm thuốc bổ trợ. 

Lời bàn

Điều khác nhau giữa phương này với Cát căn cầm liên thang ở chỗ phương này dùng thược nhu can hòa lý hòa âm, Cát căn cầm liên thang dùng cát căn kiện tỳ giải biếu, thăng dương. Ở mặt dùng khổ hàn kiện âm thanh lý nhiệt thì hai phương giống nhau nhưng liều lượng khác nhau. Do đó phương này cũng là dùng trong lỵ tật và được coi là tố phương (tổ sư) của trị lỵ mà Cát căn cầm liên thang thì lại thích hợp với tiết tả.

Hậu thế chữa lỵ tật đều dùng Hoàng cầm thang gia giảm như Chu Đan Khê với Hoàng cầm thược dược thang, Trương Khiết Cổ với Thược dược thang, bởi vậy phương này được mệnh danh là ông tổ của trị lỵ phương. Phương dùng trong phục khí ôn bệnh, là chủ phương của thanh lý nhiệt, không hạn chế ở chữa trị lỵ, đây cũng là sự phát triển kế tục của ông bệnh phái đối với “Thương hàn luận” 

3. Trích dẫn y văn

> Kha Vận Bá nói: Hợp bệnh Thái dương, Dương minh là hàn tà mới bắt đầu xâm nhập vào kinh Dương minh, Vị chưa thực, di hàn sang Tỳ cho nên tự đại tiện lỏng, đó là âm thịnh dương hư, dùng ‘Cát căn thang’, lấy vị cay, ngọt, phát tán là để duy trì dương. Hợp bệnh Thái dương, Thiếu dương là nhiệt tà hãm vào phần lý của Thiếu dương, đởm hoả tự do bốc lên, di nhiệt sang Tỳ, cho nên tự đại tiện lỏng, đầy là dương thịnh âm hư, dùng ‘Hoàng cầm thang’ có vị đắng, ngọt lẫn lộn, để bảo tổn âm. Khi hợp bệnh Thái dương, Thiếu dương tà còn ở bán biểu, theo phép trị là dùng ‘Sài hồ quế chi gia giảm’, ở đây là nhiệt thấm vào trong, không phải lo tới biểu tà, cho nên dùng Hoàng cầm để tiết nhiệt ỏ đại trường, phối Thược dược để bổ Thái âm hư, dùng vị ngọt, táo để điều hoà khí ở trung tiêu, tuy không phải là Vị thực nhưng cũng không phải là Vị hư, cho nên không cần dùng Nhân sâm để bổ trung tiêu. Nếu nôn là tà ở thượng tiêu chưa tán, vì thế vẫn thêm Sinh khương, Bán hạ, tức là bài ‘Sài hồ quế chi thang’ bỏ Sài, Quế, Nhân sâm vậy. Phàm biểu bệnh của hai kinh dương thì dùng biểu được của hai kinh dương. Bệnh bán biểu của hai kinh dương thì dùng thuốc bán biểu của hai kinh dương, ở đây là ỉý của hai kinh dương bệnh, vì vậy dùng lý dược của hai kinh dương, theo từng điều mà xét kỹ, rất là phù hợp. Tuy nhiên, hễ chính khí hơi kém thì biểu tà tuy còn vẫn phải giữ vững lý trước; tà khí đang thịnh tuy đại tiện lỏng cũng không cần bổ trung tiêu, đó lại là điều đáng chú ý.

Thiên ‘Nhiệt bệnh luận’ sách ‘Nội kinh’ viết: Thái dương chủ khí, Dương minh chủ thịt, Thiếu dương chủ đởm, thương hàn mới một ngày, bệnh ở Thái dương, hai ngày ỏ Dương minh, ba ngày ở Thiếu dương, mùa đông không tàng tinh, thì tinh không hoá khí cho nên khí bị bệnh trước rồi dẫn đến thịt, đến đởm, bệnh từ ngoài vào trong. Bệnh này tuy phát từ bên trong mà nguyên nhân lại vì thương hàn, cho nên một bệnh mà có hai tên. Nước mật (đởm trấp) rất đắng, rất hàn, là vị chính của tướng hoả, hỏa vượng thì thuỷ suy, nước mật tràn lên mà miệng đắng, cho nên dùng Hoàng cầm, Hoàng liên để tư đởm trấp mà thanh tướng hoả (Thương hàn phụ dực).

> Bài này nguyên dùng trị tiêu chảy của hợp bệnh Thái dương và Thiếu dương, nhưng chú trọng về Thiếu dương. Nhiệt ở Thiếu dương bức bách vào trong gây nên tiêu chảy, cho nên đùng bài này để thanh nhiệt ở lý, nhiệt ở lý thanh thì chẳng những hết tiêu chảy, mà nóng ở ngoài cũng hết. Sau này, khi trị tiêu chảy, dù do nhiệt ở đường ruột gây ra, vẫn có thể cho uống bài này.

Sách ‘Hoạt pháp cơ yếu’ dùng bài này bỏ Đại táo gọi là ‘Hoàng cầm thược dược thang’, tr| nhiệt ly, đau bụng, mót rặn. Chu Dương Tuấn chủ trương dùng bải nảy đế trị ôn bệnh thời kỳ dâu. Diệp Thiên Sĩ cũng đề cao lập luận này, ông cho rằng: “Do tà nấp sâu vào trong đã hoá thành nhiệt rồi, thầy thuốc giỏi ngày xưa lấy ‘Hoàng cầm thang’ làm phương chủ yếu, dùng thuốc vị đắng, hàn để thanh nhiệt ở lý, đó là phép chính trị, biết rằng ôn tà kiêng phát tán, nên không dùng theo phép trị của bệnh mới cảm”. Do đó có thể biết, công dụng chủ trị của bài này, đã ra ngoài phạm vi của sách ‘Thương hàn luận’ (Thượng Hải phương tễ học).

> Các y gia sau này dùng  bài thuốc ‘Hoàng cầm thang’ phát triển, trị các chứng nóng sốt, đắng miệng, đau bụng lỵ, hoặc ly nóng sốt, lưỡi đỏ, mạch Huyền Sác. Các bài thuốc trị lỵ sau này phần lớn do bài trên biến hóa thành. Như Chu Đan Khê trị nhiệt lỵ đau bụng, dùng ‘Hoàng cầm bạch thược thang’; Trương Khiết Cổ dùng ‘Hoàng cầm thang’ thêm Mộc hương, Binh lang, Đại hoàng, Hoàng liên, Đương quy, Quế chi bỏ Đại táo gọi là Thược dược thang’ trị lỵ rất hiệu nghiệm.

Nói chung hai bài trên đều trị chứng nhiệt lỵ, nhưng ‘Hoàng cầm thang’ trị bệnh nhẹ, tà nhiệt ở cạn, thiên về khí phận, ‘Bạch đầu ông thang’ trị bệnh lỵ nặng, nhiệt độc vào sâu, thiên vé huyết phận. Trên lâm sàng sử dụng cần phải phân biệt (Trung y vấn đối)

> Thái dương dương minh hợp bệnh mà có tự hạ lợi là bệnh tại biểu, nên dùng Cát căn thang để phát hạn. Dương minh thiếu dương hợp bệnh mà có tự lợi thì bệnh tại lý phải dùng Thừa khí thang công hạ nó. Ở đây là thái dương thiếu dương hợp bệnh mà tự hạ lợi thì bệnh tại bán biểu bán lý rồi cho nên không thích hợp với hạn hạ pháp do đó phải dùng Hoàng cầm thang để hòa giải bán biểu bán lý chi tà. (Thành Vô Kỳ)

> Bài thuốc Hoàng cầm thang vẫn là chủ phương của ôn bệnh. Đây là Quế chi thang đổi quế chi thành hoàng cầm và bỏ sinh khương, vì quế chi chủ chữa phong hàn tại biểu, hoàng cầm lại chữa phong nhiệt tại lý (Trương Lộ Ngọc)

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ