Bài thuốc Thanh hao miết giáp thang – Xuất xứ: Ôn bệnh điều biện – Chủ trị: ôn bệnh hậu kỳ, tà phục âm phần chứng
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Thanh hao (quân) 8-12g | Miết giáp (quân) 16-20g |
Tri mẫu (thần) 8-12g | Tế sinh địa (thần) 12-16g |
Đơn bì (tá) 12-16g |
Cách dùng: sắc uống.
Tác dụng : Dưỡng âm, thanh nhiệt.
Chủ trị: Trị sốt kéo dài dai dẳng, sáng nhẹ chiều tối nặng, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác hoặc Huyền Tế Sác.
Kiêng kỵ. Trường hợp bệnh nhiễm thời kỳ đầu hoặc bệnh ôn ở phần khí, âm hư co giật không nên dùng bài này.
2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng
Phân tích bài thuốc:
Miết giáp vị mặn, tính hàn, có tác dụng tư âm, thoái hư nhiệt; Thanh hao thanh nhiệt, đều là chủ dược; Sinh địa, Tri mẫu hỗ trợ Miết giáp để dưỡng âm, thoái hư nhiệt; Đơn bì thanh nhiệt ở phần huyết, tăng tác dụng thanh nhiệt của bài thuốc.
Ứng dụng lâm sàng:
+ Trường hợp bệnh lao phổi, thêm Sa sâm, Mạch môn, Hạn liên thảo để dưỡng âm thanh Phế.
+ Hư nhiệt kéo dài, thêm Thạch hộc, Địa cốt bì, Bạch vi.
+ Đối với trẻ em sốt vào mùa hè, sốt nặng về đêm, thuộc chứng âm hư nội nhiệt, có thể dùng bài thuốc này, thêm Bạch vi, Thiên hoa phấn, Cọng sen.
3. Trích dẫn y văn
> Sách ‘Ôn bệnh điều biện’ ghi: “Đêm nóng, sáng mát, nhiệt lui không có mồ hôi, nhiệt từ phần âm lại, Thanh hao miết giáp thang’ làm chủ”. Ban đêm nóng, sáng sớm mát, là chứng tà nhiệt nấp ở phần âm. Tà nấp ở phần âm, không thể chỉ dùng thuốc tư âm, cũng không thể dùng thuốc có vị đắng, tính hàn để thắng nhiệt, vì cảng tư âm thì càng giữ tà lại, khổ hàn thì hay hoá táo hại âm, cho nên đều không thích hợp với bệnh tình.
Bài này một mặt dương âm, một mặt triều nhiệt, làm cho âm hồi phục thì đủ để chế hoả, tà hết thì nóng tự khỏi. Dụng ý lập bài này là ở chỗ làm cho tà khí nấp sâu ở phần âm, thấm ra phần dương mà giải. Vì thế bài này đối với chứng nhiệt tà nấp sâu ở phần âm, tối nóng, sáng mát, hết nóng thì không có mồ hôi, người gầy, mạch Sác, lưỡi đỏ, ít rêu, rất là thích hợp. Bài này còn có thể dùng trị chứng Phế lao, nóng âm ỉ, hoặc những chứng hư nhiệt khác do âm hư hoả vượng (Thượng Hải phương tễ học)
Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân
Xem thêm: