Bài thuốc Huyết phủ trục ứ thang – Xuất xứ Y lâm cải thác – Tác dụng Hoạt huyết hóa ứ, hành khí chỉ thống.
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Đào nhân (quân) 8~16g | Hồng hoa (quẩn) 6g |
Xuyên khung (thần) 6-8g | Xích thược (thần) 8-12g |
Xuyên ngưu tất (thần) 6-12g | Đương quy (tá) 12-16g |
Sinh địa (tá) 12-16g | Chỉ xác (tá) 6-8g |
Cát cánh (tá) 6-8g | Sài hồ (tá) 8- 12g |
Cam thảo (sứ) 4g |
Cách dùng: Sắc, chia 2 lần uống
Tác dụng: Hoạt huyết hoá ứ, hành khí chỉ thống.
Chủ trị: Trị chứng đau tức ngực do huyết ứ, khí trệ, bế kinh, hành kinh đau bụng (thống kinh), đầu đau, ngực đau lâu ngày không khỏi, hoặc nấc lâu ngày không khỏi, hoặc nội nhiệt phiền muộn, hoảng hốt, mất ngủ, ban ngày dễ chịu, về chiều thì sốt.
2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng
Phân tích bài thuốc
Đương quy, Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết hoá ứ là chủ dược; Xuyên khung, Xích thược hoạt huyết, hoá ứ; Sinh địa phối hợp Đương quy dưỡng huyết hoà âm; Ngưu tất hoạt huyết thông mạch; Sài hồ, Chỉ xác, Cát cánh sơ thông khí trệ, giúp thông mạch Hoạt lạc; Cam thảo điều hoà các vị thuốc.
Ứng dụng lâm sàng
Trên lâm sàng thường dùng trị các bệnh tim mạch như đau tức ngực do thiếu máu cơ tim, xơ cứng động mạch vành, co thắt động mạch vành.
Gia giảm :
+ Mất ngủ, thêm Thục táo nhân;
+ Suy nhược, khí hư, thêm Đảng sâm để bể trung ích khí;
+ Dương hư bỏ Sài hồ, thêm Thục phụ tử, Quế chi để ôn Tâm dương;
+ Hạ sườn bên phải đau, có khôi u, thêm Uất kim, Đan sâm để hoạt huyết, tiêu tích;
+ Tức ngực, thêm Xuyên khung, Hồng hoa, tăng liều Đan sâm.
Trên lâm sàng, có tác giả dùng trị chứng đau đầu kéo dài, huyết áp cao, chóng mặt, đau đầu, đau thần kinh bên sườn, đau lưng sau đẻ do huyết ứ, khí trệ, có kết quả tốt.
3. Nghiên cứu lâm sàng Huyết phủ trục ứ thang
+ Trị tắc mạch máu não: Dùng bài này chế thành thuốc chích tĩnh mạch, trị 25 ca. Khỏi 6, đỡ 7, đỡ ít 8, không khỏi hoặc nặng hơn 4 (Trung Quốc y viện dược học tạp chí 3, 1983).
+ Trị chấn thương sọ não: Trị những ca bệnh nặng, 15 ngày sau thì tỉnh, 40 ngày thì tự đi lại được, di chứng để lại rất ít (Thiết thủ y học 2, 1984).
+ Trị di chứng chấn thương sọ não: Đã trị 38 ca. Khỏi 33, đỡ
2, đỡ ít 2 , không khỏi 1 (Liêu Ninh trung y tạp chí 1, 1987).
+ Trị đau đầu: Trị 55 cu đau đầu do ứ huyết. Khỏi 38, chuyển biến 15, không khỏi 2 (Thiểm Tây trung y 2, 1983).
+ Trị 100 ca trẻ nhỏ đau đầu: Trong đó loại thần kinh 82, do mạch máu co thắt 15 rối loạn thần kinh 2, động kinh 1. Uống 4-20 thang. Kết quả: Khỏi 76, đỡ 20, không khỏi 4 (Chiết Giang trung y tạp chí 9, 1983).
+ Trị mất ngủ: Trị 46 ca, trong đó, loại khí trệ huyết ứ 29 ca (chỉ dùng bài thuốc này), đờm ngưng huyết kết 13 ca (kết hợp với bài ‘Đạo đờm thang’, loại khí hư huyết ứ 4 ca (dùng chung với bài ‘Bổ dương hoàn ngũ thang’). Kết quả: Khỏi 22, đỡ 13, có chuyển biến 11 (Hồ Bắc trung y tạp chí 2, 1986).
+ Trị hay mơ’. Dùng bài này thêm Uất kim, Hương phụ. Kết quả: Sau khi uống 5 thang đều hết các triệu chứng, sau đó, cho uống thêm ‘Tiêu dao hoàn’. Theo dõi 4 năm sau không thấy tái phát (Tứ Xuyên trung y 1, 1989).
+ Trị tim đập nhanh: Dùng bài này thêm Quế chi, Đảng sâm, Cam thảo, Sài hồ. Kết quả: Sau khi uống 9 thang, nhịp tim còn 70- 80/phút (Tứ Xuyên trung y 7, 1987).
+ Trị hen Phế quản: Dùng bài này thêm Địa long, trị 10 ca. Hết lên cơn 7, có chuyển biến 2, không khỏi 1. Uống ít nhất 10 thang, nhiều nhất 30 thang (Thượng Hải trung y tạp chí 9, 1984).
4. Trích dẫn y văn
Phương pháp lập bài ‘Huyết phủ trục ứ thang’ là dựa vào trạng thái thịnh hư của tà khí và chính khí, căn cứ vào sự thăng giáng khí cơ của tạng phủ, kinh lạc và sự sinh hóa của khí huyết để tạo thành bài thuốc. Đặc điểm cấu tạo bài thuốc có mấy ý nghĩa sau:
Trị cả khỉ lẫn huyết: Dựa vào nguyên lý ‘khí là thống soái của huyết, khí hành thì huyết hành’ cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa khí và huyết; đổng thời dựa theo chức năng và tính chất Can là thích thông đạt, bài thuốc sử dụng thuốc hoạt huyết hóa ứ làm chủ dược, phối hợp thuốc hành khí như Sài hồ, Chỉ xác, Cát cánh đạt mục đích ‘Khí hành thì huyết hành, huyết hành thì hết ứ trệ’.
Trừ tà khí không tổn thương chính khỉ: Chứng huyết ứ, âm huyết tổn thương, thuốc hành khí hoạt huyết dễ làm tổn thương âm huyết, do đó trong bài thuốc, dùng ‘Tứ vật thang’ dưỡng huyết, bồi dưỡng chính khí, thêm các vị thuốc hoạt huyết hành khí, dể trừ tà khí mà không làm tổn thương chính khí.
Phương pháp vừa thăng vừa giáng: Trong bài thuốc dùng Cát cánh làm mái chèo thuyền, đưa thuốc vào vùng ngực để tán máu ứ, dùng Ngưu tất dẫn máu ứ đi xuống. Hai vị phối hợp một thăng một giáng, thông lợi khí cơ, điều đạt khí huyết, trừ tà khí, lập lại cân bằng âm dương (Trung y vấn đối).
Nguồn: L/y Hoàng Duy tân
Xem thêm: