Bài thuốc Phục nguyên hoạt huyết thang – Xuất xứ Y học phát minh – Tác dụng Hoạt huyết khứ ứ, sơ Can thông lạc.
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Đại hoàng (ngâm rượu) (quân) 4- 12g | Sài hồ (quân) 12-20g |
Đào nhân (ngâm rượu, sao) (thần) 8- 16g | Xuyên sơn giáp (thần) 8- 12g |
Qua lâu căn (tá) 12g | Đương quy (tá) 12g |
Hồng hoa (thần) 8- 12g | Cam thảo (sứ) 8g |
Cách dùng: Sắc với nước và rượu (tỷ lệ rượu 1/3) uống ấm, lúc bụng đói, chia 2 lần trong ngày. Hết đau thì ngưng uống.
Tác dụng: Hoạt huyết hoá ứ, sơ can thông lạc.
Chủ trị: Trị các chứng sang chấn, tổn thương gây ứ huyết ở ngực sườn.
2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng
Phân tích bài thuốc
Bài này chủ trị chứng vấp ngã bị thương, huyết ứ ngưng tụ, ngực sườn đau nhức. Đương quy vào kinh Can dưỡng huyết hoạt huyết, chỉ thống là chủ dược; Sài hồ sơ Can hành khí;
Đại hoàng dùng rượu sao chế, kết hợp với Đào nhân , Hồng hoa, Xuyên sơn giáp có tác dụng hoạt huyết hoá ứ, thông kỉnh, chỉ thống; Qua lâu căn có tác dụng tiêu ứ huyết; Cam thảo điều hoà các vị thuốc. Các vị thuốc dùng chung có tác dụng hành khí hoạt huyết, sơ Can khu ứ, làm cho ứ huyết tiêu thì huyết mới sinh nên có tên gọi ‘Phục nguyên’.
Ứng dụng lâm sàng
Bài này chủ yếu thường dùng trị viêm thận, tổn thương phần mềm, gãy xương, chấn thương mắt, chấn thương đầu, chấn thương não.
Bài này có thể dùng trị có hiệu quả các chấn thương phần mềm, đau dây thần kinh liên sườn hoặc trường hợp áp xe gan.
3. Nghiên cứu lâm sàng Phục nguyên hoạt huyết thang
+ Trị viêm thận: Dùng bài này uống, phối hợp với bơm thuốc vào, trị thận viêm mạn, chức năng thận suy yếu, có dấu hiệu ứ huyết. Kết quả: Uống 15-30 thang, các triệu chứng đều hết, chức năng thận trở lại bình thường, có hiệu quả tốt (Tứ Xuyên trung y 10, 1986).
+ Trị xẹp phổi: Dùng bài này thêm Cát cánh, Hạnh nhân, Xuyên bối mẫu, trị do chấn thương làm cho xẹp phổi, trị hơn 4 năm không khỏi. Kết quả: Sau khi uống 25 thang, bớt đau ngực, ho thưa hơn. Uống đến 30 thang, hết đau ngực, hết ho, tinh thần tươi tỉnh hơn. X quang phổi thấy giảm hơn phân nửa, cho uống tiếp 20 thang, hết xẹp phổi (Thượng Hải trung y dược tạp chí 9, 1986).
+ Trị chấn thương não: Sau khi uống 3 thang bớt đau đầu, uống 6 thang, các chứng khác đều khỏi, não dược mạnh lên, mắt sáng ra (Giang Tây trung y dược 4, 1987).
+ Trị chấn thương mắt’. Dùng bài này bỏ Xuyên sơn giáp, thêm Đan sâm, Thiến thảo, Mộc tặc, trị mắt bị chấn thương gây chảy máu, võng mạc bị chấn thương. Kết quả: Sau khi uống 12 thang, máu ứ ở nhãn cầu tiêu hết, hết đau, thị lực trở lại bình thường (Giang Tây trung y dược 4, 1987).
+ Trị gãy xương: Trị gãy xương sườn, có ứ huyết ở bên trái. Kết quả: Sau khi uống 5 thang, hông sườn bớt đau, X quang thấy máu ứ đă giảm, uống tiếp 15 thang, các chứng đều khỏi (Giang Tây trung y dược 4, ĩ 987).
4. Trích dẫn y văn
> Trương Bỉnh Thành nổi: phàm chứng vấp ngã, đánh nhau bị thương tất có huyết ứ ở hai bên sườn, vì can là tạng tàng trữ huyết, kinh mạch của nó chạy hai bên sườn, cho nên không kể là bị thương ở kinh nào, phép trị đểu không rời khỏi tạng Can. Hơn nữa chứng vấp ngã là đều đau lưng và sườn càng chứng minh rõ. Cho nên bài này dùng Sài hồ chuyên đi vào can đởm, tuyên thông đường khí, thông hành uất kết. Lấy rượu tẩm Đại hoàng khiến cho tính thông đến nơi đi thẳng xuống mà theo Sài hồ ra biểu vào lý để tấn công vào chỗ có ứ huyết. Đương quy hành khí trong huyết, khiến cho huyết đểu trở về kinh. Giáp phiến có thể trục ứ huyết trong lạc mạch, làm cho huyết tán bổ khắp nơi. Chỗ huyết ứ tất có phục nhiệt cho nên dùng Hồng hoa để thanh. Lúc đau nhiều, khí mạch chắc chắn sẽ bị cấp, cho nên dùng Cam thảo để hoà hoãn. Đào nhân phá ứ. Hồng hoa hoạt huyết thì huyết ứ trừ, huyết mới sinh, đau tự giải mà nguyên khí hồi phục (Thành phương tiện độc).
Trương Vĩnh Thành nói: “Cái nên bỏ thì bỏ đi, cái nên sinh thì sinh ra, cái đau đỡ thì nguyên khí tự khôi phục“ cho nên bài này lấy tên là ‘Phục nguyên’. Tuy nhiên chứng vấp ngã bị thương, không những huyết ứ đọng, mà tà khí cũng trệ, cho nên lúc dùng nên thêm một vài vị hành khí, làm cho khí hành huyết hoạt thì hiệu quả càng tốt hơn (Thượng Hải phương tễ học).
Nguồn: L/y Hoàng Duy tân
Xem thêm: