Đương quy lục hoàng thang – Xuất xứ: lan thất bí tàng – Chủ trị: Âm hư hỏa vượng, đạo hãn
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Đương quy 12g | Sinh địa 16g |
Thục địa 16g | Hoàng liên 4g |
Hoàng cầm 8g | Hoàng bá 8g |
Hoàng kỳ 12g |
Cách dùng: Sắc uống
Tác dụng: Tư âm, thanh nhiệt, cố biểu, chỉ hãn.
Chứng trị: Trị người âm hư có hỏa ra mồ hôi trộm, phát nóng, mặt đỏ, miệng khô, môi ráo, tâm phiền, đại tiện khó, tiểu tiện đỏ, lưỡi đỏ, mạch Sác.
Kiêng kỵ: tỳ vị hư, không có nhiệt không dùng
2. Phân tích bài thuốc – Trích dẫn y văn
Phân tích bài thuốc:
Bài này là vì âm hư hỏa nhiễu động, phát nóng, ra mồ hôi trộm mà đặt ra. Trong đó dùng Đương quy, Sinh địa, Thục địa để tư âm dưỡng huyết; Hoàng cầm, Hoàng bá, Hoàng liên để tả hoả, lại có Hoàng kỳ để bổ Vị khí, củng cố phần biểu, làm cho âm hồi phục thì nhiệt hết, vệ mạnh lên thì mồ hôi không ra.
Trích dẫn y văn
> Quỷ Sở Trọng nói: Mồ hôi vốn là chất dịch của tâm, sự vào ra cỏ liên quan tới can và Phế, phần dinh mở đóng do can, phần vệ mở đóng do Phế. Dinh vệ đều hư thì đểu có mồ hôi cả. Dương hư ra mồ hôi thì trách tại vệ, âm hư ra mồ hôi thì trách tại dinh, nhưng có tác dụng lẫn nhau. Vệ khí không kiên cố ở ngoài là do âm khí ở trong không tàng, dinh khí không giữ vững ở trong là do dương khí ở ngoài không kín, cho nên trị mồ hôi trộm có hai cách:
Một là can huyết không đủ, mộc không sinh được hoả mà tâm cũng hư, Toan táo nhân thang’ bổ can tức là bổ tâm; Hai là can khí có thừa, mộc trở lại hại kim mà Phế cũng hư, ‘Đương quy lục hoàng thang’ trị can mà là trị Phế. Bài này, Đương quy dưỡng can huyết; Hoàng liên đắng thanh can hoả, một vị bổ một vị tiết, đó là chủ trị Can hỏa động do thuỷ hư không nuôi dưỡng; Sinh địa thanh nhiệt ở phần dinh; Thục địa bổ phần âm trong tuỷ; Hoàng bá vị đắng cay, làm mạnh thận, đó là ý nghĩa tả tâm bổ thận. Can mộc thực là do kim hư không đủ sức chế, Hoàng kỳ bổ Phế khí, Hoàng cầm thanh Phế nhiệt, đó ià cách trị tả Can bổ Phế. Chỉ nên dùng vào chứng âm hư có hoả, mạch ỏ hai bộ quan xích vượng. Nếu chứng âm khí thiếu, tân dịch thoát tiết thì nên dùng ‘Sinh mạch tán’, ‘Lục vị’ để củng cố gốc rễ của âm dương (chỉ vào thận, thận là tạng thuỷ hoả, chân âm chân dương đều ở đó); nếu dùng Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá, vị đắng hàn sẽ làm hao thương vị khí làm cho Phế thêm hư, can hỏa càng vượng sẽ trở tay không kịp (Danh y phương luận).
> Chứng đổ mồ hôi trộm vì âm hư hỏa vượng, ngoài những chứng trạng kể trên, mạch phần nhiều là Tế Sác, hoặc ở bộ xích vượng. Khi lâm sàng có thể phối hợp thêm những vị như Địa cốt bì, Bạch thược, Mẫu lệ, Ma hoàng căn, Phù tiểu mạch, rễ và râu cây lúa nếp, nặng hơn thì có thể thêm cốc vị như Tri mẫu, Quy bản, Miết giáp (Thượng Hải phương tễ học).
Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân
Xem thêm: