Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Đại bổ âm hoàn

by Hoàng Duy Tân

Bài thuốc Đại bổ âm hoàn – Xuất xứ Đan khê tâm pháp – Tác dụng Tư âm giáng hỏa

1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị

Thục địa (chưng rượu) 24g (quân) Quy băn (nướng) 24g (quân)
Hoàng bá (sao thành màu nâu) 16g (thần) Tri mẫu (rửa rượu, sao) 16g (thần)
Tuỷ sống heo (Trư tích tuỷ)

Cách dùng: Các vị tán bột, lấy tuỷ xương sống heo nấu chín, hoà với mật; làm thành viên to bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần uống 70 viên, với nước ; muối nhạt, lúc đói bụng.

Cách dùng gần đây: Làm thành thuốc hoàn nuốt 8 – 12g hoặc làm thành thuốc thang sắc uống.

Tác dụng: Bổ Thận âm, tả hư hoả ở Can Thận, tư âm giáng hoả. 

Chủ trị: Trị Can Thận âm hư, hư hoả bốc lên biểu hiện sốt theo cơn, đổ mồ hôi trộm, lưng đau, chân yếu, mặt đỏ, hoa mắt, tai ù hoặc ho khạc ra huyết, hoặc tâm phiền, dễ nổi giận, hoặc ngủ ít, hay mơ, mộng tinh.

Kiêng kỵ: Tỳ Vị suy yếu thì kiêng dùng.

2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng

Phân tích bài thuốc

Chu Đan Khê nói: “Âm thường bất túc, dương thường hữu dư, nên thường phải bổ thêm cho phần âm, âm với dương bằng nhau, thuỷ chế được hỏa thì không có bệnh vậy”. Bài Đại bổ âm hoàn tức là bài thuốc đại biểu, căn cứ vào lý luận ấy mà chế ra. Bài này là bài thuốc điển hình vồ tư Âm giáng hỏa. Các vị thuốc dùng

trong bài đều thuộc loại tư âm giáng hỏa, bổ Thận thêm tinh, vì vậy được đặt tên là Đại bổ âm hoàn. Tuy nhiê11, tác dụng các vị thuốc ấy không hoàn toàn giông nhau: Hoàng bá, Tri mẫu dược tính là khổ hàn, 2 vị cùng dùng có tác dụng tả hoả tương đối mạnh, dùng nó tả hoả để giữ được âm dịch, hay bình ổn tướng hoả mà giữ gìn chân âm, đó là một mặt thanh ở nguồn gốc; Thục địa đại bổ Thận, tư âm mà sinh huyết; Quy bản, Tuỷ xương sống heo thuộc loại huyết nhục, làm tăng tinh, ích tuỷ mạnh hơn, đó là bể vào gốc.

Ứng dụng lâm sàng: Bài này là một phương thuốc vừa tả hoả vừa bổ âm kết hợp với nhau, với các triệu chứng âm hư hoả vượng đều dùng được.

Các bệnh tăng năng tuyến giáp, lao thận, lao xương, tiểu đường thuộc loại âm hư, hoả vượng, đều có thể dùng bài thuốc này.

3. Nghiên cứu lâm sàng Đại bổ âm hoàn

+ Trị lao phổi khạc ra máu: Trị 10 ca. Hết ra máu 9, không kết quả 1 (Tân trung y 4, 1975).

+ Trị viêm dịch hoàn: Trị 18 ca, khỏi hoàn toàn. Ngắn nhất 3 ngày, nhiều nhất 35 ngày (Chiết Giang trung y tạp chí 12, 1985).

+ Trị trẻ nhỏ mắt bị mờ đột ngột’. Trị 2 ca. Sau khi uống 60 thang, khỏi bệnh (Tứ Xuyên trung y 4, 1986).

+ Trị mồ hôi trộm: Có bệnh nhân bệnh hơn 2 tuần, sau đó cứ sốt âm ỉ, về đêm ra mồ hôi trộm. Sau khi uống 9 thang, không ra mồ hôi nữa. Cho uống ‘Bách hợp cố kim thang’ để củng cố. Theo dõi hơn 1 năm, chưa thấy tái phát (Cát Lâm trung y dược 1, 1986).

+ Trị viêm bể thận mạn: Dùng bài này gia giảm để trị. Có bệnh nhân bị bệnh hơn 3 năm, bị tái phát, tiểu nhiều, tiểu gắt, vùng bụng dưới nặng trằn xuống, xét nghiệm nước tiểu thấy protein (+), hồng cầu (+), mủ (+). Kết quả: Sau khi uống 4 thang, triệu chứng giảm nhiều, uống thêm 5 thang, khỏi bệnh. Theo dõi hơn nửa năm, không thấy tái phát (Hắc Long Giang trung y dược 3, 1985).

4. Trích dẫn y văn

> Chu Đan Khê nói: “Âm thường không đủ, dương thường có thừa, vì vậy thường dưỡng âm, âm dương thăng bằng nhau thì thuỳ cỏ thể chế hỏa sẽ không có bệnh”. Người thời bây giờ, lòng ham muốn quá nhiều, tinh huyết đố suy thiếu, tưóng hoả tất vượng, chân âm càng kỉệt, cô dương chạy bậy, sinh ra các các chứng lao sái, sốt cớn, ra mồ hôi trộm, nóng âm ĩ, ho hen, khạc ra huyết, nôn ra huyết.. Vì thế người đời vì hoả vượng mà sinh ra những chứng ấy, 10 người có đến 8, 9 người, còn vì hoả suy mà thành chứng này, trăm người không đến hai ba. Đan Khê phát sinh ra ý chỉ của thánh hiển xưa mà hàng ngàn năm nay chưa ai phát minh ra được, công lao ấy mới vĩ đại làm sao! Bài này có thể bổ gấp cho chân âm, ức chế được tướng hoả, so với bài ‘Lục vị địa hoàng hoàn’ thì công hiệu nhanh hơn.

Vì nhân lúc đó dùng bài ‘Lục vị’ để bổ thuỷ, thuỷ không sinh được ngay; dùng bài ‘Sinh mạch’ bổ Phế thì sợ rằng Phế còn bị ngăn trở; Chỉ dùng ngay Hoàng bá vị đắng, làm mạnh Thận, thì chế được Thận hoả; Dùng Tri mẫu để mát Phế, thì có thể bảo toàn được Phế đang bị tổn thương. Nếu không chiếu cố đến gốc thì dù bệnh có khỏi sợ rằng tà khí còn trở lại, cho nên dùng Thục địa, Quy bản đại bổ chân âm tức là bồi gốc (Thận), thanh nguồn (Phế) vậy. Tuy nhiên, dù có chứng ấy, nếu kèm đại tiện lỏng tức là bị hư thì chớ khinh thường mà dùng (San bổ danh y phương luận – Y tông kim giám).

> Bài ‘Lục vị địa hoàng hoàn’, ‘Tả quy ẩm’ và ‘Đại bổ âm hoàn’ đều có tác dụng bổ âm, nhưng ‘Đại bổ âm hoàn’ mạnh nhất, ‘Tả quy ẩm’ yếu hơn, ‘Lục vị địa hoàng hoàn’ yếu nhất. Tác dụng giáng hỏa thì ‘Đại bổ âm hoàn’ mạnh nhất, ‘Lục vị địa hoàng hoàn’ thứ nhí, Tả quy ẩm’ yếu nhất (Trung y vấn đối).

Nguồn: L/y Hoàng Duy tân

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ