Bài thuốc Ôn kinh thang – Xuất xứ Kim quỹ yếu lược – Tác dung: Ôn kinh tán hàn, dưỡng huyết khứ ứ.
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Ngô thù du 6- 12g | Bán hạ (chế) 6- 12g |
Xuyên khung 8-12g | Bạch thược 8-12g |
A giao 8-12g | Sinh khương 8-12g |
Đơn bì 8-12g | Đương quy 12g |
Đẳng sâm 12g | Mạch đông 12g |
Quế chi 4-8g | Chích thảo 4g |
Cách dùng: Sắc, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Tác dụng: Ôn kinh dưỡng huyết, hoạt huyết điều kinh.
Chủ trị: Trị huyết ứ, 2 mạch Xung Nhâm hư hàn, kinh nguyệt không đều hoặc lâu ngày không có con.
2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng
Phân tích bài thuốc
Ôn kinh thang bài thuốc điều kinh hàng đầu trong phụ khoa. Tên bài thuốc là ‘Ôn kinh’ nói lên tác dụng chính của bài là ôn dưỡng huyết mạch làm cho huyết ấm dễ lưu thông và sẽ không còn ứ huyết. Trong bài, Ngô thù du, Quế chi ôn kinh tán hàn; Đương quy, Xuyên khung dưỡng huyết kiêm hoạt huyết khứ ứ, đều là chủ dược; A giao, Thược dược, Mạch môn hợp với Đương quy để dưỡng huyết hoạt huyết; Đảng sâm ích khí để sinh huyết; Đơn bì hoạt huyết khứ ứ; Bán hạ, Khương, Thảo hợp với Đảng sâm để bổ trung khí, kiện Tỳ vị.
Ứng dụng lâm sàng: Bài này trên lâm sàng dược dùng trị chứng kinh nguyệt không đều, thống kinh do mạch xung ‘nhâm bị hư hàn.
Gia giảm :
+ Bụng dưới đau nặng nhiều, bỏ Đơn bì, Mạch môn, thêm Tiểu hồi hương, Ngải diệp (sao) để tán hàn chỉ thống.
+ Nếu khí trệ, thêm chế Hương phụ, Ô dược;
+ Rong kinh kéo dài, màu kinh nhợt, bỏ Đơn bì, thêm Bào khương, Ngải diệp sao, Hạn liên thảo sao, Thục địa, để ôn kinh bổ huyết, cầm máu;
+ Khí hư nặng bỏ Đơn bì, Xuyên khung, Ngô thù, thêm Hoàng kỳ để ích khí; Bài này cũng có thể dùng trị chứng xuất huyết tử cung cơ năng có kết quả tốt.
3. Nghiên cứu lâm sàng Ôn kinh thang
+ Trị không thụ thai: Trị 11 ca, trong đó có 4 ca do buồng trứng bị nghẹt, 8 ca tử cung không phát triển, 2 ca không rụng trứng, 1 ca lạc nội mạc tử cung, 1 ca bị thông kinh nguyên phát. Kết quả: Khỏi 6, ngắn nhất là hơn 2 tháng, nhiều nhất là 13 tháng (Trung y nghiên cứu 1, 1990).
+ Trị không thụ thai’. Trị 32 ca. Kết quả: Thụ thai 19, trong đó có 19 ca không thụ thai 3-5 năm, đã thụ thai được 14 ca; 5-8 ca không thụ thai đã 11 năm, có 5 ca đã thụ thai, tỷ lệ thụ thai vẫn còn thấp (Hồ Nam trung y học viện học báo 4, 1988).
+ Trị tử cung không phát triển tốt: Dùng bài này gia giảm, trị 25 ca. Trong đó 22 ca dưới 10 năm, 3 ca trên 10 năm. Thận dương hư, thêm Dâm hoắc. Thận âm hư, bỏ Quế chi, thêm Hà thủ ô. Can uất, bỏ Quế chi, thêm Sài hồ, Phật thủ, Hương phụ. ứ huyết, thêm Trạch lan, Vương bất lưu hành. Đờm thấp, bỏ A giao, thêm Phục linh, Bạch truật. Kết quả: Có 19 ca đã thụ thai, biện chứng là do thận dương hư, đạt 91.7%. Loại không thụ thai do ứ huyết đạt 80% (Tân trung y 12, 1988).
+ Trị tử cung chảy máu ở thiếu nữ: Trị 11 ca. Dùng bài này, chế thành hoàn, mỗi hoàn 9g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 hoàn, Kiêng thức ăn sống lạnh. 1 tháng là 1 liệu trinh. Kết quả: Khỏi (uống thuốc 1 tuần, không còn ra máu, uống hơn 1 tháng, không thấy tái phát) 6 ca. Bệnh giảm (uổng nửa tháng không thấy ra máu nữa, uống 2 tháng thấy kinh nguyệt có trở lại) 4 ca. Có chuyển biến 1 ca (.Hắc Long Giang trung y dược 3, 1989).
+ Trị băng lậu (rong huyết): Trị 8 ca. Kết quả: Đều khỏi- uống ít nhất 3 thang, nhiều nhất 10 thang, trung bình uống 6 ngày. Theo dõi nửa năm sau không thấy tái phát (Hà Bắc trung y 6, 1985).
+ Trị kinh nguyệt đến sau kỳ: Trị 40 ca. Trong đó 10 ca trước khi kết hôn, 30 ca sau khi kết hôn. Kinh nguyệt thường kéo dài ít nhất 8 ngày, chậm nhất 10 ngày. Sau khi dứt kinh 2 tuần bắt đầu uống 3-4 thang. Kết quả: Khỏi 18, dỡ 7, không khỏi 3, có 2 ca bỏ không điều trị. Uống thuốc ít nhất 6 thang, nhiều nhất 15 thang (Hà Nam trung y 6, 1988).
+ Trị bế kinh: Người bệnh do mạch Xung Nhâm bị tổn thương, kèm trung tiêu bị hư hàn dẫn đến bế kinh. Kết quả: Khỏi hoàn toàn (Chiết Giang trung y tạp chí 11, 1983).
+ Trị bế kinh: Dùng bài này trị bế kinh chức năng. Kết quả: Uống 9 thang, khỏi bệnh (Thiểm Tây trung y 2, 1983).
+ Trị bế kinh do rối loạn buồng trứng: Sau khi uống thuốc, kinh nguyệt trở lại hình thường (Vân Nam trung y tạp chí 2, 1984).
+ Trị thống kinh: Dùng bài này thêm Tam thất. Kết quả: Sau khi uông 5 thang, âm dạo ra những hòn cục máu ứ. Bỏ Tam thất, uống tiếp 5 thang, hết đau bụng. Cho uống tiếp ‘Ô kê bạch phụng hoàn’ để duy trì kết quả, sau đó, kinh nguyệt trở lại bình thường. Theo dõi không thấy tái phát (Trung y tạp chí 10, 1985).
+ Trị thống kinh nặng: Lúc đau phải ôm bụng rên la, nôn mửa, tiêu chảy. Kết quả: Uống hơn 5 tháng theo kỳ kinh, khỏi bệnh và thụ thui (Sơn Đông trung y tạp chí 4, 1987).
+ Trị u nang buồng trứng: Trong đó có trường hợp nang cổ kích ‘thước 3 X 3 X 3cm. được chẩn đoán lồ lục nội mạc tử cung. Kết quả: Sau khi uống thuốc, hết thông kinh, siêu âm thấy khôi u nhỏ lại (Tứ Xuyên trung y 1, 1985).
+ Trị u nang buồng trứng: Siêu âm thấy khối u ở góc trên bên phải buồng trứng, bề mặt khối u láng, hoạt động, ấn không thấy đau. Chẩn đoán là u nang buồng trứng bên phải. Kết quả: Sau khi uống thuốc nửa năm, kiểm tra lại thấy khối u tiêu hết (Trung y tạp chí 1, 1965).
+ Trị đái hạ: Dùng bài này bỏ Mạch môn, thêm Thương truật, Bạch truật. Người bệnh khí hư ra nhiều, sắc mặt trắng nhiều vàng ít, bụng đau, thích ấm. Kết quả: Đều khỏi (Thiểm Tây trung y 2, 1983).
+ Trị âm đạo viêm: Dùng bài này chế thành hoàn, trị 45 người lớn tuổi bị viêm âm đạo kèm ngứa âm đạo. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2,5g, liên tục 2 tuần. Kết quả: Đều khỏi (Trung thành dược 1, 1990).
+ Trị muốn sinh trước thời hạn: Dùng bài này, bỏ Bán hạ, thêm Đỗ trọng, Tang ký sinh, Tô ngạnh. Kết quả: Sau khi uống 3 thang, cầm máu, thai yên ( Thiểm Tây trung y 2, 1983).
+ Trị không thụ thai: Trị tinh ít, không thụ thai. Người bệnh kiểm tra tinh dịch thấy tinh trùng 0.3 X 10 mũ 8 ml, tinh trùng di động 30%. Kết quả: Sau 2 tháng, người nữ đã thụ thai (Hà Nam trung y 6, 1985).
+ Trị sán khí: Dùng bài này gia giảm, trị sán khí làm cho tinh hoàn sưng đau, lạnh. Kết quả: Sau khi uống 10 ngày, khỏi bệnh (Hà Nam trung y 6, 1985).
+ Trị tiểu nhiều: Trị tiểu đêm kèm kinh nguyệt không đều. Người bệnh sắc mặt trắng nhạt, miệng khô, hay mơ, lòng bàn tay chân nóng. Kết quả: Uống liên tục 10 thang, các chứng tiêu hết, tiểu tiện trở lại bình thường {Hà Nam trung y 3, 1988).
4. Điều văn trong Kim quỹ yếu lược
Vấn viết: Phụ nhân niên ngũ thập sở, bệnh hạ lợi số thập nhật bất chỉ, mộ tức phát nhiệt, thiếu phúc lý cấp, phúc mãn, thủ chưởng (bàn tay) phiền nhiệt, thần khẩu (môi miệng) can táo, hà dã? Sư viết: Thử bệnh thuộc đái hạ.
Hà dĩ cố? (tại sao có)? Từng kinh bán sản, ứ huyết tại thiếu phúc bất khứ. Hà dĩ tri chi (làm sao biết được)? Kỳ chứng thần khẩu can táo, cố tri chi. Đáng dĩ ôn kinh thang chủ chi. (9)
Ngô thù du 3 lượng, đương quy 2 lượng, xuyên khung 2 lượng, thược dược 2 lượng, nhân sâm 2 lượng, quế chi 2 lượng, a giao 2 lượng, sinh khương 2 lượng, mẫu đơn bì (bỏ tâm) 2 lượng, cam thảo 2 lượng, bán hạ 1,5 lượng, mạch đông 1 thăng (bỏ tâm).
Dùng một đấu nước sắc lấy 3 thăng chia 3 lần uống lúc ấm. Cũng chữa cả phụ nhân thiếu phúc hàn, cửu bất thụ thai. Hoặc băng huyết, kinh quá nhiều hoặc trễ kinh.
Dịch nghĩa:
Đoạn này nói về chứng trị bệnh do xung nhâm hư hàn kiêm có ứ huyết gây ra băng lậu. Phụ nữ trên dưới 50 tuổi là lúc khí huyết đã suy, xung nhâm không còn sung túc nữa nên kinh hết. Nhưng nay kinh nguyệt có hoài không dứt tức là thuộc bệnh băng lậu. Bệnh do xung nhâm hư hàn đã từng có xảy thai nên ứ huyết đình lưu tại thiếu phúc gây ra. Ứ huyết đình lưu tại thiếu phúc nên bụng đầy trướng (mãn lý cấp) hoặc kèm đau châm chích (thích thống), cự án… Băng lậu vài chục ngày (số thập nhật) không dứt, âm huyết tất sẽ hao tổn mà sinh ra âm hư nội nhiệt cho nên sẽ sốt về đêm (mộ tức phát nhiệt) lòng bàn tay phiền nhiệt… Ứ huyết bất khứ thì tân huyết bất sinh, tân dịch không thể thượng nhuận nên môi miệng khô táo. Chứng này thuộc hạ nguyên đã hư suy, xung nhâm hư hàn, ứ huyết nội đình cho nên phải dùng Ôn kinh thang để ôn dưỡng huyết mạch làm cho hư hàn sẽ được bổ (bổ hư) ứ huyết sẽ được hành (đi) từ đó đạt được hiệu quả ôn kinh hành ứ.
Ôn kinh thường dùng: Ngô thù du, sinh khương, quế chi ôn kinh tán hàn noãn huyết; a giao, xuyên khung, đương quy, thược dược, đơn bì dưỡng huyết hòa dinh hành ứ; mạch đông, bán hạ nhuận táo giáng nghịch; cam thảo, nhân sâm bổ ích trung khí. Các thuốc hợp dùng có tác dụng ôn bổ xung nhâm, dưỡng huyết hành ứ, phò chính khứ tà. Phương này cũng dùng chữa phụ nữ thiếu phúc hàn, lâu lắm không thọ thai hoặc kinh nguyệt không đều.
5. Y án Ôn kinh thang
1. Bệnh nhân họ Quách… 30 tuổi tháng 6/1956 tới khám. Bệnh nhân khai (chủ tố) khoảng giữa tháng 2 bụng dưới phát sinh trướng đau thỉnh thoảng có xích bạch đới hạ, thầy thuốc quê nhà nghĩ là do phong khí nên cho uống 3 thang thảo dược (giống như thuốc nam ở ta) thì đột nhiên rong huyết dữ dội, khiêng tới bệnh viện quân đội chữa hơn 1 tháng thì bụng dưới vẫn còn đau, rong huyết không dứt. Mạch huyền trì, màu huyết tím tối hoặc có huyết khối, hoặc hôi tanh, kèm nóng lòng bàn tay miệng khát mà không muốn uống. Chẩn đoán là huyết hải hư hàn xung nhâm bị tổn thương, dùng Ôn kinh thang của Kim Quĩ 5 thang thì bớt đau bụng, hạ huyết cũng giảm thần sắc dần tươi tỉnh, các triệu chứng khác đều giảm nhiều. Tiếp tục 10 thang nữa thì khỏi hoàn toàn.
2. Bệnh nhân họ Trần… 28 tuổi mắc chứng thống kinh đã nhiều năm, chu kỳ không đều lúc sớm lúc trễ, màu kinh tối có huyết cục, kèm có vị quản thống, hình thể vô cùng tiều tụy… mạch huyền tế mà sáp, ăn uống giảm…Dùng 3 thang Ôn kinh thang thì hết đau bụng khi tới kỳ kinh. Sau đó phương trên đổi đảng sâm thành hồng sâm uống 3 thang nữa hết đau dạ dày.
6. Trích dẫn y văn
> Trình Vân nói: Phụ nữ có ứ huyết nên dùng ‘Hạ ứ huyết thang’, nam phụ nữ tuổi 50 thời kỳ thiên quý đã tuyệt, không nên dùng thuốc hạ, cho dùng thuốc ôn để trị, vì huyết được ôn thì sẽ vận hành. Kinh hàn thì dùng Thù du, Khương, Quế để ôn; huyết hư thêm Thược dược, Quy, Khung; khí hư dùng Nhân sâm, Cam thảo để bổ; huyết khô dùng A giao, Mạch đông để nhuận; dùng Bán hạ để chỉ đới hạ; Đớn bì để trục trưng hà; 12 vị là những vị dưỡng huyết ôn kinh, thì ứ huyết tự thông mà huyết mới tự sinh. Cho nên cũng dùng trị không sinh đẻ, băng huyết mà điều kinh (Kim quỹ trực giải).
> Bài này chỏ trị bệnh mạch xung nhâm hư hàn mà kiêm có ứ huyết. Mạch xung nhâm hư hàn cho nên bụng dưới lạnh đau, ứ huyết ngăn trở bên trong, sự vận hành của huyết dịch mất bình thường cho nên kinh nguyệt hoặc đến trước kỳ hoặc đến sau kỳ, hoặc nhiều hoặc ít, ứ huyết không trừ thì huyết mới không sinh, cho nên môi miệng khô ráo, âm hư không tăng nạp được dương cho nên về tối phát sốt, lòng bàn tay nóng. Dùng bài này ôn thông kinh mạch, bổ dưỡng khí huyết, thì ứ huyết tự trừ, huyết mới tự sinh, kinh nguyệt điều hoà mà bệnh giải. Đối với chứng ứ huyết trở trệ, dẫn đến kinh nguyệt không đều, sách ‘Kim quỹ yếu lược có phép hạ ứ huyết, nhưng người thể chất hư có hàn thì không dùng được phép hạ, cho nên lập riêng ra phép ôn kinh, vì huyết gặp ấm thì hành, huyết hành thì sẽ không bị ứ huyết ngưng đọng, tên bài là ‘ồn kinh thang’ ý nghĩa cũng là ở chỗ đó (Thượng Hải phương tễ học).
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm: