Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Tứ thần hoàn [phân tích, ứng dụng, y văn]

by Hoàng Duy Tân

Bài thuốc Tứ thần hoàn –  Xuất xứ nội khoa trích yếu – Công dụng Ôn Thận noãn Tỳ, cố trường chỉ tả, Chủ trị  Tỳ Thận dương hư chi Thận tả hoặc cửu tả.

1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị

Phá cố chỉ (quân) 160g Nhục đậu khấu [bọc bột nướng bỏ dầu] (thần) 80g
Ngũ vị tử (tá) 80g Ngô thù du (tá) 40g
Hồng táo 50 quả Sinh khương 160g

Cách dùng: 4 vị thuốc tán bột. Lấy 1 chén nước nấu Sinh khương với Đại táo (Hồng táo), bỏ Sinh khương đi, đến khi nước cạn lấy thịt Đại táo hoà với bột thuốc, viên bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần uống 50-70 viên, uống lúc đói bụng hoặc trước bữa ăn.

Cũng có thể mỗi lần uống 12-20g với nước sôi hoặc nước muối nhạt

Tác dụng: Ôn Thận, Tỳ, sáp trường chỉ tả. 

Chủ trị: Trị Tỳ Thận hư hàn, đại tiện lúc sáng sớm, không muốn ăn uống, ăn không tiêu hoá, hoặc bụng, thắt lưng đau, chân tay lạnh, tinh thần uể oải, mệt nhọc, mạch Trầm Trì không có sức.

Kiêng kỵ: Người dương thịnh không dùng

2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng

Phân tích bài thuốc:

Phá cố chỉ bổ hỏa Mệnh môn; Ngô thù du ôn trung trừ hàn; Nhục đậu khấu hành khí tiêu thực ấm Vị, sáp trường; Ngũ vị tử liễm âm tích khí, cố sáp chỉ tả; Sinh khương ấm Vị; Đại táo có thế bổ thổ, hợp lại mà dùng thành ra phương thuốc ôn Thận ấm tỳ, sáp trường chỉ tả. Trị tiêu chảy lúc sáng sớm, rất công hiệu.

Bài này do bài ‘Nhị thần hoàn’ và ‘Ngũ vị tử tán’ của sách ‘Bản sự phương’ hợp lại mà thành. ‘Nhị thần hoàn’ dùng Nhục đậu khấu, Bổ cốt chỉ có thể bổ Tỳ Thận, sáp trường chỉ tả, trị chứng Tỳ Thận hư nhược, tiêu chảy lúc sáng sớm, không muốn ăn uống.

Ngũ vị tử tán’ dùng Ngũ vị tử, Ngô thù du có thể chỉ tả, làm ấm trung tiêu. Phối hợp hai bài lại làm một thì công hiệu ôn thận ấm tỳ, sáp trường chỉ tả càng tốt hơn. Đối với chứng ngũ canh tiết tả do Tỳ Thận hư hàn, dùng rất công hiệu. Uông Ngang thường nói:

“Tiêu chảy lâu ngày thường do hỏa của Thận, mệnh môn suy kém, không chuyên trách được cho Tỳ Vị, vì vậy, đại bổ nguyên dương ở hạ tiêu, làm cho hỏa vượng, thổ mạnh thì có thể chế thuỷ mà thuỷ không chạy bậy nữa”.

Lâm sàng hiện nay :

  • Trị ngũ canh tiết tả: Trị 20 ca. Kết quả: Khỏi 16, đở 4 (Tân trung y 1, 1977).
  • Trị ngủ canh tiết tả: Dùng bài này hợp với Thụ tử lý trung hoàn’, ‘Đào hoa thang’ gia giảm, trị 30 ca. Trong lúc uống thuốc, cần chú ý việc ăn uống, không ăn thức ăn sống lạnh, dầu mỡ. Khi đại tiện trở lại bình thường, dùng bài ‘Lý trung thang’ hợp với ‘Sâm linh bạch truật tán’. Kết quả: Khỏi 22, đỡ 3, có chuyển biến 5 (Hà Bắc trung y tạp chí 6, 1985).
  • Trị ruột viêm kích thích: Trị người bệnh bị 9 năm, mỗi ngày đại tiện 2-3 lần. Kết quả: uống 20 ngày, đại tiện đã có khuôn, uống tiếp 10 ngày, đại tiện trở lại bình thường, bụng hết đau. Ngừng thuốc (Thượng Hải trung y dược tạp chí 10, 1965).
  • Trị ruột viêm mạn: Dùng bài này thêm Bạch thược, Bạch truật, Sơn dược, Ô mai, Trần bì, Quế chi, Sài hồ, Phục linh, Khiếm thực. Trị 35 ca. Kết quả: Khỏi 20, đỡ 7, có chuyển biến 5, không khỏi 3 (Tứ Xuyên trung y 12, 1989).
  • Trị loét ruột: Dùng bài này thêm Chu sa liên, Ngân hoa (sao), Ngũ bội tử, Tạng thanh quả, Nhục đậu khấu, Ô mai, Cam thảo sống sắc lấy nước thụt vào ruột. Trị 80 ca viêm ruột mạn loại Tỳ Thận dương hư. Kết quả: Khỏi 8, đỡ 58, có chuyển biến 12, không khỏi 2 (Thiểm Tây trung y 1, 1989).

3. Trích dẫn y văn Bài thuốc Tứ thần hoàn

> Kha Vận Bá nói: “Tiêu chảy là bệnh ở bụng, mà bụng là chỗ tụ hội của tam âm, nộỉ tạng không điều hoà là có thể bị tiêu chảy ngay, cho nên chứng tiêu chảy của 3 kinh âm, Trọng Cảnh đểu có lập phương thuốc để trị: Trị Thái âm có ‘Lý trung thang’, ‘Tứ nghịch thang’; trị Quyết âm có ‘ô mai hoàn ‘’Bạch đầu ông thang’; trị Thiếu âm có các bài ‘Đào hoa thang’, ‘Chân vũ thung’, Trư linh thang’, ‘Sâm phụ thang’, ‘Tứ nghịch thang’, ‘Tứ nghịch tán’, ‘Bạch thông thang’, ‘Thông mạch tán’…, có thể nói tất cả sự ẩn khúc của bệnh tình, mọi phép đầy đủ.

Nhưng chỉ đặt phép trị một tạng nếu 3 tạng liên quan, lưu lại lâu ngày không khỏi, như chứng tiêu lỏng nửa đêm về sáng thì còn chưa đủ. Từ gà gáy đến mờ sáng là phần âm của trời đất, là phần dương ở trong âm, vì dương khí đáng lẽ đến rồi mà không đến, hư tà được lưu lại lâu không đi, cho nên sinh ra tiêu lỏng vào lúc mờ sáng, có 4 lý do: Một là vì Tỳ hư không chế được thuỷ; hai là vì thận hư không hành được thuỷ, cho nên ‘Nhị thần hoàn’ lấy Bổ cốt chỉ cay ráo làm vị thuốc quân, vào thận để chế thuỷ, Nhục đậu khấu cay ôn làm vị tá, vào Tỳ để làm ấm thổ, lấy Táo nhục làm viên, dùng vị cay ngọt phát tán, là dương vậy; ba là mệnh môn hoả suy không sinh được thổ; bốn là Thiếu dương khí hư không lấy gì để thay cũ đổi mới, cho nên ‘Ngũ vị tử tán’ lấy Ngũ vị làm quân, tính chua ôn để thu hỏa hao tán của thận, thiếu hỏa sinh khí để bồi đắp thổ, Ngô thù du làm tá tính cay ôn để nhuận với thế muốn tán của can, vì thuỷ khí mà mở đường tư sinh để cung cấp khí xuân sinh vậy. Bốn lý do trên, tuy khác nhau mà chứng lại giống nhau, đều do thuỷ khí mạnh làm hại. ‘Nhị thần hoàn’ là bài thuốc thừa thế; ‘Ngũ vị tử tán’ là bài thuốc hoá sinh, hai bài lý khác nhau mà tác

dụng giống nhau, cho nên có thể dùng lẫn lộn để tăng hiệu quả, cũng có thể hợp dùng để thành công. Hợp 2 bài làm thành bài Tứ thần hoàn’ là bài thuốc chế sinh, chế sinh thì hoá, tiêu lỏng lâu ngày tự khỏi. Gọi là ‘Tứ thần’ là so sánh với ‘Lý trung hoàn’, ‘Bát vị hoàn’ thì hiệu quả nhanh hơn (Danh y phương luận).

>Sách ‘Đạm Liêu phương’ có bài Tứ thần hoàn’, dùng bài  Tứ thần hoàn’ bên trên, bỏ Ngũ vị tử, Ngô thù du, thêm Mộc hương, Hồi hương. Chủ trị giống như vậy. Hồi hương là thuốc ấm thận; Mộc hương hay hành khí mà thúc đại trường, cho nên công hiệu cũng rất giống nhau (Thượng Hải phương tễ học).

Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân

Xem thêm: 

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ