Vị thuốc Hoàng cầm còn gọi: Điều cầm, tử cầm, tửu cầm, động cầm.
– Chủng loại:
a) Túc cầm: Là rễ cũ để lâu vậy, trong giữa phần nhiều rỗng, ngoài vỏ vàng trong ruột đen, nay thường gọi phiến cầm, khô cầm.
b) Tử cầm: Đó là rễ mới vậy, lõi giữa phần nhiều bền chặt, cứng rắn mà nhỏ, nay thường gọi điều cầm, thử vi cầm. Ở ta đang di thực chưa phát triển được nhiều.
– Tên khoa học: Scutellaria baicalensix Geory Thuộc họ Hoa môi (Labiatae). Trung Quốc dược học đại từ điển lại ghép loại thuộc họ Huyền sâm (Scrophulariaceae).
– Radix scutellaria (hoàng cầm) là rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng cầm có tên khoa học trên.
– Hiện nay ở Trung Quốc có đến 13 loại tên gọi hoàng cầm, hoặc gọi tên địa phương, thí dụ “Điều hoàng cần” là hoàng cầm Vân Nam, có khi gọi theo hình thể cây. Ví dụ: “Tử tâm hoàng cầm” là hoàng cầm lõi tía V.V…
Nói chung về tính vị: Đắng lạnh. Công dụng: Thanh nhiệt ráo thấp, giải độc ngừng máu, an thai. Trị nhiệt cao
Mục Lục
1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế
Bộ phận làm thuốc: Là rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng cầm
Mô tả dược liệu: Rễ khô hình trụ tròn, ở đỉnh to, khô và hơi sần sùi, nhỏ dần về phía dưới, phía dưới ít sần sùi, có đường nhăn nhỏ hơn. Mặt ngoài màu nâu vàng, bên trong có màu vàng, chính giữa rỗng ruột, màu nâu vàng. Rễ già phần lớn rỗng ruột, bên trong có màu đen nâu, gọi là Khô cầm hay Phiến cầm. Rễ mới, bên trong đầy ruột gọi là Tử cầm hoặc Điều cầm.
Thu hái: Thu hái vào mùa xuân và thu. Đàu rễ rửa sạch đất cát phơi khô, sơ cạo bỏ vỏ. Lấy loại bên ngoài màu vàng, bên trong cứng đầy chắc mịn, thịt chắc, ruột ít là loại tốt.
Bào chế: Đồ chín cho mềm rồi bào mỏng phơi khô, dùng sống. Có thể sao thêm với sao với rượu, muối, gừng, hoặc mật heo tùy theo mục đích dùng.
+ Cụ Hy Lãn: Khi dùng hoàng cầm, muốn đi lên sao rượu, trừ hóa của can đảm thì sao nước mặt lợn, cùng sài hồ thì lui cơn lúc nóng lúc rét, cùng thược dược thì trị đi lỵ, cùng tang bạch bì thì tả phế hỏa, cùng bạch truật thì an thai.
+ Bản Thảo Cương Mục: Hoàng cầm sao với rượu thì khí nó đi lên, sao với nước tiểu thì khí nó đi xuống, sao với nước mật Lợn thì tả hỏa ở can đởm. Chữa những chứng nóng thường thì dùng sống.
+ Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển: Khô cầm có tác dụng tả phế hỏa. Muốn làm tiêu khí nóng ở da thịt thì bỏ đầu bỏ ruột đen, rửa sạch ủ kín một đêm cho mềm, bào mỏng. Phơi khô dùng sống. Sau khi phơi khô tẩm rượu 2 giờ sao qua.
+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Trị bệnh ở khí phần trên thì sao với rượu. Tả hỏa ở Can Đởm thì sao với nước mật heo.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.
2. Tác dụng dược lý vị thuốc Hoàng Cầm
+ Tác dụng hạ huyết áp, nhưng đối với cao huyết áp ác tính thì không có hiệu lực.
Rượu hoàng cầm 1/5 có tác dụng hạ huyết áp đặc biệt đối với huyết áp càng cao tác dụng càng rõ. Đã thí nghiệm trên động vật thấy hạ áp là do một phần vì trấn tĩnh đối với trung khu thần kinh, một phần do tác dụng trực tiếp Với huyết quản. .
Uống với liều 6g/kg thân thể liền 8 tuần không thấy ngộ độc. Dùng với liều 3g/kg thân thể dùng 4 tuần thấy huyết áp hạ xuống tần số tim đập giảm chậm lại (thí nghiệm trên động vật).
Liều rất cao hoàng cầm cũ rất ít độc.
+ Tác dụng kháng sinh
Nước sắc 100% có khả năng ức chế vi trùng bạch hầu (21 . 30mm) streptococcus Hemolytic A. Staphylococcus aureus, vi trùng tả, vi trùng thương hàn (11 – 20mm), trực trùng ly, vi trùng phó thương hàn, Colibacile streptococcus hemolytic B, vi trùng lao và dịch tả
+ Còn có tác dụng giảm sốt.
+ Tác dụng lợi tiểu.
+ Tác dụng của vitamin P: Các hoạt chất của hoàng cầm tìm thấy đều là dẫn xuất flavon. Mà dẫn xuất flavon đều có tác dụng của vitamin P.
3. Vị thuốc Hoàng cầm theo Đông y
3.1 Tính vị, quy kinh
Tính vị: Đắng lạnh
+ Biệt Lục: Tính rất hàn, không độc.
+ Bản Kinh: Vị đắng, tính bình.
+ Trung Dược Đại Từ Điển: Vị đắng, tính hàn.
+ Dược Tính Luận: Vị đắng, ngọt.
+ Trung Dược Học: Vị đắng, tính lạnh /Vào kinh Tâm, Phế, Can, Đởm, Đại trường.
Quy kinh: Tâm, can , phế, đởm, đại trường.
+ Bản Thảo Cương Mục: Tâm, Phế, Tỳ, Tam tiêu, Đởm.
+ Ung Trung Dược Thủ Sách: Vào kinh Tâm, Phế, Can, Đởm, Đại trường.
+ Trung Dược Đại Từ Điển: Vào kinh Tâm, Phế, Đại trường, Đởm.
+ Lôi Công Bào Chích Luận: Vào kinh Phế, Đại trường, Bàng quang, Đởm.
3.2 Công dụng và chủ trị
Tác dụng:
Ở trong dạ dày có thể tăng vỵ toan không đủ, để giúp đỡ công năng tiêu hóa, đến trong ruột hơi có công năng kích thích nhu động ruột. Vào trong máu có thể giảm bớt cơ năng tổ chức tế bào Oxy hóa để ngăn trở nhiệt độ lên cao
+ Trung Dược Đại Từ Điển: Tả thực hỏa, trừ thấp nhiệt, chỉ huyết, an thai.
+ Bản Kinh: Tiết lợi, trục thủy, hạ huyết bế.
+ Biệt Lục: Tiêu cốc, lợi tiểu trường, an tử huyết bế.
+ Trung Dược Học: Tả phế hỏa, thanh thấp nhiệt.
+ Trấn Nam Bản Thảo: Thượng hành tả phế hỏa, hạ hành tả Bàng quang hỏa, thanh thai nhiệt, trừ lục kinh thực hỏa thực nhiệt.
Chủ trị:
Bản kinh: Mọi loại nóng, hoàng đản, tràng tích, tiết lị, trục thủy, hạ huyết bế , lở ác.
Biệt lục: Chữa đờm nhiệt, trong dạ dày nóng, bụng dưới, đầu gối đau, tiêu cơm, lợi tiểu tràng, con gái huyết bế, đát dắt ra máu, trẻ con đau bung.
+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Chữa các loại bệnh nhiệt, trị ho do Phế nhiệt, an thai, tiêu chảy, lỵ, bụng đau, hoàng đản, ung nhọt, mắt đỏ mắt sưng đau.
+ Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Trị ho do phế nhiệt, nhiễm trùng hô hấp trên, tiêu chảy kiết lỵ do thấp nhiệt, chứng xuất huyết như nôn ra máu; chảy máu cam; tiêu ra máu; rong kinh, thai động không yên do nhiệt, huyết áp cao, thấp chẩn.
3.3 Kiêng kỵ và liều dùng
* Lượng dùng: 6-12g/ngày.
* Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn cùng không thấp nhiệt thực hóa thì cấm dùng Ghét củ hành, sợ đan sa, mẫu đơn, lê lô, sơn thù du, long cốt làm sứ.
4. Tùng thời đại đà dùng để chữa
1) Cuối đời Lê, Lê Hữu Trác dược phẩm vựng yếu thương cóđoạn viết:
” Xét hoàng cầm tóm lại là vật phẩm làm thanh hóa, cải ở lại dương nuôi âm cũng vẫn còn, không có ý giăng phạt như một số vị khác, nhưng loại nhẹ xốp ấy thì đi lên mà làm mát cải hỏa ở trên, loại bền chắc ấy thì đi xuống mà làm mát cải hỏa ở dưới. Bởi vì hoàng cầm là thuốc chủ yếu để bổ vỵ, cũng như bạch truật là thuốc chính cho bổ tỳ. Điều này tôi đã nói rõ trong điều Tạng phủ dùng thuốc..
Ông Đào Ân Cư nói: Hoàng cầm có thể chữa từ bụng đến tiểu tràng. Ông Trọng Cảnh nói: Người chứng thiếu dương trong bụng đau thì bỏ hoàng cầm thêm thược dược, dưới vùng tâm run rải rung động (qui mà tiểu tiện không lợi thì bỏ hoàng cầm thêm phục linh. Hình như 2 thuốc này không hợp nhau. Sao không biết bị lạnh bụng – dưới tâm quý mà tiểu tiện không lợi mạch không nhanh (sác) thì cấm dùng hoàng cầm. Nếu quyết bụng đau, phế nóng thì cấm dùng hoà nhiệt quyết bụng mà tiểu tiện không lợi, há lại không dùng ư? Người đọc sách giỏi ấy trước tìm lý của nó, chớ nệ vào lời văn. Trực Chỉ nói: Sài hồ lui nóng không bằng hoàng cầm. Bởi lẽ không biết sài hồ lui nóng là đắng để phát ra cho tan cái tiêu (ngọn) của hỏa. Hoàng cầm lui nóng là lạnh có thể thắng nhiệt để bẻ gãy cái gốc của hỏa.
2) Đời Tống. Đại Minh dùng để đưa khí xuống chủ trị bệnh nhiệt thời khí, trị đinh nhọt lở loét. bài tiết mủ, trị ung vú, hậu bối.
3) Đời Kim. Trương Nguyên Tố dùng để làm mát tim, trị thấp nhiệt trong phổi, tả phế hỏa đưa ngược lên, chữa nóng ở phần trên Cơ thể, trong mắt sưng đỏ, ứ huyết trào thịnh, phần trên cơ thể bị máu tích lại, bổ hàn thủy ở bàng quang, yên thai, nuôi âm lui dương.
4) Đời Thanh. Châu Thụ bản kinh sơ chứng bàn về hoàng cầm rằng:
“Trọng Cảnh dùng hoàng cầm có 3 cách phối hợp:
a) Phần khí có nhiệt kết đọng cùng sài hồ phối ngẫu: như:
Thang tiểu sài hồ – Thang đại sài hồ.
Thang sài hồ quế chi can khương.
Thang sài hồ quế chi,
b) Phần huyết có nhiệt kết thì cùng thược dược phối ngẫu như:
Thang quế chi sài hồ – Thang hoàng cầm
Thang đại sài hồ – Thang hoàng liên a giao.
Miết giáp tiễn hoàn – Đại hoàng giá trùng hoàn.
Thang bôn đồn Vương bất lưu hành tán,
c) Thấp nhiệt trở tắc ở trung tiêu thì càng hoàng liên phối ngẫu như:
Thang bán hạ tả tâm – Thang sinh khương tả tâm.
Thang cát căn hoàng cầm hoàng liên
Thang can khương hoàng cầm hoàng liên nhân sâm.
Lấy ý nghĩa là:
+ Sài hồ có thể mở được cái bí kết của phần khí, nhưng không thể tiết được cái nóng của phần khí.
+ Thược dược có thể mở được cái bế kết của phần huyết, nhưng không thể thanh được cái nhiệt bức bách huyết. .
+ Hoàng liên có thể trị được cái nhiệt do thấp sinh ra, nhưng không thể trị được cái thấp do nhiệt sinh ra.
Cho nên hoàng cầm hợp với sài hồ có thể thanh được cái nhiệt ở phần khí, hợp với thược dược có thể tiết được cái nhiệt bức bách huyết, hợp với hoàng liên có thể giải được cái thấp do nhiệt sinh ra.
Chứng tiểu sài hồ trong bụng đau bỏ hoàng cầm gia thược dược, chứng dưới vùng tâm (nuy) yếu liệt, tiểu tiện không lợi bỏ hoàng cầm thêm phục linh. Ôi! Trong bụng đau chưa hẳn không phải là khí huyết bị kết đọng, mà chứng dưới tâm huy, tiểu tiện không lợi cũng lấy gì để đoán biết rằng không phải cái thủy do khí nhiệt sinh ra, vả lại Bản kinh nói rõ hoàng cầm có thể trục thủy, Biệt lục nói rõ hoàng cầm có thể trừ bụng dưới xoắn đau (giảo thống) lợi tiểu tràng mà vội bỏ đi là vì sao? (Người học đạo y muốn hiểu kỹ hơn nên đọc lời bàn này, có chép ở trang 1401 Trung Quốc dược học đại từ điển).
5. Phối hợp ứng dụng
1) Trị thấp nhiệt gây tiết tả đau bụng.
Hoàng cầm, Thược dược, Hoàng liên, Chích thảo, Xa tiền tử, Phòng phong, Thăng ma.
2) Trị đới hạ (ra khí hư bụng đau.
Hoàng cầm, Thược dược, Hoàng liên, Chích thảo, Hoạt thạch, Thăng ma.
3) Trị trong phổi có hỏa (Thanh kim hoàn)
Phiến cầm sao nghiền nhỏ, viên với nước bằng hạt ngô, mỗi lần uống 20 – 30 viên thang bằng nước sôi. ..(Đan Khê phương)
4) Trẻ bị kinh sợ khóc.
Hoàng cầm, Nhân sâm lượng bằng nhau nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 chữ (0,3g) với nước sôi. (Phổ tế phương)
5) Trị cán nóng sinh màng mắt, không kể là người lớn hay trẻ con.
Hoàng cầm 1 lạng, Đạm xị 3 lạng. Nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân, lấy gan lợn chín chấm ăn, nước sôi chiêu thuốc ngày 21 lần, kiêng rượu miến. (Vệ sinh gia bảo phương)
6) Trị đau ở khoảng giữa 2 lông mày do phong nhiệt có đờm.
Hoàng cầm tẩm rượu – Bạch chỉ. Lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân điều uống bằng nước trà. (Khiết cổ phương)
7) Trị nôn máu, máu cam, hoặc phát hoặc thôi, do nhiệt tích lâu ngày dẫn đến, dùng:
Hoàng cầm 1 lạng, bỏ lõi giữa đen đi, bỏ mục nát đi, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân, nước 1 bát sắc còn 6/10 cùng bã cùng uống ấm. (Thánh huệ phương)
8) Trị kinh ra không dứt với người đã hơn 49 tuổi, đồng thời trị băng huyết. (Cầm tâm hoàn) người này thiên quý vẫn còn, hàng tháng vẫn ra kinh, hoặc ra quá nhiều không ngừng dùng lõi điều cầm 2 lạng lấy dấm gạo ngâm 7 ngày nướng khô, lại ngâm, như thế 7 lần, nghiền nhỏ, dấm hồ viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 70 viên, lúc đói rượu ấm điều uống, ngày 2 lần. (Thụy trục đường phương)
9) An thai, mát nóng.
Điều cầm, bạch truật lượng bằng nhau, sao nghiền nhỏ, nước cơm hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 50 viên, nước sôi chiêu thuốc, hoặc thêm thần khúc. Phàm có mang điều trị dùng tứ vật bỏ thục địa gia bạch truật, hoàng cầm nghiền nhỏ thường uống rất tốt.
10) Trị sau khi đẻ thiếu máu khát nước, uống nước không ngừng…
Hoàng cầm – Mạch môn đông. Lượng bằng nhau, sắc nước, uống ấm không kể lúc nào. (Dương thị gia tăng phương)
11) Trị cứu lở loét ra máu. Một người cựu lửa đến 5 môi, máu ra không ngừng như đái ra, chân tay lạnh muốn tuyệt, lấy rượu sao hoàng cầm 2 đồng cân, nghiền nhỏ, rượu điều uống bên ngừng. (Lý Lâu quái chứng kỳ phương)
12) Chữa trong băng huyết lại hạ huyết.
Dùng hoàng cầm nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1, đồng cân, rượu tích lịch điều uống. Lấy quả cân nung đỏ, đột nhiên cho vào trong rượu vậy. Hứa học sĩ nói: Băng huyết phần nhiều dùng ngừng máu cùng thuốc bổ máu, phương này là trị dương lấn vào âm, sở dĩ nói trời nắng đất nóng nước kinh sôi lên tràn ra vậy. (Bản sự phương)
13) Trị nôn máu, máu cam, đại tiểu tiện ra máu dùng hoàng cầm 3 lạng, nước 3 thăng sắc còn 1,5 thăng, mỗi lần uống ấm 1 đồng cân cũng trị đàn bà rò rỉ ra máu. (Lúng An Thời thốt bệnh luận phương)
14) Trị đau đầu thiếu dương cũng trị đau đầu thái dương, không kể là đau nửa đầu hay cả đầu dùng “Tiểu thanh không cao”.
Phiến hoàng cầm ngâm rượu kỹ, phơi khô nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 động cân, rượu trà điều uống. (Đông Viên phương).
15) “Tam hoàng hoàn”.
Tôn Tư Mạo thiên kim phương nói: Thái thú quận Ba gia giảm “Tam hoàng hoàn” chữa con trai ngũ lao thất thương, tiêu khát, không sinh ra cơ nhục, đàn bà ra khí hư, chân tay nóng lạnh, tả hỏa 5 tạng dùng: .
+ Mùa xuân 3 tháng dùng: Hoàng cầm 4 lạng, đại hoàng 3 lạng, hoàng liên 4 lạng.
+ Mùa hạ 3 tháng dùng: Hoàng cầm 6 lạng, đại hoàng 1 | lạng, hoàng liên 7 lạng.
+ Mùa thu 3 tháng dùng: Hoàng cầm 6 lạng, đại hoàng 3 lạng, hoàng liên 3 lạng.
+ Mùa đông 3 tháng dùng: Hoàng cầm 3 lạng, đại hoàng 5 lạng, hoàng liên 2 lạng.
Ba vị trên tùy thời hợp lại nghiền, sàng rây kỳ viên với mật bằng hạt đậu đen, dùng nước cơm điều uống, mỗi lần uống 1 viên ngày 3 lần, nếu không thấy hiệu tăng đến 7 viên, uống 1 tháng thì bệnh khỏi, uống lâu chạy kịp ngựa chạy, người dùng đã nghiện, cấm ăn thịt lợn.
(Đồ kinh bản thảo phương)
6. Tư liệu tham khảo
1) Phương tễ trứ danh Thang hoàng cầm.
Bệnh thái dương cùng thiếu dương hợp bệnh sinh đi lỵ. Thang này làm chủ:
Hoàng cầm 3 lạng | Thược dược 2 lạng |
Cam thảo 2 lạng | Đại táo 12 quả |
Bốn vị trên, nước 1 đấu sắc còn 3 tháng, uống ấm 1 thắng, ngày 2 lần, đêm 1 lần.
2) Trương Nguyên Tố nói: Hoàng cầm cách dùng có chín:
1 là tả phế nhiệt.
2 là trừ thượng tiêu phong nhiệt phong thấp ở bì phu.
3 là trừ mọi nhiệt vậy.
4 là lợi khí trong ngực vậy
5 là tiêu đờm ở cách mô.
6 là trừ mọi thấp ở kinh ty.
7 là tháng hạ nên dùng
8 là đàn bà sau khi đe nuôi âm lại dương.
9 là an thai.
Sao rượu đi lên chủ trị máu tích ở phần trên. Không có không trị nổi. Đi lỵ ra máu mủ, bụng đau, mót rặn, mình nóng, lâu không ngừng thì cùng thược dược cam thảo cùng dùng. Phàm mọi đau lở loét không thể nhịn nổi nên dùng thuốc cầm, liên đắng lạnh, chia thân thể phần trên phần dưới cùng thuốc dẫn kinh cùng dùng.
Nguồn: Tổng hợp – L/y Hy Lãn
Xem thêm: