Bài thuốc tiểu sài hồ thang là bài thuốc xuất xứ trong Thương hàn luận. Chủ trị: Thương hàn Thiếu dương chứng, nhiệt nhập huyết thất. Phần về bài tiểu sài hồ thang quá dài, nên xin chia làm 2 phần ngắn. Phần 1 xin trích dẫn phân tích tiểu sài hồ của lương y Hoàng Duy Tân. Phần 2 xin chia sẻ phân tích các điều văn trong thương hàn luận.
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Sài hồ 12-16g | Hoàng cầm 8-12g |
Chích cam thảo 4-8g | Đại táo 4-6 quả |
Bán hạ 8-12g | Nhân sâm 8-12g |
Sinh khương 8~12g |
Cách dùng: sắc uống.
Tác dụng: Hoà giải Thiếu dương, sơ can lý tỳ, điều hoà Tỳ vị.
Chủ trị: Trị thương hàn ở Thiếu dương kinh, lúc nóng lúc lạnh, ngực sườn trướng đau, dần dần không muốn ăn uống, tâm phiền, buồn nôn, miệng đắng, họng khô, hoa mắt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền. Phụ nữ bị thương hàn, nhiệt nhập vào phần huyết, kinh nguyệt không đều, có lúc phát nóng lạnh, sốt rét, vàng da…
2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng
Phân tích bài thuốc:
Sài hồ có tác dụng sơ thông khí cơ thấu đạt tả khí ở Thiếu dương là chủ dược; Hoàng cầm tả uất nhiệt ở Thiếu dương, hợp với Sài hồ trị dược chứng hàn nhiệt vãng lai, sườn ngực đầy tức, bứt rứt khó chịu. Chứng bệnh thường là do cơ thể hư hoặc trị lầm làm tổn thương chính khí, tà khí nhập vào Thiếu dương gây bệnh, vì vậy, thêm các vị Đảng sâm, Cam thảo, Đại táo để ích khí điều trung, phù chính khu tà; Bán hạ, Sinh khương hoà Vị, chỉ ẩu; Sinh khương, Đại táo cùng dùng có thể điều hoà Vinh Vệ, hàn nhiệt vãng lai.
Ứng dụng lâm sàng:
Bài này trị hội chứng bệnh Thiếu dương.
+ Nếu dùng trị sốt rét do phong hàn, thêm Thường sơn (sao rượu), Thảo quả.
+ Bệnh nhiệt ở Thiếu dương nhập vào phần huyết gây sốt, làm tổn thương phần âm, thêm Sinh địa, Đơn bì, Tần giao để lương huyết, dưỡng âm.
+ Nếu có triệu chứng ứ huyết, bụng dưới đau đầy (thường gặp ở sản phụ sau đẻ) bỏ Sâm, Thảo, Táo, thêm Diên hồ sách, Đương quy, Đào nhân để hoá ứ.
+ Nếu có hàn, thêm Nhục quế tâm để trừ hàn.
+ Có khí trệ, thêm Hương phụ chế, Trần bì, Chỉ xác để hành khí.
3. Trích dẫn y văn
> Trình Giảo Thuyên nói: “Bài này có tên ‘Tiểu sài hồ thang’ là lấy nghĩa phối với Thiếu dương, còn như ý nghĩa chế phương và cách gia giảm thì chỉ nói: Thượng tiêu được thông, tân dịch đi xuống được, vị khí nhờ đó mà hoà là hết. Sao vậy ? Vì kinh mạch Thiếu dương tuần hành qua hông sườn, chỗ giáp giới phía bụng và phía lưng, tà ở biểu muốn vào lý lại bị khí ở lý ngăn trở, cho nên hết lạnh thì lại nóng, biểu tà với lý khí chống nhau mà lưu lại ở chỗ bán biểu bán lý, cho nên ngực sườn đầy tức. Tinh thần ý thức vì phải chống cự mà mờ khốn, cho nên bị giảm, mộc bị tả cho nên hại thổ, vì thế không muốn ăn, đờm là dương mộc mà ở thanh đạo, bị tà làm
Uất trở, hoả không tiết ra được, bức lên đốt tâm cho nên tâm phiền, thanh khí bị uất hoả thành trọc, thì thành đờm trệ, cho nên hay mửa, mửa thì mộc và hoả dược thư, cho nôn muốn mửa. Đó là chứng nhất định phải có của Thiếu dương, là bộ vị nửa vời trong nhân thể. Những kẽ hở của biểu lý kinh lạc đều theo chỗ hư không mà hiện rõ, tà không nhất định. Dựa vào chứng thì đều là chứng trong kinh Thái dương có cả, đặc biệt là trên 5-6 ngày mới thấy, cho nên thuộc về Thiếu dương, kiêm cả chửng bán biểu bán lý, mới là chứng Tiểu sài hồ thang’,
Trong bài, Sài hồ sơ thông can khí, làm cho tà khí ở bàn biếu được thông đạt ra ngoài; Hoàng cầm thanh hoả, làm cho bán lý được tiêu tan ở trong; Bán hạ khơi thông đờm kết, lọc trọc khí trở lại thanh; Nhân sâm bổ hư, bổ Phế để hoà can; Cam thảo điều hoà, lại thêm Khương, Táo giúp cho khí sinh phát của Thiếu dương, làm cho tà khí không vào trong được. Can nếu thư phiển mà không nôn là hoả đã thành táo thực mà bức lên ngực cho nên bỏ Nhân sâm, Bán hạ, Qua lâu. Khát là táo khí đã làm hao tân dịch mà bức Phế, cho nên bỏ Bán hạ thêm Qua lâu căn. Trong bụng đau là can khí tán nhập vào Tỳ Vị, vị dương bị khốn, cho nên bỏ Hoàng cầm để yên vị, thêm Thược dược để dẹp can khí. Dưới sườn đầy cứng là tà khí lưu thì can khí thực, cho nên bỏ Đại táo ngọt hoãn, thêm Mẫu lệ vị mặn để làm mềm chất cứng. Dưới tim hồi hộp, tiểu tiện không thông lợi là vì thổ bị xâm phạm thì mộc khí nghịch lên, cho nên bỏ Hoàng cầm có vị đắng gây ra khắc phạt, thêm Phục linh nhạt để thấm thấp. Không khát, mình hơi sốt là hàn tà ở bán biểu còn trệ lại, cho nên bỏ Nhân sâm thêm Quế chi để giải đi. Ho là hàn tà ở bán biểu xâm phạm vào Phế, vì vậy, bỏ Sâm, Táo thêm Ngũ vị tử, đổi Sinh khương dùng Can khương để cho ấm lên; tuy Phế hàn mà không giảm Hoàng cẩm là sợ mộc nghịch lên.
Tóm lại tà ở Thiếu dương là do biểu hàn lý nhiệt, cả hai đều bị uất kết không thăng lên được, dùng Tiểu sài hồ’ để trị, cho nên nói thăng giáng phù trầm thì thuận (Danh y phương luận).
> Cách cấu tạo của bài này chủ yếu là để hoà giải Thiếu dương những bài thuốc tương tự của đời sau, thường tuân theo phép này mà gia giảm biến hoá. Vì thế, bài ‘Tiểu sài hồ thang’ thường được sắp lên hàng đầu các bài thuốc hoà giải.
Hình thành chứng Thiếu dương thương hàn, là do tà khí thâm nhập vào Thiếu dương. Kinh mạch Thiếu dương phân bố ở vùng sườn, ở vào khoảng giữa Thái dương và Dương minh, cho nên hiện ra chứng trạng là nóng lạnh qua lại, ngực sườn đầy đau, miệng đắng, họng khô, chóng mặt, những hiện tượng này đều-có quan hệ đến vị trí ở bán biểu bán lý và sự phân bố của kinh mạch Thiếu dương. Trong phép trị thương hàn, tà ở biểu thì nên phát tán, tà vào trong Dương minh thì nên thanh, nên hạ. Nay tà đã không ở biểu cũng không ở lý, mà ở giữa khoảng biểu và lý, cho nên không dùng phát hãn hoặc thanh hạ được mà dùng phép hoà giải để trị.
Sách ‘Thương hàn luận viết: “Nếu trong ngực bứt rứt mà không nôn mửa, bỏ Bán hạ, Nhân sâm, thêm Qua lâu 1 quả; nếu khát, bỏ Bản hạ, tăng Nhân sâm thành 9g, Qua lâu căn 8g; nếu trong bụng đau thì bỏ Hoàng cẩm, thôm Bạch thược 6g; nếu dưới sườn đầy cứng thì bỏ Đại táo, thêm Mẫu lệ 8g; nếu dưới tim hồi hộp, bỏ Hoàng cầm, thêm Bạch tinh 8g; nếu không khát. ngoài có hơi nóng, bỏ Nhân sâm, thêm Quế chi 6g, đắp chăn cho ra ít mồ hôi là khỏi; nếu ho, bỏ Nhân sâm, Đại táo, Sinh khương, thêm Ngũ vị tử, Can khương 4g.
Phương pháp gia giảm nói trên là tuỳ chứng mà dùng cho thích hợp với bệnh tình. Tiểu sài hồ thang’ ứng dụng trên lâm sàng rất rộng, ngoài chứng Thiếu dương thương hàn ra, như các chứng sốt rét, hoàng đản và đàn bà hậu sản, khi hành kinh bị cảm mạo phong tà, thương hàn nhiệt tà xâm vào huyết thất, thấy có những chứng trạng kể trên đều có thể linh hoạt mà dùng.
Tiểu sài hồ thang’ là bài thuốc hoà giải, nói chung, sau khi uống thuốc mồ hôi không ra mà bệnh khỏi, nhưng cũng có khi sau khi uống thuốc rồi ra một ít mồ hôi mà bệnh khỏi, điều này đã được Trọng cảnh nhắc đến: “Cho uống Tiểu sài hồ thang’ thì thượng tiêu được thông lợi, tân dịch được thấu suốt, vị khí nhân đó mà điều hoà, thân mình ra dâm dấp mồ hôi mà tà giải” . Như vậy có thể biết rằng sau khi uống Tiểu sài hồ thang’ có khi ra mồ hôi mà bệnh khỏi đó không phải do Sài hồ gây ra mồ hôi mà là do thượng tiêu thông lợi được, tân dịch thấu xuống được, nhân đó mà vị khí điều hoà, cho nên ‘Tiểu sài hồ thang’ đúng là thuốc hoà giải, không được xem là thuốc phát hãn (Thượng Hải phương tễ học).
4. Bài ca Tiểu sài hồ thang
Ngũ vị tử, Can khương 4g.
Tiểu sài hồ thang’ hoà giải cung, Bán hạ, Nhân sâm, Cam thảo tùng, Cánh dụng Hoàng cẩm gia Khương Táo, Thiếu dương bách bệnh thử vi tông. |
Tiểu sài hồ’ thuốc hoà giải,
Cam thảo, Bán hạ cùng là Nhân sâm, Khương, Táo đi với Hoàng cầm, Thiếu đương trăm bệnh đều quân chủ bài. |
Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân
Xem thêm: