Bài thuốc Ma hạnh thạch cam thang – Xuất xứ: Thương Hàn Luận – Trị ngoại cảm phong tà, mình nóng không giải, ho nghịch lên thở gấp, cánh mũi phập phồng, miệng khát, có mồ hôi hoặc không có mồ hôi, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc vàng, mạch Hoạt mà Sác.
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc
Ma hoàng [bỏ mắt] 4g | Thạch cao [giã vụn ra, lấy bông bọc lại] 12g |
Hạnh nhân hạt [bỏ vỏ và đầu nhọn] 8g | Chích thảo (tá sứ) 4g. |
2. Công dụng của bài thuốc Ma hạnh thạch cam thang
Tác dụng: Tân lương sơ biểu, thanh Phế bình suyễn
Chủ trị: Biểu tà vị giải, tà nhiệt ủng Phế chứng (Tà ở biểu chưa giải, nhiệt ủng tắc ở Phế gây nên bệnh).
Trị ngoại cảm phong tà, mình nóng không giải, ho nghịch lên thở gấp, cánh mũi phập phồng, miệng khát, có mồ hôi hoặc không có mồ hôi, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc vàng, mạch Hoạt mà Sác.
Cách dùng: Nước 7 chén, sắc Ma hoàng trước, vớt bỏ bọt rồi cho các vị kia vào sắc còn 2 chén, lọc bỏ bã, uống 1 chén, lúc thuốc còn ấm.
Gia giảm :
+ Sốt nhiều, tăng lượng Thạch cao lên dấn 60-120g. Có dấu hiệu nhiệt độc viêm, thêm Đại thanh diệp, Hoàng cầm, Liên kiều.
+ Ho, khó thở, thêm Tri mẫu, Qua lâu, Hoàng cầm.
+ Kèm đờm ẩm, thêm Đình lịch tử, Tỳ bà diệp, Bốì mẫu.
+ Ngực đau, thêm Uất kim, Bạch giới tử.
+ Khạc ra máu, thêm Bạch mao căn, Tiên hạc thảo.
3. Phân tích bài thuốc
Trong Ma hạnh cam cao thang có thạch cao tần cam hàn thanh tiết phế nhiệt làm chủ được, ma hoàng tân khổ ôn tuyên phế định suyễn làm thuốc bổ | trợ, thạch cao dung lượng gấp đôi ma hoàng, 2 vị này là hàn nhiệt tưởng chế (ức chế nhau) dùng để thanh tuyên uất nhiệt trong phế, hạnh nhân khô giảng phế khí, tương trợ thạch cao mà giáng khí. Hạnh nhân phối hợp ma hoàng một thăng một giáng tương phản tương thành để bình suyền chỉ khái là tá dược, cam thảo là sử dược tác dụng an vị hòa trung điều hòa các vị thuốc. Sự phối hợp bốn vị trên thật nghiêm cẩn, có tác dụng thanh tuyên phế nhiệt mà bình suyễn, là đại biểu của phương tế bình suyễn chỉ khái.
4. Ứng dụng lâm sàng
Hậu thế đã có nhiều sự ứng dụng mở rộng thang này trên lâm sàng. “Thọ thể bảo nguyên” dùng phương này gia tế trà đổi tên là Ngũ hổ thang chữa ngoại tà tập kích biểu mà xuất hiện ho suyễn không mồ hôi. “Ấu khoa phát huy” dùng Ngũ hổ thang cấp cứu trường hợp tà khí xâm nhập (khách) phê du, hàn hóa thành nhiệt bế tại phế kinh mà xuất hiện suyễn khó thở khí thúc, phế trưởng suyễn (giống viêm phổi cấp) gây chúng thần khí muộn loạn. “Trường thị y thông” dùng phương này chữa ho trong mùa thu mà đột ngột mất tiếng. Y học trung trung tham tây lục” dùng phương này chữa tân cảm ho suyễn, đau đầu, đau răng, quai bị, lạn hầu sa và bạch hầu “Thương hàn luận dịch thích” dùng chữa đan sa không thấu đạt, độc nhiệt nội công bức phê muộn suyễn (muộn = tức ngực).
Ngày nay dùng chủ yếu chữa phế nhiệt bệnh chứng như viêm phế quản cấp, trẻ em viêm phế quản co thắt, hen phế quản, viêm phổi người già, viêm phế quản mãn người già, ho gà, sởi kết hợp viêm phổi. Dựa vào phế khai khiếu ở mũi nên dùng chữa viêm mũi, viêm xoang. Dựa vào phế hợp bị mao mà Có thể dùng chứa nội mạn dị ứng. Ngoài ra có người còn dùng phương này chữa trẻ em sốt mùa hè (trúng thử), đau sưng họng, chữa viêm kết mạc cấp, loét giác mạc, chắp lẹo.
Lâm sàng thường tùy chứng gia vị để tăng cường hiệu quả điều trị. Có người đã từng dùng phương này phối hợp với Tiêu hãm hung thang gia giảm chữa viêm phế quản cấp trẻ em 50 ca, đồng thời dùng nhóm đối chiếu chỉ dùng Ma hạnh cam cao thang 50 ca, kết quả thi: hạ sốt, hết ho suyễn, huyết đồ và XQ phổi bình thường lại đều tốt hơn nhóm đối chiếu (p < 0,05).
5. Trích dẫn y văn
+ Chứng của bài này là do phong tà hoá nhiệt, ủng tắc ở Phế gây nên. Chứng chủ yếu là ‘đổ mồ hôi mà suyễn’. Sách ‘Thương hàn luận’ viết: “Sau khi phát hãn rồi, không được cho uống ‘Quế chi thang’ nữa, sẽ làm đổ mồ hôi mà khó thở, không nóng nhiều, có thể cho uống bài ‘Ma hoàng hạnh nhân cam thảo thạch cao thang”, mồ hôi ra là biểu khí đã sơ thông, không cần phải cho ra mồ hôi nữa, cho nên Ma hoàng không phối hợp với Quế chi. Nhưng Phế khí vẫn còn bế tắc cho nên thấy chứng suyễn ngược lên, vì thế phối hợp với Hạnh nhân. Bên trong có uất nhiệt cho nên trọng dụng Thạch cao. Nếu không nóng nhiều là do bên ngoài biểu sốt không cao, vì đã ra mồ hôi. Nếu không ra mồ hôi thì tất nhiên sốt sẽ cao, điều đó có thể lý giải được, nay mồ hôi ra rồi mà vẫn có chứng khí suyễn, cánh mũi phập phồng, phiền khát, đó là vì nhiệt còn ủng tắc ở Phế. Chọn dùng bài này là thuốc tân lương tuyên tiết, thanh Phế bình suyễn thì Phế khí bị uất được khai thông, nhiệt tà ở lý cũng được thanh trừ tiết ra mà chứng ho suyễn cũng có thể khỏi.
Đây là bài thuốc chủ yếu để thanh giải Phế nhiệt, đối với bệnh phong ôn mới phát có các chứng phát sốt, không sợ lạnh, suyễn, không có mồ hôi, có thể dùng, có mổ hỏi cũng có thể dùng được. Còn dùng trị chứng sởi tà hãm vào trong, nhiệt uất ở Phế mà gây ra suyễn, cánh mũi phập phồng (Thượng Hải phương tễ học).
+ Sách ‘Thương hàn luận viết: ‘Sau khi phát hãn, không thể dùng ‘Quế chi thang’, ra mồ hôi, suyễn, nóng sốt, có thể dùng ‘Ma hạnh thạch cam thang’. Câu văn trên cho thấy sau khi phát hãn, tà nhiệt lưu ở Phế ninh suyễn và sau khi hạ, dư nhiệt bức vào Phế gây suyễn, dùng ‘Ma hạnh thạch cam thang’ điều trị. Sau khi ra mồ hôi, suyễn, sốt không cao, là biểu tà đã hết, dư nhiệt Can uất tắc, nội nhiệt nung đốt thì ra mồ hôi, Phế khí không bế tắc sinh suyễn. Sách ‘Thương hàn luận viết ‘Sau khi phát hãn, ra mồ hôi, suyễn, nhiệt không nặng, là tà không ở tấu lý mà vào Phế’ và câu ‘Sau khi hạ không thể dùng ‘Quế chi thang’. Có thể thấy tà ở Thái dương do dùng phép hạ sai, biểu tà không giải ra đường biểu, ngược lại hãm vào trong, Phế khí bế tắc, không tuyên phát, hàn tà uất hoá nhiệt, tà nhiệt bức vào Phế phát suyễn. Phế hợp da lông, uất nhiệt nung đốt Phế ra mồ hôi, tà nhiệt hãm vào trong, do đó không nóng sốt nhiều. Bài thuốc trị là trừ uất nhiệt hãm bên trong, do đó không thể dùng ‘Quế chi thang’ mà dùng ‘Ma hạnh thạch cam thang’ trừ tà nhiệt ở Phế.
‘Ma hạnh thạch cam thang’ trị tà nhiệt ở Phế, tác dụng thanh Phế nhiệt là chính. Tuy nhiên do tà ở ngoài đến, phải giải tán theo đường biểu, mặt khác Phế chủ da lông, Phế nhiệt cần giải ra đường mổ hôi. Đặc điểm bài thuốc là chủ yếu thanh Phế nhiệt, trọng dụng Thạch cao, vai trò Ma hoàng không phải là phát biểu mà khai thông Phế khí. Vì vậy thang ‘Ma hạnh thạch cam thang’ là bài thuốc thanh lý (Trung y vấn đối)
+ Thương hàn luận viết: “Phát hãn hậu, bất khả cánh hành ( dùng lại) Quế chi thang. Hãn xuất mà suyễn, vô đại nhiệt giả, khả dữ ma hoàng hạnh nhân cam thảo thạch cao thang”
Đoạn này nói biến chứng sau khi phát hạn tà nhiệt ủng phế gây suyền. Thái dương bệnh phát hạn không đúng cách (phát hạn bất như pháp) dẫn đến tà nhiệt không giải mà ủng bức tại phế, khỉ nghịch không được tuyên giáng gây suyễn tức, Phế nhiệt chưng đằng (bốc lên) bức bách tân dịch ngoại tiết nên xuất hiện đổ mồ hôi. Môi hôi xuất hiện hơi nhiều tức là sẽ làm cho lý nhiệt thịnh mà thể biểu thì lại không chước nhiệt (chỉ hơi hơi nóng). Vô đại hạn cũng không phủ định là nhiệt chủng tôn tại. “Bất khả cảnh hành quế chi thang” nên đặt câu sau “Vô đại nhiệt giả” đây là kiểu hành văn pháp đảo trạng (đảo ngược sắp xếp). Lúc này do chứng hâu đã phát sinh sự biến hóa về chất cho nên không thể dùng lại Quê chi thang tân ôn mà nên dùng Ma hạnh cam cao thang để thanh nhiệt tuyên phế
Chứng này do thuộc tà nhiệt ủng phế, phế khí thượng nghịch với họ và kèm miệng khát, rêu vàng mạch sác… do phế nhiệt hun chung, tà chỉnh kháng đấu kịch liệt nên đa số có sốt, thậm chí sốt rất cao và liên tục, do đó đừng bao giờ bị đánh lừa bởi câu “vô đại nhiệt”.
+ Sau khi phát hạn, hạn xuất mà xuất hiện suyễn và vô đại nhiệt thì là tà khí không còn ở cơ tấu nữa mà đã nhập vào phế rồi, bởi vì khi tà khí ngoại bể thì trong phế đã tự có uẩn nhiệt, sau khi phát hạn tà không theo mồ hôi xuất ra biểu mà sẽ ở tại phế. Dùng Ma hoàng hạnh nhân tân ôn nhận phế, lợi phế khí, tán tà khí, cam thảo cam bình, thạch cao cam tân mà hàn, ích phế khí, trừ nhiệt khí mà Quê chi thang không làm được điều đó. Tà ở tại phê ngoại trừ ma hoàng hạnh nhân ra thì không thử thuốc nào phát tán tà tại phê được, mà nhiệt uất thì ngoài thạch cao thì không thứ nào giải trừ được. Cam thảo dùng để hoãn hòa cải khô táo của thạch cao. (Vưu Tại Kinh).
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm: