Bài thuốc Sài cát giải cơ thang hay còn gọi là Cát căn giải giải cơ thang – Xuất xứ Thương hàn lục thư – Tác dụng: Giải cơ thanh nhiệt, tân lương thấu cơ, thanh tiết lý nhiệt
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc
Sài hồ (quân) 6 -12g | Cát căn (quân) 8 -16g |
Khương hoạt (thần) 4 -6g | Hoàng cầm (thần) 4 – 12g |
Thạch cao (thần) 8 – 20g | Bạch chỉ (thần) 4 – 6g |
Bạch thược (tá) 4 -12g | Cát cánh (tá) 4 – 12g |
Cam thảo (sứ) 2 – 4g | Gừng tươi 3 lát |
Đại táo 2 quả |
2. Công dụng của bài thuốc Sài cát giải cơ thang
Tác dụng: Giải cơ thanh nhiệt, tân lương thấu cơ, thanh tiết lý nhiệt
Chủ trị: Trị cảm phong hàn uất lại hóa thành nhiệt, sợ lạnh bớt dần, thân nhiệt tăng lên, không ra mồ hôi, đau đầu, mắt đau, mũi khô, tâm phiền, mất ngủ, hốc mắt đau, mạch Phù hơi Hồng.
Cách sắc: Sắc Ma hoàng trước, vớt bỏ bọt rồi cho các vị kia vào sắc, lọc bỏ bã, uống ấm.
3. Phân tích bài thuốc
Cát căn, Sài hồ có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt là chủ dược;
Khương hoạt, Bạch chỉ giải biểu, tán hàn, giảm đau;
Hoàng cầm, Thạch cao thanh lý nhiệt, đều là thuốc hỗ trợ;
Bạch thược, Cam thảo hòa Vinh Vệ;
Cát cánh khai thông Phế khí;
Gừng tươi, Đại táo điều hòa Vinh Vệ.
4. Ứng dụng lâm sàng bài Sài cát giải cơ thang
Trên lâm sàng bài thuốc dùng điều trị các chứng do Ngoại cảm phong hàn uất lại hóa nhiệt. Chứng trạng Sợ lạnh dần dần bớt đi, thân nhiệt tăng cao, đầu đau, hố mắt đau, mũi khô, mạch Phù hơi Hồng.
Gia giảm
+ Không đau đầu và sợ lạnh, bỏ Khương hoạt, Bạch chỉ.
+ Khát nước, rêu lưỡi khô, thêm Thiên hoa phấn, Sinh địa để thanh nhiệt, sinh tân.
+ Ho có đờm đặc, thêm Qua lâu bì để thanh nhiệt hoá đờm.
+ Bài thuốc dược dùng có kết quả đối với các bệnh cảm cúm, cảm sốt, đau đầu, đau nhức cơ thể.
5. Trích dẫn ý văn
+ Kha Vận Bá nói: “Thạch cao là vị thuốc thanh hỏa mạnh, hai bài Thanh long thang’ và ‘Bạch hổ thang’ nhờ đó mà lập công. Nhưng nếu dùng không thích đáng thì chỉ sẽ gây hại, cho nên bài Thanh long thang’ vì có chứng sợ rét, mạch Khẩn, dùng Khương, Quế để phù trợ dương khí của vệ, bài ‘Bạch hổ thang’ vì sau khi ra mồ hôi phiền khái, dùng gạo tẻ để bảo tổn dương khí ở Vị. Chứng củn bài này là chỉ có nhiệt mà không cỏ hàn, nếu dùng Khương, Quế thì mạch sẽ cấp tập, mã phát ra ban, hoàng đàn, cuồng loạn. Nếu thêm gạo tẻ thì thức ăn vào phần âm, khí mạnh ra phần dương, sẽ phát ra bụng đầy trướng, nói sảng, bừng nóng, nặng quá thì sẽ gây hại, phải làm cho giảm bớt đi, chú trọng bảo tồn lấy phẩn âm không cần lo sự vong dương. Cho nên trong ‘Ma hoàng thang’ bỏ Quế chi cay nóng, dùng Ma hoàng để khai thông, Hạnh nhân để giáng xuống, Cam thảo để điều hoà; Bội Thạch cao, lấy tính đại hàn để trừ thực nhiệt chứa đọng ở trong thì mồ hôi ra dâm dấp mà phiền nhiệt trong ngoài đều hết”.
– Trình Phù Sinh nói: “Bài này chữa hàn tà xâm nhập vào Phế phát thành chứng suyễn nhiệt. Mồ hôi đã ra mà lại suyễn là hàn tà chưa hết, nếu cơ thể không sốt lắm thì tà nhiệt ủng tắc ở Phế, cho nên dùng Ma hoàng để tán tà, Thạch cao trừ nhiệt, Hạnh nhân lợi Phế, trong bài ‘Thanh long thang’ giảm liều lượng Ma hoàng, bỏ Khương, Quế, trở thành bài phát tán, trừ nhiệt, thanh Phế. Thạch cao trừ nhiệt thanh Phế cho nên Phế nhiệt cũng có thể dùng (Danh y phương luận).
+ Bài này do thuốc tân ôn và thuốc tân lương phối hợp lại, nhưng chủ yếu là một bài thuốc có đủ tác dụng tân lương có tác dụng tuyên phát uất nhiệt, thanh Phế bình suyễn. Chứng của bài này là do phong tà hóa nhiệt, ủng tắc ở Phế mà gây nôn. Chứng chủ yếu là ‘đổ mồ hôi mà suyễn’.
+Sách ‘Thương hàn luận viết: “Sau khi phát hãn rồi, không được cho uống ‘Quế chi thang’ nữa, sẽ làm đổ mồ hôi mà khó thở, không nóng nhiều, có thể cho uống bài ‘Ma hoàng hạnh nhân cam thảo thạch cao thang’, mồ hôi ra là biểu khí đã sơ thông, không cần phải cho ra mồ hôi nữa, cho nên Ma hoàng không phối hợp với Quế chi. Nhưng Phế khí vẫn còn bế tắc cho nên thấy chứng suyễn ngược lên, vì thế phối hợp với Hạnh nhân. Bên trong có uất nhiệt cho nên trọng dụng Thạch cao. Nếu không nóng nhiều là dấu hiệu ngoài cơ biểu sốt không cao, vì đã ra mồ hôi. Nếu không ra mồ hôi thì tất nhiên sốt sẽ cao, điều đó có thể lý giải được, nay mồ hôi ra rồi mà vẫn có chứng khí suyễn, cánh mũi phập phồng, phiền khát, đó là vì nhiệt còn ủng tắc ở Phế. Dùng bài này là thuốc tân lương tuyên tiết, thanh Phế bình suyễn thì Phế khí bị uất sẽ được khai thông, nhiệt tà ỏ lý cũng được thanh trừ tiết ra mà chứng ho suyễn cũng có thể khỏi.
Bài này là bài thuốc chủ yếu để thanh giải Phế nhiệt, đối với bệnh phong ôn mới phát có các chứng sốt, không sợ lạnh, suyễn, không có mồ hôi thì có thể dùng, có mồ hôi cũng có thể dùng được (Thượng Hải phương tễ học).
+ Bài sài cát giải cơ thang trong dó Cát căn, Sài hồ làm quân để giải cơ thanh nhiệt do do đó tên bài làn ‘Sài cát giải cơ’. Trị chứng Thái dương tà chưa hết, kiêm chứng Dương minh. Triệu chứng phát sốt nặng, sợ lạnh nhẹ, đau đầu, đau hốc mắt, mũi khô, mạch hơi hồng. Đặc điểm bài thuốc là thanh lương giải cơ, kiêm thanh lý nhiệt. Nếu chứng lý nhiệt phủ thực không được dùng bài này. Chứng cảm, biểu tà chưa giải, hàn uất thành nhiệt có thể dùng bài này điều trị (Trung y vấn đối).
Nguồn L/y Hoàng Duy Tân
Xem thêm: