Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Ngân kiều tán

by Hoàng Duy Tân

Bài thuốc Ngân kiều tán – Xuất xứ Ôn bệnh điều biệnTrị bệnh ôn sơ khởi như viêm dường hấp trên, cảm cúm, viêm Phế quản cấp, sởi, ho gà, viêm Amiđan cấp.

1.Thành phần bài thuốc

Liên kiều 8 – 12g Cát cánh 6 – 12g
Trúc diệp 6 – 8g Kinh giới tuệ  4– 6g
Đạm đậu xị 8 – 12g Ngưu bàng tử – 12g
Kim ngân hoa  8 – 12g Bạc hà 8 – 12g
Cam thào 2 – 4g
 

2. Công dụng của bài thuốc Ngân kiều tán

Tác dụng: Tân lương, thấu biểu, thanh nhiệt, giải độc.

Chủ trị: Trị bệnh ôn sơ khởi như viêm dường hấp trên, cảm cúm, viêm Phế quản cấp, sởi, ho gà, viêm Amiđan cấp.

Cách dùng: Tất cả các vị cùng tán thành bột, mỗi lần uống 24g, sắc với nước Vi căn (tá) đến khi mùi thơm bốc ra nhiều thì lấy ra uống, khống sắc lâu quá.

3. Phân tích bài thuốc Ngân kiều tán

Ngân hoa, Liên kiều là chủ dược, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tân lương, thấu biểu; Bạc hà, Kinh giới, Đạm đậu xi, có tác dụng hỗ trợ; Cát cánh, Ngưu bàng tử, Cam thảo tuyên Phế hoá đờm; Trúc diệp, Lồ căn thanh nhiệt, sinh tằn, chi khát. Là một bài thuốc tốt dùng thanh nhiệt, giải độc.

Gia giảm :
+ Nếu đau đầu không có mồ hôi có thể tăng lượng Kinh giới, Bạc hà, thêm Bạch tật lê, Mạn kinh tử.
+ Nếu sốt cao có mồ hôi, tăng lượng Kim ngân hoa, Liên kiều, giảm lượng Kinh giới, Bạc hà.
+ Nếu chứng kiêm thấp như ngực tức, nôn, thêm Hoắc hương, Bội lan để hoá thấp.
+ Nếu ho đờm đặc, thêm Hạnh nhân, Bôi mẫu.
+ Nếu sốt cao, thêm Chi tử, Hoàng cầm, để thanh lý nhiệt.
+ Nếu khát nhiều, thêm Thiên hoa phấn.
+ Nếu viêm họng sưng đau, thêm Mã bột, Huyền sâm, Bản lam căn, để thanh nhiệt, giải độc.
+ Nếu có nhọt sưng tây, Bồ công anh, Đại thanh diệp để tiêu tán sang độc.
+ Nếu đúng là biểu chứng, không ra mồ hôi, rét dữ mà sốt cao, có thể thêm Khương hoạt, Tây hà liễu để tăng thêm tác dụng thấu biểu đạt tà.
+ Ra mồ hôi mà sốt không giảm, có thể bỏ Kinh giới, Bạc hà, thêm Hoàng cầm, Thanh hao.
+ Phế khí không thông mà ho nhiều, có thể thêm Tiền hồ, Hạnh nhân, Tượng bối mẫu để thanh tuyên Phế khí.
+ Mới bị lên sởi có thể thêm Phục linh, Thiền y để giải sởi.
+ Họng sưng đau nặng có thể thêm Xạ can, Mã bột, Qua kim đằng, Bản lam căn để giải độc lợi hầu.
+ Thấp ngăn trô trung tiêu mà ngực tức, đầy hơi, muốn nôn, có thế bỏ Cam thảo, Lô căn, thêm Hậu phác, Hoắc hương, Chỉ xác để hóa thấp sướng trung.

+ Vị có nhiệt thịnh, nhiệt thương tân dịch làm miệng khát, lưỡi khô, có thể thêm Thiên hoa phấn để sinh tân, giải khát.
+ Ăn bị trệ mà bụng chướng, miệng hôi, tiêu chảy hoặc bí tiện, có thể thêm Chỉ thực, Lục thần khúc, Sơn tra, Mạch nha để tiêu thực, dẫn trệ.

4. Trích dẫn y văn

– Bài này lấy Ngân hoa, Liên kiều mà gọi tên và liều dùng cũng nhiều hơn, cho thấy bài này chú trọng vào việc thanh nhiệt giải độc, nhưng trong bài dùng chung với thuốc giải biểu, như vậy là bài thuốc vừa sơ tà vừa thanh nhiệt. Ngô Cúc Thông gọi nó là: “Bài thuốc tân lương bình thường”. Có thể dùng rộng rãi với các chứng ôn bệnh khi mới phát, ngoại cảm phong nhiệt biểu chứng và bệnh ở yết hầu. sởi mới mọc mà phát sốt cũng có thể dùng nó gia giảm cho thích hợp. Nếu bệnh thế hơi nặng vi Phế khí không được tuyên thông, thấy có những chứng thở gấp, cánh mũi phập phồng thì có thể hợp với bài ‘Ma hạnh cam thạch thang’ làm một bài thanh giải Phế nhiệt, cũng có kết quả tốt. Khi dùng, nếu ghé thấp tà mà thấy chứng vùng ngực và vị quản tức đầy thì thêm Hoắc hương, uất kim là thuốc phương hương để hoá trọc. Tân dịch bị thương mà khát, thêm Thiên hoa phấn để sinh tân; phong nhiệt ủng tắc ở thượng tiêu, gáy sưng, họng đau, thêm Mã bột, Huyền sâm.

– Bài này so sánh với bài Tang cúc ẩm’ ỏ trên, việc dùng thuốc đểu dùng những vị Liên kiểu, Bạc hà, Cát cánh, Cam thảo, nhưng bài này tăng thêm Ngân hoa, Trúc diệp, Kinh giới, Đậu xị, Ngưu bàng tử để sơ phong giải biểu, thanh nhiệt giải độc mà ‘Tang cúc ẩm’ thì chỉ dùng những vị Tang diệp, Cúc hoa, Hạnh nhân để sơ tán phong nhiệt, lợi Phế chỉ khái. Theo đó có thể biết về phương diện sơ phong giải biểu và thanh nhiệt giải độc thì
Tang cúc ẩm’ so với nó là nhẹ hơn, nhưng mạnh hơn về mặt lợi Phế chỉ khái. Ngô Cúc Thông nói: ‘Chứng thái âm phong ôn, chỉ có ho, mình không nóng lắm, hơi khát nước thì dùng thuốc tân lương nhẹ, lấy bài Tang cúc
ẩm’ làm chủ’. Tiếp đó lại giải thích rằng: “Vì sợ bệnh nhẹ mà thuốc nặng (chỉ vào ‘Ngân kiều tán’), cho nên mới lập ra bài thuốc nhẹ hơn”

(Thượng Hải phương tễ học).

– ‘Ngân kiểu tán’ và Tang cúc ẩm7, đều là thuốc thường dùng trị phong nhiệt biểu chứng. ‘Ngân kiểu tán’ tác dụng thanh nhiệt giải độc, phát tán phong nhiệt, dùng Liên kiều, Ngân hoa vào Phế kinh thanh nhiệt giải độc, tảy trừ uế khí. Do bệnh tại Phế là chính, do đó dùng Ngân hoa, Liên kiều làm quân. ‘Tang cúc ẩm’ không có Đậu xị, Kinh giới, Ngưu bàng tử, tác dụng giải biểu yếu hơn ‘Ngân kiểu tán’. Hai bài cổ một số vị thuốc giống nhau như Cát cánh, Cam thảo, Bạc hà, Liên kiểu, Lô căn. Tuy nhiên, ‘Tang cúc ẩm’, Tang diệp, Cúc hoa làm quân, thêm Hạnh nhân chú trọng thanh Phế, giải phong nhiệt, trị ho, thuộc loại thuốc cay mát nhẹ, ‘Ngân kiểu tán’ có Kinh giới, Ngân hoa, Ngưu bàng tử, Trúc diệp, Đậu xị… tăng cường tác dụng thanh nhiệt giải độc thấu biểu, là loại thuốc cay mát trung bình (Trung y vẩn đối).

Nguồn L/y Hoàng Duy Tân

Xem thêm: 

Bạn có thể quan tâm