Bài thuốc Thiên vương bổ tâm đan – Xuất xứ Nhiếp sinh bí phẫu – Tác dụng Tư âm thanh nhiệt, bổ Tâm an thần
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Nhân sâm (bỏ cuống) 20g | Đương quy thân (rửa rượu) 40g |
Huyền sâm (sao) 20g | Thiên đông (rửa rượu) 40g |
Đan sâm (sao qua) 20g | Mạch đồng (bỏ ruột) 40g |
Bạch phục linh (bỏ vỏ) 20g | Bá tử nhân (sao) 40g |
Cát cánh 20g | Toan táo nhân (sao) 40g |
Viễn chí (bỏ ruột, sao) 20g | Ngữ vị (sao) 40g |
Sinh địa (rửa rượu) 160g |
Cách dùng: Tán bột, luyện mật làm hoàn, to bằng hạt ngô đồng, dùng Thần sa 12-20g làm áo, lúc đói bụng uống với nước nóng 12g, hoặc uống với nước sắc Long nhãn cũng tốt.
Tác dụng: Tư âm thanh nhiệt, bổ Tâm an thần.
Chủ trị: Trị âm suy, huyết kém hư phiền, tim hồi hộp, nằm ngủ không yên, tinh thần suy kém, mộng tinh, di tinh, hay quên, kém suy nghĩ, đại tiện khô ráo, miệng lưỡi lở, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế mà Sác.
Kiêng kỵ: Các thứ rau mùi, tỏi, hạt cải củ, cá tanh, rượu nấu.
2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng
Phân tích bài thuốc
Bài này chọn rất nhiều thuốc dưỡng âm, an thần, phối hợp lại mà thành. Sinh địa, Huyền sâm, tráng thuỷ chế hoả; Đơn sâm, Đương quy bể huyết dưỡng Tâm; Nhân sâm, Phục linh để ích Tâm khí; Viễn chí, Bá tử nhân để dưỡng tâm thần; Thiên đông, Mạch đông để tăng âm dịch; Táo nhân, Ngũ vị tử vị chua, liễm tâm khí hao tán; Cát cánh đưa thuốc đi lên, dùng để làm sứ; Thần sa làm áo là để vào Tâm, an thần…
Ứng dụng lâm sàng
Hiện nay dùng trị bệnh về tỉm, tinh thần phân liệt, hysteria, uất chứng, thần kinh suy nhược, rối loạn mãn kinh, tăng năng tuyến giáp.
3. Nghiên cứu lâm sàng Thiên vương bổ tâm đan
+ Trị bệnh thần kinh: Giúp phục hồi sau thời gian điều trị. Trị 62 ca. Kết quả: Đều khỏi. Khi tái phát, lại cho uống, đều khỏi (Trung Hoa thần kinh tinh thần khoa tạp chí 6, 1958).
+ Trị nghẽn cơ tim, đau thắt ngực: đều có kết quả tốt (Trung thành dược nghiên cứu 5, 1982).
+ Trị mất ngủ: Dùng bài này, chuyển thành thang, trị 76 ca. Kết quả: Khỏi 74, không khỏi 2 (Giang Tô trung y 1, 1959).
4. Trích dẫn y văn
Tâm thận không đủ, to nghĩ quá độ, âm hư dương thịnh làm cho hư hoả dễ động, thưởng hiện ra các chứng mất ngủ, mộng tinh, di tinh, tim hồi hộp, hay quên. Thiên Tỳ luận’ (Tố vấn 43) ghi: “Âm khí tĩnh thì thần tàng, nhiễu động thì tiêu vong’, tức là chỉ vào những trường hợp này. Dùng bài này dưỡng âm an thần, điều hòa cả tâm thân thì các bệnh đều hết.
‘Quy Tỳ thang’ với bài này đều thuộc loại thuốc dưỡng tâm an thần, điều trị các chứng hay quên, hồi hộp, mất ngủ, nhưng ‘Quy Tỳ thang’ lấy kiện Tỳ ích khí làm chủ, thích hợp với chứng khí hư, còn bài này lấy dưỡng âm thanh nhiệt làm chủ; người âm hư huyết nhược dùng thích hợp hơn (Thượng Hải phương tễ học)
L/y Hoàng Duy Tân
Xem thêm: