Bài thuốc Bảo hòa hoàn – Xuất xứ Đan khê tâm pháp – Tác dụng Tiêu thực hoà Vị
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Sơn tra (quân) 240g | Thần khúc (thần) 80g |
La bặc tử (thần) 40g | Bạch linh (tá) 120g |
Bán hạ (tá) 120g | Liền kiều (tá) 40g |
Trần bì (tá) 40g |
Cách dùng: Tán bột, trộn với hồ làm thành viên. Mỗi lần uống 6-12g với nước sôi nguội hoặc nước sắc Mạch nha sao. Có thể làm thuốc thang lượng tuỳ theo bệnh lý
Tác dụng: Tiêu tích hoà Vị, thanh nhiệt lợi thấp.
Chủ trị: Trị thực tích đình trệ, ngực bụng đầy trướng, ợ hơi, nuốt chua, không muốn ăn, nôn nghịch, rối loạn đại tiện, rêu lưỡi dày, nhờn.
2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng
Phân tích bài thuốc
Sơn tra, La bặc tử, Thần khúc đều có tác dụng tiêu thực, nhưng Sơn tra chủ yếu là tiêu tích do chất dầu mỡ; La bặc tử tiêu tích do chất đường bột, thêm tác dụng giáng khí, hoá đờm; Thần khúc tiêu thực do ngoại cảm ảnh hưởng đến chức năng Tỳ Vị, đều là chủ dược; Bán hạ, Trần bì, Bạch linh hành khí, hoà Vị, hoá thấp; Liên kiều tán kết, thanh nhiệt. Các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc tiêu tích hoà Vị, thanh nhiệt lợi thấp.
Ứng dụng lâm sàng
Bài này thường dùng trị chứng thực tích ở trẻ nhỏ rối loạn tiêu hoá, cam tích,tiêu chảy, viêm dạ dày mạn tính.
+ Nếu thực tích kèm Tỳ hư, thêm Bạch truật gọi là bài ‘Đại an hoàn’ (Đan khê tâm pháp), có tác dụng tiêu tích kiện Tỳ.
Bài thuốc này, bỏ Bán hạ, La bặc tử, Liên kiều, thêm Bạch truật, Bạch thược gọi là bài Tiểu bảo hoà hoàn’ (Y phương tập giải), tác dụng chủ yếu là kiện Tỳ tiêu thực nhẹ hơn.
+ Nếu bài thuốc thêm Bạch truật, Hậu phác, Hương phụ, Chỉ thực, Hoàng cầm cũng gọi là ‘Bảo hoà hoàn’ (Cổ kim y giám) có tác dụng kiện Tỳ tiêu tích, hoá thấp thanh nhiệt.
+ Trường hợp kiết lỵ mới bắt đầu có chứng thực tích cũng có thể dùng bài thuốc này, bỏ Phục linh, Liên kiều, thêm Hoàng liên, Binh lang, Chỉ thực để điều khí, thanh nhiệt, đạo trệ.
3. Nghiên cứu lâm sàng Bảo hòa hoàn
+ Trị rối loạn tiêu hoá: Dùng bài này, sắc uống. Trị 69 ca trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hoá. Tiêu chảy lâu ngày, có dấu hiệu hư, thêm Bạch truật. Nôn mửa tiêu chảy, không muốn ăn uống, thêm Kê nội kim, Hà diệp. Kết quả: Khỏi 61, có tiến bộ 5, không khỏi 3 (Phúc Kiến trung y dược 8, 958).
+ Trị trẻ nhỏ bị cam tích: Dùng bài này, bỏ Liên kiều, thêm Bạch truật, Kê nội kim, Mạch nha (sao), đổi thành thuốc thang sắc uống. Trị 30 ca. Khí hư, thêm Thái tử sâm, Hoàng kỳ. Có sốt, thêm Hoàng cầm. Bụng trướng, thêm Hậu phác. Bụng đau, thêm Bạch thược. Phối hợp xoa bóp cột sống. Kết quả: Đều khỏi (Hồ Bắc trung y tạp chí 1, 1988).
+ Trị trẻ nhỏ ho: Dùng bài này chuyển thành thuốc thang sắc uống, trị 120 ca. Có biểu chứng, thêm Tô diệp, Hạnh nhân, Tiền hồ. Tỳ hư, thêm Đảng sâm, Bạch truật, giảm Lai phục tử. Nôn mửa, thêm Sa nhân, Trúc diệp. Táo bón, thêm Thục đại hoàng. Kết quả: Khỏi 105, đờ 11, không khỏi 4 (Tứ Xuyên trung y 12, 1986).
+ Trị trẻ nhỏ ho: Dùng bài này thêm Tỳ bà diệp, Khoản đông hoa, sắc uống. Trị 54 ca. Ngủ không yên, thêm Hương phụ, Hậu phác. Phế nhiệt, đờm vàng, thêm Tang bạch bì, Hoàng cầm. Ho nhiều, thêm Tử uyển. Táo bón, thêm Tân lang. Kết quả: Khỏi 52, không khỏi 2. Uống 1 thang đã có hiệu nghiệm: 15; uống 2 thang
21, uống 3 thang 9, uống 4 thang 2, uống 5 thang có 5 ca (Thượng Hải trung y dược tạp chí 8, 1990).
+ Trị u môn bị nghẽn hoàn toàn: Dùng bài này hợp với ‘Diên hồ sách chỉ thống giao nang5. Trị 12 ca táo bón lâu ngày, dùng Đại hoàng sống, nấu lấy nước thấm vào khăn đắp vùng chấn thuỷ. Kết quả: Đều có kết quả. ít nhất là 5 ngày, nhiều nhất 20 ngày (Trung y dược 2, 1986).
+ Trị viêm túi mật cấp: Dùng bài này chuyển thành thang sắc uổng. Trị 20 ca. Trong đó chỉ viêm túi mật 1, sỏi mật kèm viêm túi mật 9, ống mật viêm 4. Kết quả: Khỏi 14, đỡ 5, không khỏi 1 (Chiết Giang trung y tạp chí 10, ỉ 983).
4. Trích dẫn y văn
Chứng thương thực là do ăn uống quá độ, ham thích các thứ rượu, thịt, dầu. béo mà gây ra. Thiên ‘Tỳ luận’ (Tố vấn 43) viết: “Ăn uống quá mức thì trường vị bị tổn thương, ăn uống quá độ thì Tỳ vận hoá không kịp, sẽ đình tích lại thành thực trệ”. Phương pháp trị thức ăn đình trệ ở bên trên vị quản có chiều hướng nghịch lên, thì nên dùng phép thổ, làm cho nôn ra; Thức ăn đình trệ phía dưới vị quản kết lại thành khối cứng, nên dùng phép hạ để công trục đi; Đình trệ ở phía dưới vị quản, tích lại chưa nặng, chỉ thấy các chứng vùng trung quản đầy tức, ợ hăng, không muốn ăn, trong bụng trướng đầy, đã không có chiều hướng nghịch lên, lại không kết thành khối cứng, thì dùng phép thổ và hạ đều không thích hợp, chỉ có cách lấy thuốc bình hoà để làm tiêu đi. Vì thế bài này có tên gọi là ‘Bảo hoà’
Bài này là bài thuốc tiêu đạo, thức ăn đình trệ nhẹ, nếu tích nặng thì có thể thêm Chỉ thực, Binh lang. Bài ‘Bảo hoà hoàn’ ở sách ‘y cấp’, là bài này thêm Mạch nha.
Bài ‘Bảo hoà hoàn’ ở sách ‘Cổ kim y giám’ cũng là bài trên thêm Bạch truật, Hậu phác, Hương phụ, Chỉ Thực, Hoàng liên, Hoàng cầm (Thượng Hải phương tễ học).
L/y Hoàng Duy Tân
Xem thêm: