Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Kiện Tỳ hoàn còn gọi là ‘Nhân sâm kiện Tỳ hoàn’- Xuất xứ Chứng trị chuẩn thằng – Tác dụng: Bổ ích Tỳ vị, lý khí hành trệ. Trị Tỳ vị hư nhược.

1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị

Bạch truật (sao) 100g Mộc hương (nghiền riêng) 30g
Hoàng liên(sao rượu) 30g Cam thảo 30g
Bạch phục linh bỏ vỏ 80g Nhân sâm 60g
Thần khúc sao 40g Trần bì 40g
Sa nhân 40g Mạch nha sao 40g
Sơn tra nhục 40g Nhục đậu khấu (bọc bột nướng chín, lấy giấy gói lại đập cho hết dầu) 40g
Hoài sơn 40g

Cách dùng: Tán bột, lấy nước tẩm bánh chưng làm hoàn, to bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 50 hoàn, lúc đói bụng, ngày uống 2 lần với nước.

Hoặc làm thành thuốc thang, sắc uống với liều lượng phù hợp.

Tác dụng: Bổ ích Tỳ vị, lý khí hành trệ. 

Chủ trị: Trị Tỳ vị hư nhược, Ăn uống không tiêu, vùng bụng đầy trướng, đại tiện lỏng loãng, rêu lưỡi nhờn, hơi vàng, mạch Vị  nhược.

2. Phân tích bài thuốc – Nghiên cứu lâm sàng

Phân tích bài thuốc

Giải thích : Trong bài này, Sâm, Truật, Linh, Thảo, bổ ích Tỳ Vị; Sơn dược, Cam thảo bình bổ trung tiêu, tăng thêm công dụng bổ Tỳ; Mộc hương, Sa nhân, Trần bì, hoà Vị, tỉnh Tỳ, giúp vận hoá của Tỳ Vị; Thần khúc, Mạch nha, Sơn tra tiêu đạo thức ăn đình trệ, lại thêm Nhục khấu ấm trung tiêu, sít ruột lại; Hoàng liên táo thấp thanh nhiệt, cũng có tác dụng bổ ích Tỳ Vị, lý khí, vận trệ, kiêm cả thanh hoá thấp nhiệt.

Nghiên cứu lâm sàng bài thuốc Kiện Tỳ hoàn

+ Trị sa dạ dày. Trước hết dùng thuốc thang, uống liên tục 3 tháng, sau đó, chuyển thành thuốc tễ. Kết quả: Các chứng trạng đều hết. Kiểm tra X quang thấy dạ dày trở lại vị trí bình thường (Vũ Hán y học viện học báo 1, 1979).

3. Trích dẫn y văn

Tỳ Vị là chức vụ kho tàng, vị chủ việc thu nạp, Tỳ coi việc vận hoá. Vị hư không giáng được, thì không dung nạp được, Tỳ hư không thăng được, thì không vận hoá được, vì thế xuất hiện các chứng ăn uống không tiêu, vùng bụng đầy trướng, đại tiện lỏng.

Về cách điều trị, Tỳ vị hư nhược cần phải bổ ích; ăn uống khó tiêu, cần phải tiêu đạo, nay hợp hai phép lại thành một, thì Tỳ vận hoá mạnh, thức ăn tiêu hoá, cho nên gọi là ‘kiện Tỳ’. Nhưng chủ trị của bài này đối với chứng Tỳ Vị hư nhược có thấp nhiệt tích trệ là thích hợp. Nếu TỲ Vị có hàn, hoàn toàn không có thấp nhiệt, cần bỏ Hoàng liên, thêm Bào khương mới thích hợp (Thượng Hải phương tễ học)

Nguồn: L/y Hoàn Duy Tân

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm