Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Nhị Trần Thang [phân tích, nghiên cứu, ứng dụng, y văn]

by Hoàng Duy Tân

Bài thuốc Nhị trần thang – Xuất xứ Hoà tễ cục phương – Công dụng: Táo thấp hoá đờm, lý khí hoà trung, trị thấp đờm.

1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị

Bán hạ (quân) 8- 12gTrần bì (thần)  8- 12g
Phục linh (tá)12gCam thảo (tá sứ) 4g

Cách dùng: các vị giã nát, mỗi lần dùng 2g, nước 1 bát, gừng tươi (tá) 3g, Ô mai (tá) 1 quả, cùng sắc lấy 6 phần, bỏ bã, uống nóng. 

Cách dùng gần đây: không dùng gừng tươi, ô mai. Sắc thuốc phiến uống, hoặc làm thuốc viên, lấy 4 vị trên tán bột, dùng mật hoặc nước gừng tươi, hoặc đổ nước vào giã nhuyễn làm viên, mỗi lần uống 1-1,5g, với nước nóng.

Tác dụng: Táo thấp hoá đờm, lý khí hoà trung. 

Chủ trị: Trị ăn phải chất sống lạnh, chức năng Tỳ vị bị rối loạn, thấp sinh đờm.

2. Phân tích bài thuốc Nhị trần thang – Ứng dụng lâm sàng

Phân tích bài thuốc Nhị trần thang:

Bán hạ cay ấm tính ráo, có công năng táo thấp hoá đờm, hoà vị chỉ nôn, tiêu đầy tán kết. Khí cơ không thông lợi thì đờm ngưng tụ, đờm ngưng tụ thì khí cơ lại càng bị ứ trệ, cho nên dùng Quất bì điều khí hoá đờm, làm cho khí thuận thì đờm giáng, khí hoá thì đờm hoá, đờm do thấp sinh ra, thấp hết thì đờm cũng tiêu, cho nên dùng Phục linh để làm mạnh tỳ, lợi thấp.

Lại thêm Cam thảo điều hoà trung tiêu, bổ ích Tỳ thổ, làm cho Tỳ mạnh thì thấp hoá đờm tiêu. Tổng hợp bài này có hiệu quả ráo thấp hoá đờm, điều khí hoà trung tiêu. Trong bài, hai vị Quất hồng, Bán hạ dùng thứ lâu năm thì không có táo quá, cho nên có tên bài là ‘Nhị trần’. Ăn uống thức ăn sông lạnh, Tỳ Vị không hoà, vận hoá bất thường, thuỷ thấp ngưng đọng bên trong, ngưng tụ thành đờm, đờm ẩm lưa trệ vì mất chức năng hoà giáng, đi ngược trở lên thì gây ra nôn mửa, muôn nôn. Khí trọc âm ngưng tụ, khí thanh dương không đưa lên được gây nên váng đầu, hoa mắt, đờm ẩm xâm hại tâm thì tim hồi hộp không ngủ, đờm ẩm phạm đến Phế thì ho nhiều đờm. Đờm ngăn trô thì khí cơ không thông đến nỗi ngực và cách mạc đầy tức không khoan khoái. Chứng trạng xuất hiện như trên đều do đờm gây ra.

Dùng bài Nhị trần thang để táo thấp hoá đờm, điều khí, hoà trung tiêu, làm cho thấp hết, đờm tiêu, khí cơ thông lợi, Tỳ vận hoá được mạnh thì mọi chứng đều theo đó mà giải.

Vị thuốc Trần bì
Vị thuốc Trần bì trong Nhị trần thang

Ứng dụng lâm sàng Nhị trần thang:

Trên lâm sàng, bài này thường dùng để hoá đờm, hoà Vị, vì thế, được dùng nhiều trong điều trị các chứng đờm.

  • Nếu chứng thuộc phong đờm, thêm chế Nam tinh, Bạch phụ tử để trừ phong, hoá đờm;
  • Nếu thuộc hàn đờm, thêm Can khương, Tế tân để ôn hoá đờm;
  • Nếu thuộc nhiệt đờm, thêm Qua lâu, Bối mẫu, Hoàng cầm để thanh nhiệt hoá đờm;
  • Nếu thuộc thực đờm, thêm La bạc tử, Chỉ xác để tiêu thực hoá đờm;
  • Viêm Phế quản mãn tính, ngực tức, khó thở, ho đờm nhiều, rêu lưỡi trắng, nhớt, đùng bài ‘Nhị trần’, thêm Tử uyển, Khoản đông hoa, Bách bộ, Cát cánh, Sa nhân để giáng khí, hoá đàm, chỉ khái;
  • Rối loạn tiêu hoá, bụng đầy, chán ăn, buồn nôn, có thể dùng bài này để hoà Vị, chỉ ẩu, tiêu thực;

Trên lâm sàng có báo cáo dùng bài này thêm Côn bố, Hải tảo, trị bướu cổ đơn thuần, có kết quả.

Phụ phương :

+ ‘Nhị trần thang’ bỏ Quất hồng, Cam thảo, Ô mai, là bài ‘Tiểu bán hạ gia Phục linh thang’, trị trong vị có nước ngưng đọng, nôn mửa, dưới tim đầy tức, chóng mặt, miệng không khát.

+ ‘Nhị trần thang’ thêm Mộc hương, Sa nhân, gọi là ‘Hương sa nhị trần thang’, trị Vị hàn thể hư, nôn mửa.

3. Nghiên cứu lâm sàng Nhị trần thang hiện nay

  • Trị viêm Phế quản mạn: Dùng bài này hợp với bài ‘Bình vị tán’, trị 55 ca. Trong đó Phế khí thũng (tràn dịch màng phổi) 33. Kết quả: Ho suyễn một số sau 1 tuần đã có chuyển biến. Theo dõi 41 ca, có 37 ca chuyển biến tốt (Thượng Hải trung y dược tạp chí 3, 1965).
  • Trị viêm Phế quản mạn: Dùng bài này gia vị, trị 175 ca. Kết quả: 109 ca đơn thuần có 105 ca khỏi; 55 ca suyễn, khó thở, khỏi 59. Phế khí thũng 11 ca, khỏi 4 (Giang Tây trung y dược 1, 1988).
  • Trị viêm phổi lây ở trẻ nhỏ: Dùng bài này trị 31 ca, trong đó, viêm Phế quản 10, viêm khí quản 21. Kết quả: Sau khi uống thuốc 6-12 ngày, ho, suyễn đờm và đục vùng phổi đã hết, X quang thấy vùng ngực trở lại bình thường, ăn uống khá hơn (Hồ Nam trung y tạp chí 4, 1986).
  • Trị ho suyễn: Dùng bài này thêm Đương quy, Trị ho về đêm, có kết quả tốt (Chiết giang trung y tạp chí 3, 1980),
  • Trị ho suyễn: Dùng bài này thêm Tiêu sơn tra, Thần khúc (sao). Trị 40 ca, ho lúc sáng sớm. Kết quả: uống 3-5 thang, đỡ ho. Bệnh nặng, uống 8-9 thang ho suyễn đề hết (Chiết Giang trung y tạp chí 11- 12, 1982). 
  • Trị áp lực sọ não tăng cao thể lành tính: Dùng bài này hợp với Trạch tả thang’, trị 2 ca, kết quả tốt (Sơn Đông trung y học viện học báo 4, 1979).
  • Trị túi mật viêm mạn: Dùng bài này thêm Chỉ thực, Bạch thược, Nhân trần, Hương phụ, trị nhiều ca đều khỏi (Van Nam trung y tạp chí 6, 1982).
  • Trị viêm gan mạn: Dùng bài này gia vị, trị 2 ca. Kết quả: Sau 2 tuần, SGPT trở lại bình thường, 1 ca HBsAg âm tính (Chiết Giang trung y tạp chí).
  • Trị mất tiếng: Dùng bài này thêm Thuyền thoái, Bạch truật, Cát cánh. Kết quả: uống 2 thang, đỡ nhiều, uống tiếp 3 thang, khỏi bệnh (Thực dụng y học tạp chí 1, 1988).
  • Trị trẻ nhỏ chảy nước miếng: Dùng bài này thêm Ích trí nhân. Kết quả: Đều tôt (Tẩn y dược học tạp chí 10, 1977).
  • Trị ngủ nhiều: Dùng bài này thêm Bạch truật, Thạch xương bồ, trị lúc nào cũng muốn ngủ, sau khi ăn buồn ngủ nhiều hơn, tỉnh lại là muốn ngủ tiếp. Kết quả: Sau khi uống 2 tuần khỏi bệnh (Tân y dược tạp chí 11, 1977).
Vị thuốc Bán hạ
Vị thuốc Bán hạ

4. Trích dẫn y văn

> Lý Sĩ Tài nói về Bài thuốc Nhị trần thang như sau: Người béo nhiều thấp, thấp ghé với nhiệt mà sinh đờm, đưa khí lên gây ra thượng nghịch. Bán hạ vị cay, lợi đại tiểu tiện, trừ thấp; Trần bì vị cay, thông tam tiêu, điều lý khí; Phục linh giúp Bán hạ để làm ráo thấp; Cam thảo giúp Trần bì để tăng sức điều hoà.

Thành Vô Kỷ nói về Nhị trần thang như sau: “Bán hạ hành thuỷ khí mà nhuận thận táo. Sách ‘Nội kinh’ viết: Lấy vị cay để ôn là như vậy. Thuỷ thông thì thổ tự ráo, không phải là cay ráo của Bán hạ. Hoặc có người nói đờm mà khát nên bỏ Bán hạ thay Bối mẫu vào. Ngô Hạc Cao nói: “Khát mà hay uống nước thì đổi (dùng Bối mẫu thay Bán hạ), không hay uống nước thì tuy khát cũng nên dùng Bán hạ”. Trường hợp này, thấp là gốc, nhiệt là ngọn, đó là tượng vậy. Hdn nữa, người ở miền đông nam, thấp nhiệt sinh đờm, cho nên Đan Khê thường vẫn thêm Chí thực, Sa nhân tức là bài ‘Chỉ sa nhị trần thang’, tính cấp hơn bài ‘Nhị trán’. Người xưa nói: ‘Nhị trần’ là bài thuốc trị đờm rát hay, chứng đờm bất kể trên dưới, trái phải, đều dùng được, nhưng chỉ có tác dụng trị ngọn, không trị được gốc, đờm vốn ở Tỳ Thận, người thầy thuốc nên biết rõ điều đó (Danh y phương luận).

> Bài này (Nhị trần thang) là bài thuốc chủ yếu để trừ đờm, trên lâm sàng thường dựa trên bài này để gia giảm, dùng trị các loại chứng đờm, Sách ‘Y phương tập giải viết: “Trị đờm, thường dùng bài ‘Nhị trần’; phong đờm, thêm Nam tinh, Bạch phụ, Tạo giác, Trúc lịch; hàn đờm, thêm Bán hạ, Khương trấp; Đờm hoả, thêm Thạch cao, Thanh đại; thấp đờm, thêm Thương truật, Bạch truật; táo đởm, thêm Qua lâu, Hạnh nhân; Thực đờm, thêm Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc; đờm lâu ngày không hết, thêm Chỉ thực, Hải thạch, Mang tiêu; khí đờm, thêm Hương phụ, Chỉ xác; đờm ở trong ra ngoài vùng hông sườn, thêm Bạch giới tử. Đởm ở tay chân, thêm Trúc lịch”.

Câu “Hàn đờm thêm Bán hạ, Khương trấp” trong nguyên văn, sợ là sai lầm, vì trong nguyên bài đã có Bán hạ, Sinh khương, có lẽ thêm Can khương thì đúng hơn (Thượng Hải phương tễ học).        

Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm