Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Tứ quân tử thang

by Hoàng Duy Tân

Tác dụng của toàn bài thuốc Tứ quân tử thang là, bổ khí mà không trệ thấp, thúc đẩy cơ năng vận hoá của Tỳ Vị, khiến ăn uống tăng lên, có lợi cho việc khôi phục sức khoẻ.

1. Thành phần bài thuốc

Xuất xứ: (Hoà tễ cục phương)

Nhân sâm (bỏ cuống)  8-12g Bạch truật 8-12g
Phục linh (bỏ vỏ) 12g Chích cam thảo 4g 

2. Công dụng của bài thuốc

Công dụng: Ích khí kiện Tỳ

Chủ trị: Vị khí hư chứng

Chứng trạng chính: Diện sắc nuy bạch, khí đoản phạp lực, thực thiểu, thiệt hạm đài bạc, mạch Hư Nhược  (Sắc mặt trắng úa, hơi thở ngắn, mệt mỏi,ăn ít, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Hư Nhược). 

Cách dùng: Sắc uống. Có thể làm thuốc hoàn, uống mỗi lần 8-12g.

3. Phân tích bài thuốc

Nhân sâm bổ khí làm quân; Bạch truật kiện Tỳ vận thấp làm thần, phối hợp với nhau là thành phần chủ yếu; Phục linh thẩm thấp, giúp Bạch truật kiện Tỳ vận thấp làm tá; Cam thảo cam bình, giúp Nhân sâm ích khí hoà trung, điều hoà các vị thuốc làm sứ.

Tác dụng của toàn bài thuốc Tứ quân tử thang là, bổ khí mà không trệ thấp, thúc đẩy cơ năng vận hoá của Tỳ Vị, khiến ăn uống tăng lên, có lợi cho việc khôi phục sức khoẻ. 4 vị thuốc mà bài thuốc chọn, tính bình hoà, có thể dùng lâu dài mà không gây tác dụng xấu, vì vậy, được gọi là “Tứ quân tử thang.

4. Ứng dụng lâm sàng

  • Trị đau dạ dày mạn: Dùng bài này gia giảm, trị 123 ca. Đã qua kiểm tra X Quang, có 86 ca viêm dạ dày mạn, 13 ca loét tá tràng, 24 ca viêm và loét dạ dày. Kết quả: Khỏi 49, đỡ 65, không khỏi 9 (An Huy trung y học viện đọc báo 1, 1987).
  • Trị trẻ nhỏ bị tiêu chảy (Anh ấu nhi phúc tả): Dùng bài này gia giảm, trị 150 ca, khỏi 144, không khỏi 6, trong đó có 10 ca mất nước nặng, phải kết hợp truyền dịch bù nước (Vân Nam trung y học viện lọc báo 1, 1978).
  • Trị có thai bị nôn mửa: Dùng bài này thêm Trúc nhự, Tô ngạnh, trị 93 ca. Trong đó, đã có thai 67 ca, vừa mới thụ thai 26 ca. tất cả đều khỏi. Thời gian uống thuốc ít nhất là 2 ngày, nhiều nhất 14 ngày (Thượng Hải trung y dược tạp chí 7, 1959).
  • Dùng bài này gia giảm, trị 52 ca. Tất cả đều khỏi. Uống thuốc ít nhất là 1 ngày, nhiều nhất là 5 ngày (Trung hoa phụ sản khoa tạp chí 1, 1960).
  • Trị da xạm đen (bì phu hắc bệnh biến): Dùng bài này gia giảm, trị người bệnh bị đã 3 năm, da vùng ngực, bụng, tay chân, lưng đều có nhiều mảng màu đen, tinh thần uể oải, đờ đẫn. Kết quả: Sau khi uống 20 thang, da bớt xạm đen, uống liên tục 60 thang, màu da cơ bản đã gần hết đen, uống thêm 30 thang nữa, khỏi bệnh (Giang Tô trung y 1, 1961).
  • Trị đái tạ: Dùng bài này gia giảm, trị bệnh nhân đã bị 3 năm, đái hạ ra nhiều, mùi hôi, có khi màu trắng, có lúc màu vàng. Kết quả: Uống 2 thang, bớt đái hạ, uống tiếp 6 thang, khỏi bệnh. Theo dõi hơn 4 năm, không thấy tái phát (Tứ Xuyên trang y 3, 1987).
  • Trị mạt kinh phong: Dùng bài này gia giảm, trị cháu béhơn 18 tháng tuổi bị phát co giật 2 tháng. Lúc phát, tay chân co lại như chân gà, mắt trợn ngược, da mặt xanh, bất tỉnh. Kết quả: Sau khi uống 2 thang, hết co giật, uống thêm 7 thang, khỏi bệnh. Theo dõi hơn nửa năm, không thấy tái phát (Hồ Nam trung y học viện luọc báo 4, 1989).

5. Trích lược y văn

Trương Lộ Ngọc nói: “Khí hư, lấy vị ngọt để bổ”. Sâm, Truật, Linh, Cam thảo ngọt, ôn, ích Vị, lại có tác dụng kiện vận, có tính trung hoà cho nên gọi là quân tử. Cơ thể người ta lấy Vị khí làm gốc, Vị khí mạnh thì ngũ tạng cũng khoẻ, Vị khí tổn thương thì trăm bệnh nổi dậy. Cho nên hễ bệnh lâu ngày, các thuốc không khỏi, chỉ có hai con đường là ích vị và bổ Thận, cho nên dùng Tứ quân tử’ tuỳ chứng gia giảm (Danh y phương luận).

> Bài này là bài thuốc kiện Tỳ dưỡng vị và cam ôn ích khí, Tỳ vị là gốc của hậu thiên, là nguồn của khí huyết Vinh Vệ cho nên bổ khí cần phải trị Tỳ Vị trước. Ngô Côn nói: “Nhìn thấy sắc mặt trắng nhợt biết được là khí | hư vậy, tiếng nói nhỏ nhẹ thì nghe mà biết được khí hư, tay chân yếu sức thì hỏi mà biết được khí hư, mạch Hư Nhược thì bắt mạch mà biết được khí hư, như thế thì nên bổ khí” (Thượng Hải – Phương tễ học).

Bài ca TỬ QUÂN TỬ THANG

Tứ quân tử thang’: trung hòa nghĩa, 

Sâm, Truật, Phục linh, Cam thảo tỳ

Ích đi Hạ, Trần danh ‘Lục quân, 

Khu đờm bổ khí dương hư nhị, 

Trừ khước Bán hạ danh Dị công’. 

Hoặc gia Hương, Sa, vị hàn sử.

Tứ quân’ vốn rất trung hòa,

Sâm, Linh, Truật, Thảo, gọi là “Tứ quân’, 

“Lục quân’ gia Bán hạ. Trấn, 

Tiêu đờm, bổ khí, trị phần dương hư,

 “Dị công, Bán hạ loại trừ, 

Vị hàn chứng ấy phải nhờ Hương, Sa.

Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ