Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Bài thuốc Thanh dinh thang

by Hoàng Duy Tân

Bài thuốc Thanh dinh thang – Xuất xứ: Ôn bệnh điều biện – Tác dụng: Thanh dinh, giải độc, thanh nhiệt, dưỡng âm. 

1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị

Tê giác (quân) 2 – 4g Huyền sâm (thần) 12g
Sinh địa (thần) 20g Mạch đông (thần) 10 – 12g
Đan sâm (tá) 8 – 12g Hoàng liền (tá) 6 – 8g
Trúc diệp tâm (tá) 4 -6g Liên kiều (tá) 6 – l0g
Kim ngân hoa (tá) 12 -16g

Cách dùng: Tê giác tán bột, uống với thuốc (có thể thay Tê giác bằng đầu nhọn sừng trâu, lượng dùng gấp 3 đến 10 lần, sắc uống.

Tác dụng: Thanh dinh, giải độc, thanh nhiệt, dưỡng âm. 

Chủ trị: Trị ngoại cảm, nhiệt nhập dinh huyết, biểu hiện sốt cao, buồn bực, tâm thần không tỉnh táo, nói lảm nhảm, lưỡi gai đỏ, mạch Tế Sác.

2. Phân tích bài thuốc – Ứng dụng lâm sàng

Phân tích bài thuốc

Chứng của bài này là do ôn tà truyền vào phần dinh gây ra. Bài này từ ‘Tê giác địa hoàng thang’ biến hoá ra.

Trong bài dừng Tê giác là chủ dược, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, ở phần vinh và phần huyết; Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn, có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm; Hoàng liên, Trúc diệp tâm, Liên kiều, Kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt giải độc; Đan sâm hợp lực với chủ dược để thanh nhiệt, lương huyết; đồng thời có thể hoạt huyết tán ứ, chống nhiệt kết. 

Các vị thuốc dùng chung có tác dụng thanh dinh giải độc, tiết nhiệt dưỡng âm.

Ứng dụng lâm sàng: 

Bài này có tác dụng tốt trong những trường hợp bệnh viêm nhiễm gia đoạn toàn phát, sốt cao, hôn mê, nói sảng, hoặc có phát ban, xuất huyết, trẻ nhỏ bị ban sởi, viêm não cấp, sốt xuất huyết.

Gia giảm

+ Nhiệt nhập tâm bào có sốt cao, hôn mê, co giật, cần tăng lượng Tê giác, có thể dùng thêm các loại thuốc ‘Tử tuyết đơn’, ‘An cung ngưu hoàng hoàn’, ‘Chí bảo đơn’, để tăng tác dụng thanh nhiệt, tức phong, trấn kinh.

+ Trường hợp trẻ em bị Bạch hầu nặng có thể thêm Thạch cao, Đơn bì, Chi tử, Xích thược để tăng cường thanh nhiệt, tả hoả, lương huyết, hoạt huyết.

3. Trích dẫn ý văn bài thuốc Thanh dinh thang

+ Thiên ‘Chí chân yếu đại luận’ (Tố vấn 70) ghi: “Nhiệt tà xâm vào trong thì trị bằng thuốc đắng và lạnh, phụ thêm thuốc ngọt và đắng, bài này dựa theo ý của sách ‘Nội kinh’, để trị tà khí ôn nhiệt thịnh ở trong, ôn tà vào phần dinh, tuy thần phiền không ngủ, mạch Sác, lưỡi bẩn, nhưng còn có thể thấu dinh tiết nhiệt, vận chuyển phần khí mà giải. Diệp Thiên Sĩ cho rằng: ‘Tà nhiệt vào phần dinh còn có thể cho nhiệt chuyển ra phần khí” . Lập ý của bài này là dựa theo ý đó. sử dụng bài này cần chú ý xem lưỡi. 

Ngô Cúc Thông nói: “Lưỡi trắng trơn, thì không thể cho dùng được”. Chất lưỡi đỏ mà rêu trắng trơn là hiện tượng nhiệt bị thấp lấn át, dùng lầm bài này thì giúp cho thấp nhưng sẽ lưu tà lại, như vậy sẽ kéo dài bệnh hơn. cần phải là lưỡi đỏ bầm mà khô, mới là chứng của nhiệt vào phần dinh. Nếu đã thấy chứng hôn mê nói sảng, lưỡi ngọng, chân tay quyết lạnh là dấu hiệu tà đã vào tâm bào, nên phối hợp với ‘Ngưu hoàng hoàn’, Tử tuyết đơn’ để thanh tàm khai khiếu. 

Nếu thấy có chứng kinh quyết (co giật) thì có thể thêm Linh dương giác, Câu đằng, hoặc dùng thêm Từ thạch để thanh nhiệt, tức phong. (Thượng Hải phương tễ học).

+ Bài này có tác dụng thanh nhiệt giải độc mạnh hơn bài Tê giác địa hoàng thang’; vì chưa dùng Đan bì, Xích thược nên tác dụng lương huyết, tán ứ, chỉ huyết yếu hơn. Cho nên bài này rất thích hợp trị bệnh nhiệt nhập dinh huyết (lấy dinh làm chủ biểu hiện như sốt cao, buồn bực, tâm thần mê sảng mà chưa bộc lộ tình trạng hao huyết, động huyết) (Thượng Hải phương tễ học).

+ Trong quá trình điều trị ôn bệnh, Diệp Thiên Sĩ đề ra nguyên tắc là ‘Bệnh ở phần vệ, làm cho ra mồ hôi, bệnh ở phần khí, phải thanh khí, bệnh ở phần dinh, phải thấu nhiệt, chuyển ra phần khí, bệnh ở phần huyết phải thanh huyết, lương huyết. Căn cứ nguyên tắc thấu nhiệt chuyển khí, Diệp Thiên Sĩ chọn các vị thuốc: Đan sâm, Sinh địa, Tê giác, Huyền sâm, Trúc diệp tâm, Liên kiều để trị ôn bệnh ở phần dinh, sơ bộ tạo thành Thanh dinh thang’. Sau đó Ngỏ Cúc Thông chỉnh lý đạt tôn chính thức thành ‘Thanh dinh thang’, do đó Thanh dinh thang’ đại diện cho bài thuốc thấu nhiệt chuyển khí. Bài thuốc phối hợp chặt chẽ, sử dụng linh hoạt đạt hiệu quả cao, có thể gọi là bài thuốc kỳ lạ (Kỳ phương).

+ Bài thuốc trên ngoài trị các chứng phát sốt đêm nặng, tâm phiền không ngủ, nói sảng, nổi ban lờ mờ, kèm theo khát nước, hoặc không khát.

Nếu khát nước là nhiệt ỏ phần khí, không khát tà nhiệt ở dinh phận. Vì vậy Thanh dinh thang’ trị phần khí hay không là điều gây tranh cãi. Do đó thời điểm sử dụng Thanh dinh thang’ cũng là một vấn để cần phải bàn luận.

Trong quá trình phát triển ôn bệnh, bệnh xâm nhập theo thứ tự: vệ, khí, dinh, huyết. Tuy nhiên bài thuốc đại diện cho bốn giai đoạn trên không thể phân chia một cách tuyệt đối. Thí dụ: Cũng là chứng dinh phận, nếu tà ở phần khí chưa hết, và lan sang phần huyết, cần phân biệt. Trường hợp chỉ có đơn thuần dinh phận thì rất ít gặp. Thanh dinh thang’ chú trọng thanh dinh, sử dụng vào lúc tà mới vào dinh phận. Do tà mới vào phần dinh thì tà ở phần khí có thể có hoặc không có- Nếu tà ở phần khí thì tân dịch sẽ tổn thương và khát nước; nếu tà ở phần khí đã hết, thì không khát nước. Do đó tà mới vào phần dinh, lấy chứng ở phần dinh là chính, bất kể phần khí còn hay hết, đểu có thể dùng Thanh dinh thang’ để thấu nhiệt chuyển khí. Đó là điều then chốt khí dùng Thanh dinh thang’ (Trung y vấn đối)

Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm