Bài thuốc Bổ trung ích khí thang – Xuất xứ Tỳ vị luận- Tác dụng Bổ trung ích khí, thăng dương cử hãm.
Mục Lục
1. Thành phần bài thuốc – Tác dụng chủ trị
Hoàng kỳ 20g (quân) | Nhân sâm 8g (thần) |
Chích cam thảo 4g (thần) | Bạch truật 12g (thần) |
Đương quy (tẩm rượu sấy khô) 12g (tá) | Trần bì( để cả xơ trắng 4-6g (tá) |
Thăng ma 4-6g (tá, sứ) | Sài hồ 6-10g (tá, sứ) |
Chích thảo 2g (tá, sứ) |
Cách dùng: Thái mỏng, dùng hai chén nước sắc còn một chén, lọc bỏ bã, uổng hơi nóng, xa bữa ăn
Tác dụng: ích khí thăng dương, điều bổ Tỳ Vị.
Chủ trị: Trị Tỳ Vị khí hư, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, tự ra mồ hôi hoặc phát sốt, mạch Hư không có sức, trung khí hạ hãm, nội tạng bị sa lòi dom, sa tử cung), tiểu tiện không cầm được, phụ nữ băng lậu thuộc chứng khí bất nhiếp huyết.
Lâm sàng trị các chứng do khí hư thiếu khí gây ra, đặc biệt khí hư hạ hãm
2. Phân tích bài thuốc
Bổ trung ích khí thang trong đó Hoàng kỳ, Nhân sâm là vị thuốc chủ yếu dùng để cam ôn ích khí. Trong đó Hoàng kỳ là thuốc chủ có công thăng bổ phối hợp với Thăng ma, Sài hồ để thăng đề dương khí. Vừa dùng thuốc thăng đề vừa dùng thuốc bổ khí là đặc điểm cơ bản trong việc ghép các vị thuốc ở bài này. Chuyên trị các bệnh do trung khí hạ hãm gây nên. Còn Bạch truật, Trần bì, Đương quy, Cam thảo dùng để kiện Tỳ lý khí, dưỡng huyết hoà trung và thuốc hỗ trợ của bài thuốc này. Như thế, thì thăng dương ích khí bồi bể trung tiêu củng cố vệ khí, nhọc mệt uống vào thì nóng rét tự hết, khí hãm tự đưa lên.
Bài này do Hoàng kỳ ích khí cố biểu, Thăng ma thăng dương giáng hỏa; Sài hồ giải cơ thanh nhiệt vì vậy người dương khí hư suy mà lại bị ngoại cảm tà phát sốt, cũng có thể dùng cách chữa này, gọi là ‘cam ôn trừ nhiệt’.
3. Nghiên cứu lâm sàng Bổ trung ích khí thang
+ Trị sa dạ dày: Dùng bài này gia giảm, trị 103 ca đều đã kiểm tra X quang xác định chẩn đoán, trong đó số dạ dày sa dưới đường liên mào chậu 5- 12em 78 ca, 13- 16cm 23 ca, 17cm 2 ca, kèm loét dạ dày 12 ca, loét tá tràng 3 ca. Kết quả khỏi bệnh 54 ca, tốt 25 ca, có kết quả 22 ca, không kết quả 2 ca. Thời gian
uống thuốc ngắn nhất 1 5 ngày, dài nhất 60 ngày. Có 23 ca trị khỏi có theo dõi từ 2-4 năm không tái phát (Tạp chí Tân y dược học, số’ tháng 11, 1974).
+ Cũng bài thuốc này gia giảm trị 42 ca khác, kết quả khỏi 30 ca, tốt 5 ca, có kết quả 5 ca, không kết quả 2 ca (Tạp chí Trung y, số tháng 3/1960).
+ Trị sa tử cung : Dùng bài này gia giảm, trị 36 ca. Kết quả sau khi uống 30 thang khỏi 32 ca, có kết quả 4 ca (Báo Trung y dược Giang Tây số tháng 12 f 1959). Cũng bài thuốc này gia giảm trị 23 ca khác, kết quả khỏi 18 ca, có kết quả 2 ca, không kết quả 3 ca (Tạp chí y dược Thiên Tân, số tháng 1/1960).
+ Trị đới hạ; Dùng bài này gia giảm, trị 358 ca. Kết quả sau khi uống 5-8 thang, tất cả đều khỏi bệnh. (Báo Trung y Thiểm Tây, số tháng 11, 1989).
+ Trị băng lậu : Dùng bài này gia giảm, trị 26 ca. Kết quả khỏi 22 ca, có kết quả 3 ca, không khỏi 1 ca. Thời gian uống thuốc ít nhất 3 ngày, dài nhất 20 ngày (Báo Trung y Thiểm Tây, số tháng 8, 1986).
+ Trị yếu cơ nặng Dùng bài này gia giảm, trị 53 ca. Kết quả khỏi 22 ca, kết quả tốt 10 ca, có kết quả 5 ca, không kết quả 16 ca (Báo Trung Y Tạp chí số tháng 6 1980).
+ Dùng bài này gia giảm, trị sụp mi 32 con mắt (28 người bệnh). Kết quả khỏi 23 mắt, tốt 4 mắt, có kết quả 3 mắt, khống kết quả 2 mắt (Tạp chí Trung y Liêu Ninh, số tháng 5-1987).
+ Trị viêm gan mạn tính : Dùng bài này gia giảm, trị 20 ca, trong đó HBSAG dương tính 5 ca, GPT trên 130 đơn vị 18 ca, GPT âm tính nhưng BSP đều trên 5% 2 ca. Kết quả sau khi uống 30-90 thang, kết quả rõ 16 ca, GPT hồi phục bình thường, trong đó HBSAG chuyển âm tính 3 ca có kết quả 4 ca (Báo Trung y Bắc Kinh, số tháng 3, 1984).
+ Cũng bài thuốc này gia giảm trị 80 ca. Kết quả sau khi uống 20-30 thang khỏi (chức năng gan bình thường, hết triệu chứng lâm sàng) 78 ca, tốt 2 ca (Báo Trung y Hà Bắc, số tháng 11 1989).
+ Trị thoát vị bẹn ĩ: Dùng bài này gia giảm, trị 16 ca đều thoát vị 1 bên và ấn lên được. Kết quả khỏi 9 ca, tốt 5 ca, có kết quả 2 ca. Thời gian uống thuốc ít nhất 17 ngày, dài nhất 60 ngày. Theo dõi 2 năm, những người khỏi bệnh không tái phát (Tạp chí Trung y Liêu Ninh, số tháng 67 1985).
+ Trị lồng ruột trẻ nhỏ tái phát nhiều lần Dùng bài này gia giảm, trị 10 ca. Kết quả sau khi uống 5-6 thang thuốc, toàn bộ bệnh nhi đều khỏi. Theo dõi bệnh 1-4 năm không tái phát (Báo Trung y Thiểm Tây số tháng 2/1982).
+ Trị viêm trực tràng do tia xạ Dùng bài này gia giảm, trị 80 ca. Kết quả sau khi uống 5-90 thang thuốc, toàn bộ có hiệu quả (Học báo y Học viện Vũ Hán).
+ Trị tiêu chảy trẻ nhỏ vào mùa thu: ‘ Dùng bài này gia giảm, trị 80 ca. Kết quả khỏi 52 ca, tốt 14 ca, có kết quả 7 ca, không kết quả 7 ca (Báo Trung y dược Phức Kiến, số tháng 5-1983).
+ Trị tiểu đục (nhủ mi niệu) Dùng bài này gia giảm, trị 30 ca. Kết quả khỏi 19 ca, có kết quả 8 ca, không kết quả 3 ca (Học báo Học Viện Trung y Nam Kinh, số tháng 111959). Dùng bài này gia giảm, trị 44 ca. Kết quả khỏi 38 ca, có kết
quả 4 ca, không kết quả 2 ca. Thời gian dùng thuốc ngắn nhất 5 ngày, dài nhất 21 ngày (Tạp chí Trung Y Sơn Đông, sổ” tháng 5/1984).
+ Trị trẻ nhỏ tiểu nhiều lần do rối loạn thần kinh Dùng bài này gia giảm, trị 60 ca. Kết quả khỏi 58 ca, không kết quả 2 ca (Tạp chí Trung y Chiết Giang). Bài thuốc gia giảm trị 112 ca. Kết quả khỏi 78 ca. có kết quả 28 ca, không kết quả 6 ca (Tạp chỉ Trung y Hồ Nam, số tháng 6, 1989).
+ Trị tiểu không tự chủ sau sinh và sau phẫu thuật : Dùng bài này gia giảm, trị 57 ca. Kết quả khỏi 45 ca, có kết quả 12 ca (Báo Trung y Thiểm Tây số tháng 6/ 988).
+ Bí tiểu tiện sau sanh: Dùng bài này gia giảm, trị 24 ca. Kết quả sau khi uống thuốc 1-3 thang, toàn bộ khỏi (Tạp chí Trung y dược Thượng Hải, số tháng 10/1983). Bài thuốc này gia giảm trị 3 ca. Kết quả toàn bộ khỏi sau khi uống thuốc 2-3 thang (Báo Trung y Giang Tô số tháng 8 Ị 1965).
+ Trị đau thắt thận : Dùng bài này gia giảm, trị 72 ca trong đó sỏi thận 44 ca, sỏi niệu quản phần trên 12 ca, phần giữa 8 CH, phần (lưới 8 ca. Kết quả sau khi uống 1-5 thang, toàn bộ hết đau. Kết quả chụp lụi X quang 18 ca sỏi được đẩy xuống, 6 ca hết sỏi (Tạp chí Trung Y Chiết Giang, số tháng 6 / 1988).
+ Trị bạch cầu giảm: Dùng bài này gia giảm, trị 75 ca. Kết quả tốt 63 ca, có kết quả 7 ca, không kết quả 5 ca (Tạp chí Trung y Vân Nam, số tháng 3/1989)
+ Trị động kinh: Dùng bài này gia giảm, trị 54 ca. Kết quả tốt 46 ca, có kết quả 6 ca, không kết quả 2 ca, trong đó uống thuốc ít nhất là 6 ngày, dài nhất 112 ngày. Trong số 46 ca kết quả tốt, theo dõi 2 năm không lên cơn 35 ca, trên 2 năm 11 ca (Học báo Trung y học viện Quý Dương số tháng 1,1984)
+ Trị ù tai: Dùng bài này gia giảm, trị 30 ca. Kết quả khỏi 23 ca tốt 2 ca, có kết quả 3 ca, không kết quả 2 ca (Báo Trung y dược tỉnh Quảng Tây, số tháng 2/1989).
+ Trị mất ngủ (Thất miên): Dùng bài này gia giảm, trị 43 ca. Kết quả toàn bộ tốt. (Tạp chí Trung Y, số tháng 7, 1983).
+ Trị nấc cụt : Dùng bài này gia giảm, trị 9 ca. Kết quả khỏi 26 ca, có kết quả 2 ca, không kết quả 2 ca. Ngày điều trị ngắn nhất 6 ngày, dài nhất 18 ngày (Báo Trung y Hà Bắc, số tháng 6, 1986).
+ Trị chứng uất: Dùng bài này gia giảm, trị 50 ca. Kết quả khỏi 28 ca, tốt 17 ca, có kết quả 5 ca (Báo Trung ỹ Bắc kinh, số tháng 6/1987).
+ Trị di tinh sau khi kết hôn : Dùng bài này gia giảm, trị 9 ca. Kết quả uống từ 7 – 28 thang, toàn bộ khỏi (Tạp chí Trung y Liêu Ninh, số tháng 10/1990).
4. Trích dẫn y văn
> Triệu Dưỡng Quỳ nói: “Hậu thiên Tỳ thổ nếu không được khí của tiên thiên giúp thì không vận hành”, khí ấy vì mệt nhọc mà hãm xuống Can Thận, thanh khí không thăng, trọc khí không giáng, cho nên dùng Thăng, Sài để giúp Sâm , Kỳ. Bài này là bổ tiên thiên trong hậu thiên vậy. Tỳ Vị thích ngọt mà ghét đắng, thích bổ mà sợ công, thích ôn mà sợ hàn, thích thông mà sợ trệ, thích thăng mà sợ giáng, thích ráo mà sợ ướt. Bài này được cả những mặt đó (Danh y phương luận).
> Lý Đông Viên dựa vào ý nghĩa trong sách ‘Nội kinh’ “Hư tổn thì nên bổ, nhọc một thì nên ôn” mà chế ra bồi náy. Trị chứng vì ăn uống, làm lụng nhọc mệt, Tỳ hư khí nhược, nội thương chứng nóng rớt. Lý Đông viên cho rằng: ‘Bên trong Tỳ Vị bị tổn thương thì hại đến khí, bên ngoài cảm phong hàn thì hại đến hình. Tổn thương ở phần ngoài là hữu dư, hữu dư thì tả đi, tổn thương ở phần trong là bất túc, bất túc thì bổ vào. Bệnh nội thương bất túc, nếu nhận lầm là bệnh ngoại cảm hữu dư, mà tả tà thì hư càng hư thêm”. Nhân đó mà lập ra bài thuốc cam ôn trừ nhiệt. Các y gia sau này cho rằng: “Cam ôn trừ đại nhiệt” tức là theo ý nghĩa này. Nhưng đại nhiệt nói ở đây, với chứng đại nhiệt của bệnh ngoại cảm là một thực một hư có chỗ khác nhau. Lý Đông Viên nhận định rằng: “Ăn uống không chừng mực thì bệnh ở Vị, VỊ bệnh thì khí đoản, tinh thần ít mà sinh đại nhiệt… thân thể làm việc nhọc mệt thì Tỳ bệnh, Tỳ bệnh thì chỉ muốn nằm, chân tay buông xuôi ra, đại tiện tiết tả”.
Có thể hiểu rằng Tỳ vị là nguồn của Vinh Vệ khí huyết, ăn uống nhọc mệt hại đến Tỳ Vị thì khí huyết hư tổn mà sinh ra đại nhiệt. Tỳ khí không đưa lên, khí thanh dương hãm xuống thì đại tiện tiết tả, hoặc thành lòi dom, hoặc thành sa dạ con. Ngoài ra, như sốt rét lâu ngày, lỵ lâu ngày cũng vì khí hư mà không đẩy tà ra ngoài được, đùng bài này đều có hiệu quả tốt (Thượng Hải phương tễ học).
Nguồn: L/y Hoàng Duy Tân
Xem thêm: