Chứng thiểu khí hay khí thiểu là chỉ chứng trạng bệnh nhân đoản hơi, thở hổn hển, nói yếu sức, đang nói phải ngưng lại để lấy hơi, động làm việc thì thở gấp; thuộc chứng bệnh hư nhược.
Mục Lục
1. Khái niệm thiểu khí
Chứng thiểu khí hay khí thiểu là chỉ chứng trạng bệnh nhân đoản hơi, thở hổn hển, nói yếu sức, đang nói phải ngưng lại để lấy hơi, động làm việc thì thở gấp; thuộc chứng bệnh hư nhược.
Các sách đông y xưa cho rằng “Thiểu khí” với “Đoản khí” không hoàn toàn giống nhau.
– Y tông kim giám viết: “Đoản khí tức là ngắn hơi, không tiếp nối. Thiểu khí tức là ít hơi mà không bộc lộ ra hiện tượng”.
-Tạp bệnh quảng yết viết: “Đoản khí không đủ để thở là thuộc thể Thực. Thực thì khí thịnh, thịnh thì khí nghịch lên không thông nên đoản khí. Lại như Phế hư thì thiểu khí (bất túc) cũng khiến cho đoản khí”. Còn Thiếu khí: “Chứng này là do tạng khí bất túc gây nên”.
Trên lâm sàng thấy hai chứng Đoản khí và Thiểu khí nhiều khi xen kẽ nhau. Đoản khí có hư có thực. Thực thì suyễn gấp, hư thì hụt hơi.
- Xem thêm: Chứng khi hư theo Đông y
2. Các nguyên nhân thường gặp
Khí trong cơ thể được vận hành chủ yếu bởi 3 tạng Tỳ, Phế, Thận. Tỳ chủ sinh khí; Phế chủ khí chủ hô hấp; Thận chủ nạp khí.
Tuy nhiên chứng hụt hơi thiếu khí lại chỉ chủ yếu liên quan tới 2 tạng là Tỳ và Phế.
– Thiểu khí do Tỳ khí hư:
Tỳ chủ vận hóa, là nguồn hóa sinh Khí, nếu Tỳ tổn thương dẫn đến Tỳ khí hư yếu, Tỳ mất chức năng vận hóa, khí mất nguồn hóa sinh gây thiếu khí hụt hơi .
Lâm sàng có chứng thiếu khí ngại nói, không thiết ăn uống, người mệt mỏi vô lực, bụng khó tiêu, đại tiện nhão. Sắc mặt vàng nhợt, chất lưỡi bệu, mạch hư hoặc nhu.
Phép trị: Bổ ích Tỳ khí
Phương trị: Lục thần tán hoặc Bổ trung ích khí thang.
– Thiểu khí do Phế khí hư:
Phế chủ khí, phế khí bất túc cũng gây ra chứng hụt hơi thiếu khí. Nhất là sau khi mắc cảm mạo nặng.
Lâm sàng có chứng thiếu khí hụt hơi, ngại nói, tiếng nói nhỏ tự ra mồ hôi, động làm thì thở gấp, người mỏi mệt, sắc mặt nhợt, dễ bị cảm mạo, hay ho, chất lưỡi nhạt, mạch hư.
Nếu Tỳ khí hư dẫn đến Phế khi hư, thì có kèm chứng của tỳ khí hư như ăn kém, đầy bụng khó tiêu, đại tiện nhão, lưỡi bệu.
Nếu chỉ Phế khí hư: Phép trị: Bổ ích Phế khí, Phương trị: Bổ Phế thang.
Nếu Tỳ khí hư dẫn tới: Phép trị: Bổ ích Tỳ khí, Phương trị: Bổ trung ích khí thang hợp với Ngọc bình phong tán.
– Thiểu khí do nhiệt làm thương khí:
Nhiệt tà phần nhiều do chứng ngoại cảm nhiệt bệnh mang tới.
Một là sau khi khỏi ngoại cảm, dư nhiệt còn nung nấu ở phế vị và tân dịch, khí bị tổn thương. Hai là mùa Hạ bị thương bởi thử tà, hại khí hao tân.
Lâm sàng có chứng, thiếu khí hụt hơi, mệt mỏi, mình nóng khó chịu, phiền khát muốn uống nước, nhiều mồ hôi, tiểu tiện vàng, mạch tế sác.
+ Nếu do dư nhiệt ở Phế Vị: Phép trị: thanh phế vị, ích tân dịch, Phương trị: Trúc diệp thạch cao thang gia giảm.
+ Nếu do mùa Hạ bị thương thử: Phép trị: thanh thử ích khí, sinh tân, Phương trị: Thanh thử ích khí thang”.
Nhìn chung chứng hụt hơi thiếu khí có nguyên nhân chủ yếu do khí của tạng phủ suy. Trên lâm sàng có thể còn gặp nhiều nguyên nhân khắc, cần phân tích cho kỹ.
3. Xoa bóp bấm huyệt châm cứu
+ Xích trạch + Thiếu Trạch (Ttr.1) trị hụt hơi, hông đau, tâm phiền, bôn đồn. (Thiên Kim Phương).
+ Thập nhị Kinh Trị Chứng Chủ Khách Nguyên Lạc: “Phế chủ, Đại trường khách : Thái âm nhiều khí ít huyết, ngực tức, lòng bàn tay nóng, ho suyễn, vùng khuyết bồn đau, khó chịu, cuống họng khô đau, mồ hôi ra, phía trước vai và 2 vú đau, đờm kết ở ngực, hụt hơi. Sở sinh bệnh tìm huyệt gì? Bảo rằng huyệt Thái Uyên + Thiên Lịch [Đtr.6]” .
+ Thần môn + Lãi Câu (C.5) + Cự Khuyết (Nh.14) trị hồi hộp, lo sợ, hụt hơi (Tư Sinh Kinh).
+ Phế du + Thận Du (Bq.23) trị ho suyễn, hụt hơi (Thiên Kim Phương).
4. Trích dẫn y văn
+ Tố vấn
– Mạch vết tinh vị luận: Mạch của Tỳ đập rắn chắc mà Trường, sắc da vàng bệch, tất nhiên là thiếu khí.
– Bình nhân khí tượng luận: Người ta một lần hô thì mạch một lần động. Một lần hấp thì mạch một lần động gọi là thiểu khí
+ Tạp bệnh quảng yếu viết: Phế chủ khí thông với hô hấp. Tạng khí bất túc thì hô hấp nhỏ yếu mà thiếu khí.
+Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc viết: Phế chứa khí, Phế bất túc thì thở khẽ mà thiếu khí.
Có tham khảo tài liệu của Lương Y Nguyễn Thiên Quyến
Xem thêm: