Vị thuốc Sài Hồ – Sài hồ (Radis Bupleuri) là rễ phơi hay sấy khô của bắc sài hồ Bupleurum chinensis Dc, và nam sài hồ Bupleurum scorzonerifolium Willd. Thuộc họ hoa tán Umbelliferae.
Tên gọi khác: Sài hồ, Bắc sài hồ, Trúc diệp sài hồ, Sà diệp sài hồ, Ngạnh sài hồ, Thiết miêu sài hồ,…
Lời bàn của vụ Hy Lãn
Ở nước ta chưa có cây sài hồ nên từ xưa vẫn nhập của Trung Quốc, chỉ có dùng 2 cây cũng gọi sài hồ nam, nói chung thành phần tác dụng lý hóa đều chưa rõ. Hai cây sài hồ nam không rõ tại sao lại dùng với tên sài hồ, kể cả không cùng họ nữa. Sài hồ Trung Quốc chính bắc sài hồ là: Bupleurum sinense DC, thuộc họ Hoa tán (Umbelliferae)
Cây này ngoài kinh nghiệm lâu đời sử dụng, còn có chứng minh tác dụng lý hóa rõ ràng. Còn thì lại Trung Quốc các địa phương cũng lấy cây cùng họ làm sài hồ sử dụng bán sang ta. Vì thế người nhập chỉ nên nhập sài hồ bắc để giúp thầy thuốc dễ bề điều trị, còn loại khác tuy cùng họ nhưng không nên nhập về sử dụng bừa bãi.
Mục Lục
1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế
+ Bộ phận dùng: Sử dụng phần rễ và lá của cây Sài hồ Bắc để làm thuốc.
+ Thu hái: Thu hái quanh năm.
+ Chế biến: Phần rễ cây Sài hồ Bắc sau khi được đào về cần cắt bỏ rễ con rồi rửa sạch qua nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Có thể đem tẩm rượu hoặc sao với mật ong để dùng dần.
Sài hồ sao dấm: Lấy sài hồ đã thái rồi dùng dấm đảo đều cho vào nồi rang, lửa nhỏ sao đến lúc hút hết dấm, lấy ra phơi khô, cứ 100kg sài hồ dùng 12kg dấm. Đời xưa còn sao với máu ba ba, nay không dùng.
+ Bảo quản: Bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tốt nhất nên cất trữ trong bao bì kín và cần đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.
2. Tác dụng của Sài hồ Bắc theo Tây y
1) Tác dụng giải nhiệt:
Từ lâu đã chứng minh, thuốc sắc sài hồ lượng lớn (5 gam thuốc sống/ kg) hoặc cao ngâm cồn (2,5 gam thuốc sống/kg) đối với thỏ nhà gây cho phát sốt, có tác dụng giải nhiệt. Đối với thỏ nhà dùng mầm dịch hỗn hợp thương hàn gây cho phát sốt rồi cho uống thuốc sắc hoặc thuốc ngâm (2 gam/kg) cũng có tác dụng giáng thấp ôn đồ ở mức nhẹ. Về sau lại có báo cáo:
Tác dụng giải nhiệt của thuốc sắc sài hồ không rõ ràng, mà chất glycoside của sài hồ (bupleurum, heteroside = sài hồ đại) 200- 800mg/kg miệng uống, đối với chuột con có thể ôn bình thường giảng thấp khẳng định cùng với tác dụng giải nhiệt,
2) Tác dụng trấn tĩnh và trấn đau:
Miệng uống saiko sides (sài hồ đại) đối với chuột con có tác dụng trấn tĩnh, đồng thời có thể kéo dài cơn ngủ của barbital (hoàn kỷ ba tỉ thỏa) nó có tác dụng trấn đau rất tốt và tác dụng ngừng ho tương đối mạnh, nhưng không có tác dụng kháng kinh quyết, cũng không giáng thấp trương lực của cơ vân ngang. Có người công nhận rằng saiko sides (sài hồ đại, có thể liệt vào một loại thuốc ức chế trung khu.
3) Tác dụng chống viêm:
Viện uống saiko sides (600mg/kg thể thấy rõ ràng giáng thấp dextran (hữu tuyến đường can ở mắt cá chân chuột lớn, giáng thấp phù sưng kiểu 5 – hydroxstriptamine (5 – kinh sắc an). Trong thí nghiệm nang sưng mầm thịt dưới da chuột lớn (theo phép miên cầu cùng dầu ba đậu) xác định saiko sides (sài hồ đại) có tác dụng chống thấm ra, và khống chế mầm thịt sưng sinh trưởng. .
Sài hồ dùng riêng hay phối hợp vị khác thành phương phức hợp cũng đều có kết quả, mà cái tác dụng ức chế mầm thịt sưng sinh trưởng mạnh hơn tác dụng chống thấm ra, những phương trừ ứ hoạt huyết (đương quy thược dược tán, đào nhân thừa khí thang, đại hoàng mẫu đơn bì thang) thì trên phương diện tác dụng cường độ cùng sài hồ tương phản. Cho nên kiến nghị hai thứ đó nên hợp dùng. Saiko sides (sài hồ đại) có thể ức chế histamin (tổ chức an), 5 – hydroxytryptamine làm cho tăng cao tính thông thấu của ống máu, ức chế mức độ nhẹ màng sườn thấm ra, mà đối với carrageenan (giác ngạc thái giao) thủy thũng kiểu acetic axit (thố toan) thì vô hiệu, đối với sốc choáng kiến histamine của chuột lớn cùng với sốc choáng kiểu quá mẫn của chuột con cũng không có tác dụng bảo hộ..
4) Tác dụng chống bệnh nguyên thể (elementary body):
Từng có người báo cáo: Dịch tiêm bắc sài hồ đối với bệnh độc cảm mạo lưu hành tính có tác dụng ức chế mãnh liệt, từ dịch tiêm loại này chưng cất ra dạng dầu chưa rõ thành phần, đối với bệnh độc đó cũng có tác dụng mãnh liệt ức chế. Đối với một loại khuẩn trụ kết hạch nào đó cũng khư khư ôm giữ bảo là có công hiệu. Có người từng suy lường là bắc sài hồ có thể ngăn ngừa nguyên trùng sốt rét phát dục, nhưng thực nghiệm nghiên cứu không có thể chứng thực.
5) Ảnh hưởng đối với tạng gan:
Đối với việc do ăn men gạo (penicillium islandicum sopp bi cảm nhiễm) mà chuột con phát sinh công năng gan chướng, đồng thời nướng ăn bắc sài hồ thì glutamic – pyruvic transaminase (cốc bính chuyến an môi) cùng với glutamic – oxaloacetic transaminase (cốc thảo chuyển an môi) lên cao, so sánh cách xa tổ đối chiếu không cho uống sài hồ nhẹ hơn. Tác dụng của saiko sides (sài hồ đại) hình như không bằng bắc sài hồ bột.
Đối với mầm dịch thương hàn dẫn sinh ra công năng gan thỏ chướng ngại (urobilinogen biểu hiện phản ứng dương tính).
Miệng uống thuốc sắc bắc sài hồ (0,5 – 1g thuốc sống/kg) tác dụng cải thiện rõ rệt hữu hiệu. Đôi với cồn dẫn đến công năng gan chướng ngại cũng có đôi chút công hiệu, nhưng không bằng cam thảo.
Đối với lân hữu cơ (organophosphorus) dẫn sinh ra thì hiệu lực rất kém, mà đối với carbon tetrachloride (tứ lục hóa thán) thì vô hiệu. Đối với tiêm dung dịch lòng đỏ trứng gà dẫn sinh ra gan xơ hóa kiểu thực nghiệm đối với chuột lớn cũng không có tác dụng bảo hộ.
Cùng loại thực vật sài hồ Tân Cương bupleurum exaltatum M.B, cùng với sài hồ lá tròn bupleurum 7 rotundifolium L căn cứ báo cáo thì có tác dụng lợi mật.
6) Tác dụng đối với tâm huyết quản:
Bắc sài hồ dùng rượu ngâm cho ra dịch có thể khiến thỏ gây mê huyết áp xuống thấp nhẹ độ, đối với tim ếch đã tách rời cơ thể có tác dụng ức chế. Atropin không thể ngăn cản ức chế loại này. Dịch tiêm bắc sài hồ tuy dùng lượng thuốc lớn, đối với tim mèo vẫn ở vị trí, huyết áp đều không ảnh hưởng. Saiko sides (sài hồ đại) đối với chó có thể dẫn đến phản ứng giáng áp ngắn tạm. Tâm xuất giảm chậm, đối với thỏ cũng có tác dụng giáng áp, đồng thời có thể ức chế tim ếch đã tách rời cơ thể, buồng tim chuột lớn đã tách rời cơ thể, co bóp ống máu tai thỏ đã tách rời cơ thể.
7) Tác dụng khác:
Thuốc sắc bắc sài hồ, hoặc cồn chiết xuất dịch, đem cho thỏ uống có thể lên cao đường huyết. Thuốc sắc có tác dụng dung huyết tương đương với Merk chế hoàn toàn bằng 1/100 saponin. Đất trồng cùng thời gian thu hái không giống nhau, saponin hàm lượng cùng cường độ dung huyết cũng không giống nhau. Saiko sides đối với chuột lớn vỡ lở dạ dày kiểu stress có tác dụng phòng ngừa. Có thể xúc tiến sự vận động đẩy lên của tiểu trang chuột Con, tăng cường acetylcholine đối với tác dụng co bóp hồi tràng của chuột lớn đã tách rời cơ thể (không thể tăng cường histamine (tổ chức an) tác dụng loại này). Đối với ruột thỏ đã tách rời cơ thể cũng có một chút tác dụng hưng phấn, glycoside thô có tác dụng kích thích cục bộ rõ rệt. Thuốc tiêm bắc sài hồ đối với tử cung không tác dụng.
Đặc tính sài hồ rất nhỏ, cồn ngâm cao đối chuột con tiêm dưới da, lượng dẫn đến chết nhỏ nhất là 1,1ml/10g (10% dung dịch nước). Saiko sides (sài hồ đại) đối với chuột con uống nửa số lượng dẫn đến chết là 4,7g/kg, tiêm vào xoang bụng là 100mg/kg trở xuống.
Thuốc tiêm sài hồ độc tính rất nhỏ, 5ml/kg tiêm tĩnh mạch đối với mèo thì huyết áp, hô hấp, tạng tâm không ảnh hưởng: 0,2ml/20 gam tiêm dưới da, đối với chuột con không độc tính.
Căn cứ lời nói sài hồ Trung Quốc sản xuất và sài hồ Nhật Bản sản xuất trên tác dụng không có bất đồng rõ rệt. Ngoài ra, sài hồ kim hoàng hoa, lá, dọc ngâm thuốc đối với động vật có tác dụng lợi mật, đối với viêm túi mật, viêm ống mật cùng, viêm gan cũng có tác dụng trị liệu, nó có thể nâng cao axit mật (đờm toan) trong nước mật, nâng cao hàm lượng đởm hồng chất, tăng thêm cholesterol (đởm lưu thuần) của nước mật và hệ số bilesalt (đởm diêm). ”
3. Vị thuốc Cúc hoa theo Đông y
3.1 Tính vị, quy kinh
– Tính vị: Đắng, mát.
+ Bản kinh: Vị đắng, bình.
+ Biệt lục: Hơi lạnh, không độc.
+ Nhật Hoa tử bản thảo: Vị ngọt.
– Vào kinh: Can, đởm.
+ Chân châu nang: Can, đởm, tam tiêu, tâm bào.
+ Bản thảo tái tân: Vào 3 kinh tâm, can, tỳ.
3.2 Tác dụng chủ trị của Sài hồ
Tác dụng: Hòa giải biểu lý, sơ can, thăng dương; trị nóng lạnh qua lại, ngực đầy sườn đau, miệng đắng tai điếc, đầu đau mắt xây xẩm, bệnh sốt rét, hạ lỵ lòi dom, kinh nguyệt không đều, tử cung sa xuống.
+ Chứng hàn nhiệt vãng lai: sài hồ dùng để điều trị tà khí ở thiếu dương, hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy tức, miệng khô họng khát, thường phối hợp dùng cùng với hoàng cầm như bài Tiểu sài hồ thang. Điều trị chứng sốt cảm mạo thường phối hợp với cam thảo, nếu sốt cao thường dùng phối hợp với cát căn, hoàng cầm , thạch cao như bài sài cát giải cơ thang.
+ Chứng can uất khí trệ, kinh nguyệt không đều, đau tức ngực sườn, thường dùng phối hợp với đương quy, bạch thược như bài tiêu dao tán. Đối với đau tức ngực sườn thường phối hợp với hương phụ, xuyên khung, xích thược như bài sài hồ sơ can tán.
+ Chứng khí hư hạ hãm, ỉa chảy lâu ngày gây trĩ sa trực tràng, sa dạ con… thường dùng cùng với nhân sâm, hoàng kỳ, thăng ma như bài bổ trung ích khí thang.
+ Ngoài ra sài hồ còn dùng trong điều trị hạ sốt trong bệnh sốt rét thường dùng phối hợp với thường sơn, hoàng cầm, thảo quả.
+ Sài hồ Bắc thường được kết hợp cùng với Bạch thược để làm tăng công dụng thư can trấn thống cũng như làm dịu kích thích của Sài hồ đối với cơ thể.
+ Bản kinh: Chủ trị khí kết ở trong tâm bụng tràng vị, ăn uống tích tụ, tà khí nóng lạnh, thay cũ đổi mới.
+ Biệt lục: Trừ thương hàn dưới vùng tâm phiền nóng, mọi đờm nhiệt kết thực, trong ngực tà ngược lên, khí đi trong khoảng 5 tạng, đại tràng tích đình tụ, thủy chướng cùng thấp tý co rút, cũng có thể nấu nước tắm.
+ Dược tính luận: Trị lao nhiệt xương cốt phiền đau, khi nhiệt, vai lưng đau nhức. tuyên sướng huyết khí, mệt mỏi gầy gò. Chủ đưa khí xuống tiêu ăn, trị thời tiết trong ngoài nóng không giái, riêng sắc uống.
+ Thiên kim phương: Nước mầm sài hồ trị tai điếc, rót vào trong tai.
+ Tư thanh bản thảo: Chủ đờm đầu, trong ngực sườn bi.
+ Nhật Hoa tử bản thảo: Bổ ngũ lao thất thương, trừ phiền ngừng kinh, ích khí lực, tiêu đờm ngừng ho, nhuận tâm phế. Thêm tinh bổ tủy, thời tiết bệnh ôn, nóng như cuồng, thiếu sức, ngực sườn khí đầy, hay quên.
+ Chân châu nang: Trừ nóng rét qua lại, tắc đởm, không phải ngọn hạt sài hồ không 1 trừ được.
+ Y học khái nguyên: Trừ hư lao phiền nhiệt, giải tan cơ nhiệt, trừ sốt cơn buổi sớm.
+ Điền Nam bản thảo: Thuốc chủ yếu ra mồ hôi giải biểu chữa thương hàn, lụi tà nhiệt đi lại ở 6 kinh, thấp khớp, bại liệt, trừ tà nhiệt của người bệnh gan, lao nhiệt, hành cái khí nghịch kết ở kinh can, ngừng sườn trái khí can nhức đau, trị đàn bà máu nóng thiêu đốt đường kinh, có thể điều kinh nguyệt. Cho ra mồ hôi dùng nhụy non, trị hư nhiệt, điều kinh dùng rễ.
+ Cương mục: Trị khí dương bị hãm xuống, bình tướng hỏa của can, đởm, tam tiêu, tâm bào lạc, cùng đầu đau, xây xẩm, mắt mờ đỏ đau, màng che nổi mắt, tại điếc ù, mọi chứng sốt rét, cùng phì khí nóng lạnh, đàn bà nhiệt vào nhà huyết, nước kinh không điều, trẻ con đậu, bởi nóng sót lại, 5 chứng cam gây nóng.
4. Phương chọn lọc
1) Trị thương hàn 5 – 6 ngày trúng phong nóng lạnh qua lại.
– Sườn khô đầy, ngán chẳng muốn ăn, tâm phiên thích nôn, hoặc trong ngực phiên mà không nôn. Hoặc khát. hoặc trong bụng đau. Hoặc dưới sườn bĩ cứng, hoặc . dưới tâm quí (run rẩy rung động) tiểu tiện không lợi, hoặc không khát, mình có sốt nhẹ, hoặc ho ấy.
Sài hồ 1/2 cân | Hoàng cầm 3 lạng |
Nhân sâm 3 lạng | Bán hạ 1/2 thang (rửa) |
Chích thảo 3 lạng | Sinh khương 3 lạng |
Đại táo 12 quả |
Bảy vị trên lấy nước 1 đấu 2 thăng nấu lấy 6 thăng, bỏ bã, lại cô lấy 3 thằng uống ấm 1 thăng ngày 3 lần. (“Thương hàn luận” Tiểu sài hồ thang).
2) Trị tà vào kinh lạc, mình gầy cơ nóng, thay cũ đổi mới; giải lời thương hàn, thời tật, trúng yết, phục thử:
Sài hồ rửa bỏ mầm 4 lạng, cam thảo nướng 1 lạng, cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 động cân. Nước 1 chén sắc còn 8 phân, sau bữa ăn uống nóng. (“Bản sự phương” Sài hồ tán)
3) Trị ngoại cảm phong hàn, phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau ở mình sốt rét ho đờm mới dấy:
Sài hồ 1 – 3 đ.cân | Phòng phong 1 đ.cân |
Trần bì 1,5 đ.cân | Thược dược 2 đ.cân |
Cam thảo 1 đ.cân | Sinh khương 3 – 5 lát |
Nước 1 chung rưỡi sắc còn 7 – 8 phân uống nóng. (“Cảnh Nhạc toàn thư” Chính sài hồ ẩm).
4) Trị can khí sườn trái đau:
Sài hồ 1,2 đ.cân | Trần bì 12 đ.cân |
Xích thược 1 đ.cân | Chỉ sác 1 đ.cân |
Hương phụ (sao dấm) 1 đ.cân | Chích thảo 5 phân |
Sắc uống. (“Y y ngẫu lục” Sài hồ sơ can ẩm)
5) Trị uất hóa ở kinh can, nội thương sườn đau:
Sài hồ | Hoàng cầm |
Sơn chi | Thanh bì |
Bạch thược | Chỉ xác |
(‘Chứng nhân mạch trị” Sài hồ thanh can ẩm).
6) Trị huyết hư nhọc mệt, 5 tâm phiên nóng, chân tay mình máy nhức đau. đầu mắt tối nặng, tâm run rẩy rung động, má đỏ, miệng ráo họng khô, phát nóng mồ hôi trộm, kém ăn thích nằm, cùng huyết nhiệt cùng bác kích, nước kinh không điều, rốn, bụng chướng đau, nóng lạnh như sốt rét: lại chữa con gái huyết yếu âm hư, vinh vệ không hòa, đờm ho sốt cơn, cơ thể gầy gò, dần thành nóng trong xương:
Cam thảo (nướng hơi đỏ) ½ lạng | Đương quy (bỏ mầm, thái, sao qua) |
Phục linh (bỏ vỏ dùng loại trắng) 1 lạng | Bạch thược 1 lạng |
Bạch truật 1 lạng | Sài hồ (bỏ mầm) 1 lạng |
Giã thô, mỗi lần uống 2 đồng cân, nước 1 bát, gừng nướng 1 củ đập dập. bạc hà chút ít. cùng sắc còn 7/10 bỏ bã uống nóng, không kể lúc nào. (Cục phương” Tiêu dao tán)
7) Trị mồ hôi trộm, nóng lạnh qua lại:
Sài hồ (bỏ mầm), Hồ hoàng liên lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, làm cao, viên to như đầu con gà, mỗi lần uống 1 – 2 viên, rượu chút ít cùng nước nấu 20 – 30 lần sôi. Uống ấm không kể lúc nào. (‘Tiểu nhi vệ sinh tổng vi luận phương” Sài hồ hoàng liên cao)
8) Trị vinh vệ không thuận, mình nóng mồ hôi trộm, gân cốt nhức đau, mệt nhiều ít sức, ăn uống lúc tiến lúc lùi:
Sài hồ 2 lạng | Miết giáp 2 lạng |
Cam thảo 1 lạng | Tri mẫu 1 lạng |
Tần giao 1,5 lạng |
Năm vị trên nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 2 động cân, nước 8 phân, táo 2 quả, sắc còn 6 phân uống nóng. (‘Bác tế phương” Sài hồ tán)
9) Trị hoàng đản: Sài hồ 1 lạng (bỏ mầm), cam thảo 1 phân, cùng gia làm 1 tễ, nước 1 bát, rễ cỏ tranh 1 nắm, cùng sắc còn 7 phân, bỏ bã uống tùy ý trong ngày hết. (Truyền gia bí bảo phương)
10) Trị gan vàng:
Sài hồ (bỏ mầm) 1 lạng | Can thảo 1/2 lạng (nướng hơi đỏ, cắt ra) |
Quyết minh tử 1/2 lạng | Xa tiền tử 1/2 lạng |
Linh dương giác (cạo lấy vảy) 1/2 lạng |
Nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân, nước 1 bát sắc còn 5 phân bỏ bã, uống ấm không kể lúc nào. (Thánh huệ phương” Sài hồ tán)
11) Trị tích nhiệt hạ ly: Sài hồ, hoàng cầm lượng bằng nhau. rửa rượu rửa nước sắc còn 7 phân, để lạnh, uống lúc đói. (Tế cấp tiên phương)
5. Lâm sàng báo cáo
Dùng để lui nóng: Bắc sài hồ đối với cảm mạo phổ thông, cảnh mạo lưu hành tính, bệnh sốt rét, viêm phổi có hiệu quả lui nhiệt tương đối tốt. Căn cứ quan sát lâm sàng 143 giường bệnh: Cảm mạc lưu hành tính trong 24 giờ lui nhiệt chiếm 98,1%. Cảm mạo phổ thông trong 24 giờ lui nhiệt đạt 87,9%.
Cách chế thuốc cùng cách dùng:
Dùng rễ khô ráo bắc sài hồ, cất lấy dịch tiêm, mỗi lần tiêm 2ml tương đương với thuốc sống 2 gam tiêm bắp hoặc tĩnh mạch mỗi ngày 1 – 2 lần, người lớn mỗi lần 2ml. Đầy năm trở lại mỗi lần 0,5ml tùy tuổi mà tăng dần.
6. Các nhà bàn luận.
1) Bản thảo khiên nghĩa:
Sài hồ, Bản kinh không 1 chữ trị lao, người nay trong phương trị lao ít có nơi không dùng. Bệnh lao có 1 loại chân tạng hư tổn, lại bị tà nhiệt tà nhân hư mà dẫn đến lao. Cho nên nói rằng bệnh lao là lao nhọc vất vả vậy. Nên châm chước mà dùng. Như trong Kinh nghiệm phương trị lao nhiệt dùng thanh cao tiễn hoàn dùng sài hồ chính là hợp lẽ phải vậy. Uống vào không ai không khỏi. Nhiệt đi kíp nên thôi nếu giống vào càng nặng bệnh. Nhật Hoa tử lại bảo: Bổ ngũ lao thất thương. Dược tính luận cũng bảo trị lao thiếu gầy gò, những bệnh loại này nếu không phải thực nhiệt nhà y cố chấp mà dùng, chẳng chết còn đợi gì. Như Trương Trọng Cảnh trị thương hàn, nóng rét qua lại như dạng sốt rét dùng thang sài hồ chính là hợp lẽ.
2) Y học Khái nguyên:
Sài hồ, là thuốc dẫn kinh thiếu dương quyết âm vậy. Là thuốc trước sau khi đẻ tất phải dùng. Người giỏi trừ đau đầu của kinh này không phải thuốc này không ngừng. Trị dưới vùng tâm bĩ trong ngực cách mô đau… Dẫn khí vỵ đi lên, để phát tán nhiệt ở phần biểu. .
3) Lý Hãn:
Sài hồ tả hỏa của gan nên dùng hoàng liên làm tá, muốn đưa lên dùng rễ ngâm tẩm rượu, muốn ở giữa cùng giáng xuống thì dùng ngọn dùng sống. Lại trị sương đãng tích khối. Trong thuốc trị lở loét ở 12 kinh nên dùng để làm tan khí tụ huyết kết cho mọi kinh, công dụng cùng liên kiều giống nhau.
4) Điền Nam bản thảo:
Thương hàn cho ra mồ hôi dùng sài hồ, sau 4 ngày mắc bệnh mới có thể dùng được, nếu dùng trước chứng dương dẫn vào kinh âm, nên kiêng dùng sớm.
7. Liều thường dùng và kiêng kỵ
Liều lượng sử dụng: Dùng 4 – 16g/ ngày.
Kiêng kỵ
+ Không sử dụng dược liệu Sài hồ Bắc cho người bị sỏi mật, huyết áp cao có kèm các biểu hiện như chóng mặt, đau đầu,…;
+ Phụ nữ mang thai và người bị xơ giãn tĩnh mạch thực quản cần thận trọng khi sử dụng dược liệu Sài hồ Bắc;
+ Các đối tượng bị lao phổi kèm can khí uất thì cần giảm liều lượng sử dụng còn khoảng 4 – 6g/ ngày;
+ Người bệnh không được lạm dụng dược liệu Sài hồ Bắc. Việc lạm dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ gây bất lợi cho sức khỏe, thậm chí gây xuất huyết
+ Bản thảo kinh tập chú: Bán hạ làm sứ, ghét bộ kết, sợ nữ uyển, lê lô..
+ Y học nhập môn: Nguyên khí tuyệt xuống, âm hỏa mồ hôi nhiều, uống làm tất chết.
+ Bản thảo kinh sơ: Người bệnh hư mà khí đưa lên ấy không dùng, nôn mửa cùng âm hư hóa tích bốc nóng lên, phép nên kiêng. Sốt rét không phải kinh thiếu dương chớ ăn.
Nguồn: Tổng hợp (có sử dụng tài liệu của L/Y Hy Lãn)
Xem thêm: