Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Hạ khô thảo

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Hạ khô thảo –  Cây có tên là hạ khô thảo vì theo người xưa cây này sau ngày hạ chí thì khô héo nên gọi là hạ khô thảo. Trên thực tế mùa hạ cây vẫn tươi tốt). Hạ khô thảo còn có tên khác là hạ khô thảo, thiết tuyến hạ khô thảo.

– Tên Hán Việt: Tịch cú, Nãi đông, Yến diện, Mạch tuệ hạ khô thảo, Mạch hạ khô, Thiết tuyến hạ khô, Thiết sắc thảo, Bổng trụ đầu hoa v.v… 

– Tên khoa học Brunella (Prunella0 vulgaris L. 

– Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae.

Tránh nhầm lẫn với Hạ khô thảo Nam là cành mang lá và hoa của cây Cải trời, thuộc họ Cúc.

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng: Cụm hoa và quả phơi hay sấy khô của cây hạ khô thảo. Mặc dù chúng ta có thể dùng cả bộ phận trên mặt đất, nhưng dược tính tập trung cao nhất ở hoa. 

Mô tả dược liệu:

Sách Dược điển Việt Nam, mô tả Hạ khô thảo như sau: Dược liệu hình chùy do bị ép nên hơi dẹp. Dài 1,5-8cm, đường kính 0,8-1,5cm. Màu từ nâu nhạt đến nâu đỏ. Cụm quả có hơn 10 vòng đài, còn lại là lá bắc, mỗi vòng lại có hai lá bắc mọc đối trên cuống hay quả như hình quạt, đỉnh nhọn có gân gợn rõ, mặt ngoài phủ lông trắng. Mỗi lá bắc có ba hoa nhỏ tràng hoa thường bị rụng, đài có hai môi, bốn quả hạch nhỏ hình trứng màu nâu với vết lồi trắng ở đầu nhọn. Thể chất nhẹ giòn, mùi thơm nhẹ, vị nhạt.

Thu hái: Vào mùa hạ, khi hoa chuyển sang màu nâu đỏ

Bào chế:  Sau khi thu hái, đem rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô. Tránh phơi dưới nắng gắt, sẽ làm mất mùi thơm của thuốc ( Có thể phơi âm can).

Bảo quản:  bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

2. Tác dụng dược lý của vị thuốc Hạ khô thảo

+ Hạ khô thảo có tác dụng hạ huyết áp, vận động hô hấp tăng có tác dụng lợi tiểu do lượng muối kali khá cao.

+ Liên Xô đã thí nghiệm hạ khô thảo hạ huyết áp lâu dài trên bệnh nhân và làm hết các triệu chứng khó chịu của bệnh huyết áp.

+ Tài liệu cổ nói: Có tác dụng chữa: Loa lịch (hạch) lở loét, tràng nhạc, mụn nhọt, dò ở trên đầu rất công hiệu.

+ Lý Thời Trân đã chữa chứng đau nhức mắt, cứu huyệt Thiếu  dương, Quyết âm thấp đỡ bằng bột (Hạ khô thảo 80g, Hương phụ 80g, Cam thảo 16g) mỗi lần uống 6g, ngày 4 – 5 lần.

+ Chữa đau mắt dùng đắng lạnh càng đau (như rỏ hoàng Liên chẳng hạn) đêm càng đau kịch dùng hạ khô thảo sắc uống rất hay.

+ Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm: Dịch chiết từ Hạ khô thảo có tác dụng chống viêm rõ rệt khi được tiêm vào xoang bụng chuột thí nghiệm. Ngoài ra, dược liệu còn có khả năng ức chế một số vi khuẩn như: trực khuẩn thương hàn; khuẩn cầu chùm; trực khuẩn lỵ; trực khuẩn đại trường; trực khuẩn lao; vi khuẩn phẩy hoắc loạn; trực khuẩn biến dạng.

+ Tác dụng lợi tiểu: Trong Hạ khô thảo có nhiều Kali nitrat cùng acid urosolic. Đây là 2 chất có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Acid urosolic còn giúp loại trừ độc tố và acid uric dư thừa trong cơ thể.

+ Hỗ trợ chống ung thư: Trên nghiên cứu thực nghiệm bước đầu, người ta thấy Hạ khô thảo có khả năng chống lại sự di căn của tế bào ung thư khi được thử nghiệm trên ung thư cổ tử cung ở chuột nhắt. Tuy nhiên, đây mới là nghiên cứu bước đầu.

vị thuốc hạ khô thảo

3. Vị thuốc Tri mẫu theo Đông y

3.1  Tính vị, quy kinh

Tính vị: Đắng, cay, lạnh.

Quy kinh: can, đởm

3.2 Công dụng và chủ trị

– Công dụng: Thanh can, sáng mắt, thanh nhiệt ráo thấp, tan kết

– Chủ trị: Trị loa lịch (hạch) bướu ca cục, ung thư vú, mục châu đau ban đêm, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, đầu mắt xây xẩm quay cuồng (huyễn vậng).

– Theo Trung Quốc dược học đại từ điển

+ Công dụng:  Thanh can hỏa, tan uất kết tiêu mụn nhọt bướu cổ, sáng mắt, làm thuốc trị hạch, giải ngưng kết, lại dùng làm thuốc chữa bệnh mắt và viêm niêm mạc âm hộ tử cung.

+ Chủ trị: Lúc nóng, lúc lạnh, loa lịch, lở đâu, phá trong kết tan bướu, khi vết chân sưng trị thấp tý, nhẹ mình.

3.3 Liều dùng và kiêng kỵ

* Lượng dùng: 1,5 – 3 đồng cân. 

* Kiêng kỵ: Người âm hư vỵ yếu mà không uất kết cấm dùng. Thổ qua làm sứ.

4. Từng thời đại đã trị

1) Đời Minh, Mậu Hy Ung bản thảo kinh sơ bàn về hạ khô thảo rằng:

Hạ khô thảo vị đắng cay mà tính lạnh không độc, làm thuốc chủ yếu chữa hạch và mạch lươn. Vào kinh túc quyết âm thiếu dương. Đan Khê bảo bổ máu kinh quyết âm cho người bệnh gan, lại cay có thể tan kết đọng, đắng lạnh có thể tiết xuống trừ nhiệt cho nên trị các loại nóng lạnh cùng | tiêu hạch mạch lươn, phá trưng tan kết, lở đầu, đều do nhiệt gây nên. Chân sưng thấp tý là do thấp nhiệt gây nên, nhiệt tiêu, kết tan, thấp đi thì 3 chứng tự trừ mà thân thể nhẹ vậy. .

2) Đời Thanh, Hoàng Cung Tú bản thảo cầu chân bàn về hạ khô thảo rằng:

Hạ khô thảo cay đắng hơi lạnh, xét sách bàn về Công chữa, phần nhiều nói tan kết giải nhiệt, có thể trị tất cả các loại loa lịch (hạch) thấp tý, mục châu đêm đau, tựa như được cái nghĩa hàn thanh nhiệt vậy. Nếu thuộc hỏa ở bên trong thì chữa không nên dùng; lại nữa, sao lại gọi tên là khô, vì đông mọc mà hạ khô vậy. Loại này lá dọc cùng dùng.

5. Phối hợp ứng dụng vị Hạ khô thảo

1) Sáng mắt bổ gan, gan hư tròng mắt đau, nước mắt lạnh ra không ngừng. huyết mạch đau, sợ sáng sợ mặt trời dùng:

Hạ khô thảo 1/2 lạng, Hương phụ 1 lạng. Nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 động cân = 5g nước trà điều uống. (Giản yếu tố chúng phương) 

2) Trị huyết băng không ngừng.

Hạ khô thảo nghiền nhỏ, mỗi lần uống một thìa, nước cơm điều uống. (Thánh huệ phương)

3) Trị loa lịch (hạch) mã đao (ổ gà ở nách) dù đã vỡ hay chưa vỡ, hoặc lâu ngày thành rò rỉ dùng:

Hạ khô thảo 6 lạng, nước 2 chung sắc còn 7/10 xa bữa ăn uống ấm, người hư yếu lắm thì sắc đặc thành cao uống, hoặc đô chỗ đau, kiêm uống phương thập toàn đại bổ gia Bối mẫu, Hương phụ, viễn chí càng hay. Cây này sinh máu là thuốc thánh trị loa lịch, cây cỏ dễ tìm mà công lại to lớn. (Tiết kỷ ngoại khoa kinh nghiệm phương)

4) Trị đâm chém dáo mác tổn thương: Dùng hạ khô thảo nhai, nuốt nước, bã đắp lên vết thương là khỏi. (Vệ sinh giản dị phương)

5) Trị khí hư ra chất đỏ trắng: Lấy hoa hạ khô thảo lúc nở phơi trong râm mát rồi nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cần nước cơm điều uống, uống trước khi ăn. (Trừ thị gia truyền phương) 

6) Trị nốt trắng do (hãn ban) dùng: Hạ khô thảo sắc nước đặc ngày rửa. (Càn khôn sinh ý phương)

7) Trị sau đẻ huyết vậng, khí tâm muốn tuyệt dùng: Hạ khô thảo giã nhừ vắt lấy nước một bát to uống. Hay. (Trừ thị gia truyền phương) 

8) Trị lao hạch cổ chưa vỡ, bướu giáp trạng đơn thuần, viêm gan, viêm vú tắc sữa.

Bài 1: Hạ khô thảo 12g, cam thảo 4g, Sắc uống ngày 1 thang, liên tục 20-30 ngày. 

Bài 2: Hạ khô thảo 20g, Huyền sâm 12g, Thổ bối mẫu 12g. Sắc uống. 

9) Mát gan, sáng mắt, trị can dương vượng:

Bài 1 – Bột hạ khô thảo: 

Hạ khô thảo 62,5g Hương phụ tửu 62,5g
Chích thảo 20g

Các vị tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g, uống với nước sôi để nguội. 

Bài 2

Hạ khô thảo 62,5g Bồ công anh 62,5g
Tang diệp 12g Xa tiền thảo 12g
Dã cúc hoa 12g Sắc uống

Bài 3 – Bổ can tán: Hạ khô thảo 8g, Hương phụ 4g. Tất cả tán bột, dùng cho 1 ngày, chiêu với nước sôi để nguội hoặc ăn với cháo. Tốt cho người bị can huyết hư gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt…

Bài 4: 

Hạ khô thảo 20g Cúc hoa 12g
Mẫu lệ sống 32g Thạch quyết minh sống 32g
Xuyên khung 4g Mạn kinh tử 4g

Sắc uống. Trị tăng huyết áp gây đau đầu, đỏ mặt.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ