Vị thuốc Bạch phụ tử – Loại này giống như phụ tử, nhưng thực ra không phải là phụ tử, nên gọi vậy. – Tên khoa học: Jatropha janipha (La Tinh).
Thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae)
Theo Đỗ Tất Lợi thì bạch phụ còn dùng chỉ 3 loại sau đây:
1) Cây Typhonium giganteum Engl. Cây này ta chưa có, thuộc họ Ráy (araceae).
2) Cây san hô hay bạch phụ tử Jatropha multiphida L. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
3) Củ con và nhỏ của cây ô đầu có tên: Aconitum sinense paxt Thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).
Mục Lục
1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế
– Bộ phận dùng: Là rễ củ của cây Bạch phụ tử (Typhonium gigarteum Eugl.), họ Ráy (Araceae). (Lưu ý : Vị thuốc này không phải là vị Bạch phụ tử chê từ cây ô đầu).
– Mô tả cây bạch phụ tử
Cây bạch phụ tử này hay mọc ở nơi đất cát ẩm thấp có 1 thân tựa như cây “cỏ đuôi chuột” (thử vĩ thảo), lá nhỏ mọc quanh khoảng bông, rễ giống như rễ thảo ở đầu nhỏ, dài hơn 1 thốn, khi rễ khô nếp ngấn có đốt, vì giống như phụ tử nên gọi là bạch phụ, ngoài ra còn loại phụ tử gọi là hắc phụ tử, cùng vị này không giống nhau.
– Thu hái: . Tháng 3 lấy rễ phơi khô.
– Cách chế:
+ Nướng dùng, hoặc vùi tro nóng.
+ Rửa sạch, cho vào vại ngâm với magie clorua vài ngày cho ngấm tới giữa củ rồi cạo bỏ vỏ đen xắt ra từng miếng.
2. Vị thuốc Bạch phụ tử theo Đông y
– Tính vị: Cay, ngọt, ấm hơi độc
– Quy kinh: vào kinh vị, tỳ, can
– Công dụng: Đuổi hàn thấp trừ phong đờm, dùng chữa trúng phong mất tiếng, ngoài ra còn làm thuốc chữa phong lạnh..
– Chủ trị: Tâm đau, huyết tắc, trăm loại bệnh ở trên mặt, thông hành cái thế của thuốc.
* Liều lượng: 3g – 6g/ngày.
* Kiêng kỵ:
+ Thuốc có độc, không dùng cho người có thai và người phong động do âm hư vì thuốc tự trợ hoả dễ động thai và làm phong động thêm.
+ Không phải người thực trúng hàn thì cấm dùng.
3. Từng thời đại đã dùng để chữa
1) Đời nhà Đường. Lý Tuân hải dược bản thảo bàn về bạch phụ rằng: Chữa mọi phong lạnh, chân yếu không có sức, dưới vùng âm môn thấp ngứa, ban ngắn ở đầu mặt, trị bệnh ghẻ, ngứa, phong, lở loét..
2) Đội nhà Tống. Đại minh nhật hoa chư gia bản thảo bàn về bạch phụ rằng: Chữa trúng phong mất tiếng, chữa các loại phong khí lạnh, những vết ban ngắn trên mặt.
3) Đời nhà Nguyên. Vương hiệu Cổ thang dịch bản thảo bàn về bạch phụ tử rằng: Bổ can phong hư.
Chu Đan Khê bản thảo khiên nghĩa bổ di bàn về bạch phụ tử rằng: Trị phong đờm.
4. Phối hợp ứng dụng
1) Khiên chính tán:
Trị trúng phong miệng méo, nửa người liệt không cử động được dùng:
Bạch phụ tử; Bạch cương tàm; Toàn yết. Lượng bằng nhau, nghiền sống cho nhỏ, rượu ấm điều uống, mỗi lần 2 động cân. (Dương thị gia tăng phương)
2) Trị trẻ con bị cấp kinh:
Dùng: Bạch phụ tử; Bạch Cương tàm; Đởm tinh; Toàn yết; Câu đằng; Thiên trúc hoàng; Bạch đàn hương; Ngưu hoàng
3) Tam sinh hoàng (Toàn ấu tâm giám phương)
Trị trẻ con bị thử phong, phàm độc nóng nắng vào tâm, đờm lấp lỗ tím làm hôn mê cô quắp. Đó là chúng nguy cấp không phải loại hoàn này không thể chống được, dùng:
Bạch phụ tử; Thiên nam tinh; Bán hạ.
Đều bỏ vỏ, lượng bằng nhau nghiền sống, trộn nước mật lợn hoàn viên bằng hạt đậu xanh, tùy tuổi lớn bé lấy nước bạc hà điều uống khiến trẻ nằm nghiêng, nôn ra được đờm thì tỉnh.
4) Trút bỏ phong đờm đột ngột ủng tắc mà có tà lạnh dùng:
Bạch phụ tử – Nam tinh – Bán hạ.
5) Trị phong đờm sinh xây xẩm quay cuồng, đầu đau khí uất, ngực cách mô không thông lợi dụng:
Bạch phụ tử (bỏ vỏ rốn) 1/2 cân; Thạch cao (nung đỏ): 1/2 cân; Chu sa: 2,25 lạng; Long não: 1 đ.cân.
Nghiền nhỏ, viên với cơm bằng hạt đậu xanh mỗi lần uống 30 viên, sau bữa ăn nước trà hoặc rượu điều uống. (Ngự dược liệu phương)
6) Trị đờm quyết đau đầu dùng:
Bạch phụ tử cùng thiên ma, bán hạ, nam tinh lượng bằng nhau, nước gừng tươi nấu thành bánh rồi viên bằng hạt đậu xanh mỗi lần uống 40 viên, sau bữa ăn nước gừng điều uống.
7) Trị thiên chính đầu phong
Dùng: Bạch phụ tử; Bạch chỉ; Bồ kết bỏ vỏ. Lượng bằng nhau nghiền nhỏ, sau bữa ăn nước trà trong điều uống rồi nằm ngửa một lúc. (Phổ tế phương)
8) Trị tại ra nước mủ:
Bạch phụ tử (nướng), khương hoạt đều 1 lạng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1/2 đồng cân cho vào quá cật của dê hoặc lợn, rồi lấy giấy ướt gói quả cật đó nướng chín, canh năm đêm ăn, rượu ấm điều uống.” (Thánh Lễ tổng lục phương).
9) Trị hầu tý (hầu tắc) sưng đau
Bột bạch phụ tử, Bột khô phàn. Lượng bằng nhau, nghiền nhỏ đắp lên trên lưỡi, có rãi nôn ra (Thánh huệ phương)
10) Trị bệnh thiên trụy, tinh hoàn hòn to hòn nhỏ, sán khí Dũng:
Bạch phụ tử 1 củ nghiền nhỏ, hòa rãi đắp lên rốn, lấy ngải, cứu 3 – 5 mồi là khỏi. (Dương khởi giản tiện phương)
11) Chữa trẻ nôn ngược không yên, hư phong suyễn gấp dùng:
Bạch phụ tử; Hoắc hương. Lượng bằng nhau nghiền nhỏ, mỗi lần nước cháo điều uống nửa đồng cân. (Bảo ấu đại toàn phương)
12) Trị phát ban đỏ trắng ra mồ hôi
Dùng: Bạch phụ tử cùng lưu hoàng lượng bằng nhau cùng nghiên cỏ, nước gừng hỏa loãng ra, lấy cuống Cà chấm nước trên xoa ngày vài lần.
Nguồn: L/y Hy lãn
Xem thêm: