Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Qua lâu nhân còn gọi: Quát lâu nhân (Dược tính loại minh). Quát lâu tử (Bản thảo kinh tập chủ). Đây là 3 loại hạt quát lâu, hoặc song biển quát lâu, đại tử quát lâu có tên khoa học là:

– Quát lâu: Trichosanthes kirilowii maxim.

– Song biển quát lâu: Trichosanthes uniflora Hao.

– Đại tử quát lâu: Trichosanthes truncata C.B. Clarke.

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Qua lâu nhân là hạt của cây Qua lâu (Trichosanthes kirilowii Maxim.), họ Bầu bí (Curcubitaceae).

– Hình thái 3 loại hạt qua lâu nhân:

1) Quát lâu tử:

Là hạt của cây quất lâu, dạng tròn bầu dục bẹt, dài 1,2 – 1,5cm, rộng 6 – 10mm, dầy ước 4mm, vỏ ngoài phẳng trơn, sắc tro nâu, đầu nhọn của hạt có một điểm lõm sắc trắng gọi là rốn hạt, 4 xung quanh có cạnh bên rìa mép rộng ước 1mm, vỏ hạt cứng rắn, trong ngậm 2 mảnh nhân, tương đối sắc trắng, nhiều tính dầu, ngoài phủ lớp vỏ mỏng sắc xanh lục. Khí nhỏ yếu, vị ngọt, hơi đắng sáp. Chọn loại đều nhau, đẫy mẫm, đủ tính dầu là tốt.

2) Song biên quát lâu tử:

là hạt của cây song biển quát lầu, hình dạng cùng quá lâu tử gần giống nhau, nhưng tương đối to hơn, rất bẹt, một đầu thẳng gần thành hình vuông, một đầu tròn hoặc hơi nhọn, dài 1,5 – 1,7m, rộng ước 1cm, dày ước 2mm, mặt ngoài hơi thô ráp, sắc nâu tối hoặc sắc nâu xa, cắt bổ dọc thấy lớp vỏ mép xung quanh dầu tới 3mm, phần nhiều hơn cong queo. Loại này nhiều ở Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, nói chung cho là chất lượng tương đối kém.

3) Đại quát lâu tử:

là hạt của cây đại tử quái lầu. Hai hình tròn bầu dục, 1 bên hô lồi ra, dài 2-3cm, rộng 1,5 – 2m, cầ4-6mm, mặt ngoài tháng, sắc nâu nhạt hoặc sắc nâu vàng, bổ dọc hai thấy có đường vòng quanh hại không rõ lắm.

– Ngoài ra còn có: 

+ Đại bao quát lâu: Trichosanthes bracteata (Lam) Voigt. (Ở Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây, Quảng Đông – 

+ Hồng hoa quát lâu: T. Lepiniana (Naud.) Cogn (Vân Nam).

+ Hymalaia quát lâu: T. Himalensis C.B.Clarke. Ở các địa phương đều gọi là quát lâu tử cho vào làm thuốc, như địa khu Giang Tô Triết Giang.

Thói quen dùng cùng loại: . – Vương qua từ T. Cucumeroides (ser.) Maxim 

– Thu hái: Thu hái quả đã chín màu vàng cam. Vào tháng 9 – 10 hàng năm. Chọn những hạt  khô, già, chắc, có vỏ dày.

– Bào chế:

Hạt qua lâu luyện bỏ tạp chất, hạt lép, nhỏ, Sao qua lâu tử: Lấy hạt qua lâu đặt trong nồi dùng lửa nhỏ sao  đến lúc hơi nổ, lấy ra để nguội. 

Qua nhân sương: Lấy qua nhân đã bỏ vỏ, giã nhỏ, dùng giấy hút dầu hoặc  bọc gói, thêm nhiệt ép cho ra hết dầu. Xong rồi lại giã nhỏ, rây qua.

Vị thuốc Qua lâu nhân

Vị thuốc Qua lâu nhân

2. Tác dụng vị Qua lâu nhân theo Đông y

– Tính chất: Ngọt, lạnh. 

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Vị đắng, lạnh, không độc. 

+ Dược phẩm hóa nghĩa: Vị ngọt tính bình.

– Vào kinh:

Phế, đại tràng, can, tỳ vị. 

– Công dụng chủ trị: Nhuận phế hóa đờm, trơn ruột, đờm nhiệt ho hắng, táo kết tiện bí, nhọt sưng, sữa ít

+ Thực liệu bản thảo: Ra nước sữa, lại trị nhọt sưng. 

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Bổ hư lao, miệng khô, nhuận tâm phế, chữa tay mặt có nếp rắn, nôn máu, tràng phong tả ra máu, ly đỏ trắng.

+ Bản thảo mông thuyên:

Bổ phế hạ khí, điều cáu bẩn bụi bặm đi và mở uất, trị thương hàn kết ở ngực, hư sợ, ho lao, giải tiêu khát, sinh tân dịch, ngừng mọi máu.

+ Bản thảo kinh sơ: Chủ tiêu đờm

+ Dược phẩm hóa nghĩa: Lợi đờm nhiệt, đờm ở lâu khó ra (lão đờm).

+ Bản thảo tái tân: Giải uất, trừ phong, sinh tân dịch, trừ khát, ngừng eo lưng đùi đau.

+ Am phiến tân tham: Thanh phế, hóa đờm nhiệt, nhuận tràng, thông đại tiện.

+ Trung được chí: Trị tràng kết tiện bí của người già và mới ốm dậy.

* Cách dùng lượng dùng:

Uống trong: 12g – 16g/ngày, hoặc cho vào hoàn tán.

Dùng ngoài: Nghiền nhỏ điều đắp.

* Kiêng kỵ: Câu kỷ là sứ, ghét can khương, sợ Ngưu tất, Phân ô đầu. Người tỳ vị hư lạnh gây biết tả chớ uống.

3. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị đờm ho không ngừng: 

Qua lâu nhân 1 lạng; Văn cáp 7 phân

Nghiền nhỏ, dùng gừng tươi giã vắt lấy nước đặc, hoàn viên như quả táo ta, ngậm rồi nuốt. (Trích nguyên phương) 

2). Tự tửu đàm, cứu phế: 

Thanh đại – Qua lâu nhân. Nghiền nhỏ, nước gừng, mật hoàn viên ngậm (Đan khê tâm pháp)

3) Tự đàn bà hình thể gầy, có lúc đêm nóng đờm ho, kinh nguyệt không điều:

Thanh đại; Qua lâu nhân; Hương phụ (ngâm nước tiểu, phơi). Nghiền nhỏ trộn mật, ngậm  (Đan khê tâm pháp) .

4) Trị nhiệt chạy sinh đơn, sưng:

Bội qua lâu nhân 2 lạng, ngâm dấm đắp. (Sản nhũ tập nghiệm phương) 

4. Các nhà bàn luận

1) Dược tính loại minh:

Qua lâu nhân, người xưa bảo thông uất nhiệt trong phế, lại nói có thể giáng khí, tóm lại là ngọt hợp với lạnh có thể hòa, có thể giáng, có thể nhuận, có thể tả, cho nên uất nhiệt tự thông.

Đan Khê sở dĩ nói rằng: Cáu nhầy ở trong ngực, đó cũng là rất nhiệt tạo nên, nhiệt bị uất thông, khí bị tắc giáng xuống thì cáu bẩn nhầy béo gì mà không điều đi được.

2) Bản thảo dựng ngôn:

Qua lâu nhân là vị thuốc nhuận phế tiêu đờm, thanh hỏa ngừng khát vậy. Thể nó dầu nhuận nhiều mỡ, chuyên chủ trị tâm phế ngực vỵ, các loại táo nhiệt uất nhiệt ngược lên phần khí, đờm, thức ăn đọng trệ tích trong ngực đều trị. Phàm thuộc hữu hình vô hình ở trên thì có thể giáng xuống, ở dưới thì có thể thông hành. Vị này ngọt lạnh mà nhuận, lạnh có thể hạ khí giáng đờm nhuận có thể thông tiện lợi kết đọng. 

 3) Dược phẩm hóa nghĩa:

Qua lâu nhân, thế nhuận có thể trừ táo, tính trơn có thể lợi khiếu. Phàm đờm mỏng ở cách mô dễ tiêu dễ thanh, bất tất phải dùng nó. Nếu uất đờm đục, lão đờm, ngoan đờm, thực đờm keo dính cố kết khó ra tất phải dùng, vì trệ ở trong nên không thăng giáng được, tạo thành khí nghịch, ngực buồn bực, họ hắng, phiền khát, ít tân dịch, hoặc có tiếng đờm không ra, mượn sức trơn nhuận để điều càu nhầy thì đờm tiêu khí giáng, ngực khoan ho lên, khát ngừng, tân dịch sinh, không gì không công hiệu. Dầu nó rất hay nhuận phế trơn ruột, nếu tà hóa làm táo kết đại tiện, dùng nó giúp vào thuốc khổ hàn thi đại tràng tự nhuận lợi vậy..

4) Bản thảo chính: 

Qua lâu nhân, tính giáng xuống mà nhuận, có thể giáng thực nhiệt đờm rãi, mở uất kết khí bế, giải tiêu khát, định chướng suyễn, nhận phế ngừng họ, nhưng khi vị nếu hay gây buồn nôn nôn mửa, người trung khí hư không nên dùng. Sản thảo nói bổ hư lao là rất nhầm.

Nguồn: L/y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm