Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc chi tử – Vốn tên là: Chi tử, âm Hán là cái chén, vì quá của cây này giống như cái chén uống rượu, đời sau gọi sang chi tử là cây dành dành.

– Tên thường dùng: Gọi theo cách sao tẩm thường dùng như:

Tiêu Sơn chi = dành dành núi sao xém. 

Hắc Sơn chi = dành dành núi sao đen.

Khương chấp sao sơn chi = dành dành núi sao nước gừng. 

Trư đởm chấp sao Sơn chi = dành dành núi sao nước mật lợn.

– Tên cổ trong sách cổ.

Mộc đan (Bản kinh), việt đào (Biệt lục), tiên chi (Bản thảo cương mục), chi tử, tiên tử, chư đào, việt đồng, Sơn chi nhân, lục chi tử, hồng chi tử, hoàng chi tử, hoàng hương ảnh tử (Hòa hán dược khảo).

– Tên khoa học: Gardenia jasminoides Ellis. Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae)

Trung Quốc gọi họ Thiến thảo (Rubiaceae)

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận làm thuốc: Chi tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây Dành dành.

Thu hái: Thu hoặc vào sau tiết Hàn lộ ( ngày 8-9 tháng 10 ) hàng năm. Lấy quả chín vỏ quả màu vàng là có thể hái được. Hái quả sớm quá hay quá muộn đều có thể ảnh hưởng tới chất lượng, nên hái bằng tay. 

Mô tả dược liệu:

Dược Tài Học nói: Chi tử lấy loại nhỏ, vỏ mỏng màu vàng đỏ là thượng phẩm. Thường dùng loại mọc ở vùng rừng núi. Quả nhỏ chắc nguyên quả, vỏ mỏng vàng, trong đỏ thẫm có nhiều hạt. Có mùi thơm khô không mốc mọt, không lẫn tạp chất là tốt. Còn Chi tử nhân là hạt đã được bóc sạch vỏ quả, màu nâu vàng hay đỏ hồng không vụn nát là tốt.

Bào chế:

Quả chín lấy về ngắt bỏ cuống quả và loại bỏ tạp chất. Đem đồ hoặc luộc đến khi hạt hơi phồng lên. Lấy ra bỏ vỏ lấy hạt đem phơi hoặc sấy khô.

+ Chi tử sao vàng: Chi tử khô, sao lửa nhỏ đến màu nâu vàng, lấy ra để nguội.

+ Chi từ sao xém (Tiêu chi tử): Lấy Chi tử khô, dùng lửa vừa sao. Đến khi mặt ngoài dược liệu vàng xém, đổi sang màu thẫm là được, lấy ra để nguội. Khi sao xém dược liệu dễ cháy, có thể phun một ít nước. Lấy ra phơi hoặc sấy khô.

+ Có người trị thượng tiêu dùng cả vỏ, chữa hạ tiêu thì bỏ vỏ rửa bỏ chất vàng sao dùng, trị bệnh máu sao đen dùng. Có người trừ nhiệt của vùng tâm ngực dùng nhân, trừ nhiệt vùng cơ biểu dùng vỏ.

+ Lôi Công Bào Chích Luận: Hái trái về bỏ tai và vỏ, chỉ lấy hạt, ngâm với nước sắc Cam thảo một đêm, vớt ra phơi khô tán bột dùng.

+ Đan Khê Tâm Pháp: Trị bệnh ở thượng tiêu, trung tiêu thì dùng cả vỏ xác, trị hạ tiêu thì bỏ vỏ xác rửa sạch nước màu vàng rồi sao mà dùng, trị bệnh thuộc huyết thì sao đen dùng.

+ Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển: Sau khi hái về phơi hoặc sấy khô ngay, nếu sấy thì lúc đầu lửa to về sau nhỏ dần, đảo trộn nhẹ để làm vỏ quả không bị trầy sát, cũng đề phòng tình trạng ngoài khô trong ướt, dễ thối mốc.

+ Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược: Quả chín kẹp lẫn với ít phèn chua, cho vào nước sôi cùng nấu độ 20 phút, vớt ra phơi khô vỏ, lại sấy khô cho giòn. Khi dùng muốn dùng sống, sao hoặc đốt cháy tùy từng trường hợp.

2. Tác dụng dược lý của Chi tử theo Tây y

Chi tử ứng dụng trong điều trị các bệnh lý gan – mật

Chất glycoprotein có trong chi tử có tác dụng chống oxy hóa và chống apoptotic. Nó được sử dụng để chữa lành các bệnh về gan và tổn thương do viêm trong y học dân gian.

Genipin có trong chi tử làm giảm rõ rệt sự gia tăng hoạt động của aminotransferase huyết thanh và quá trình peroxy hoá lipid. Cho thấy genipin cung cấp khả năng bảo vệ gan rõ rệt. 

Hỗ trợ điều trị tim mạch

Nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò chống viêm của chi tử có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa các bệnh mạch máu, chẳng hạn như xơ vữa động mạch; Crocin trong chi tử có tác dụng hạ lipid máu

Chất geniposide và aglycone genipin trong chi tử có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống ngưng tập tiểu cầu cải thiện tình trạng huyết khối, tắc mạch.

Hoạt chất crocetin trong chi tử có tác dụng hạ huyết áp và chống huyết khối

Điều trị các bệnh lý viêm dạ dày  

Chiết xuất từ Chi tử và các thành phần của nó như axit ursolic và genipin có khả năng trung hòa axit,chống oxy hóa và ức chế sự phát triển của Helicobacter pylori ( H. pylori). Ngoài ra, chúng còn có hoạt tính gây độc tế bào, chống lại tế bào ung thư dạ dày AGS và SUN 638 ở người. 

Genipin và axit ursolic ức chế các tổn thương dạ dày đáng kể do HCl / ethanol gây ra. Hữu ích cho việc điều trị và / hoặc bảo vệ bệnh viêm dạ dày.

Chất genipin, gentiobioside và gardenoside được tách chiết từ chi tử có tác dụng đáng kể đối với tổn thương dạ dày. Vừa làm giảm diện tích tổn thương vừa làm giảm thể tích bài tiết dịch vị.

Chi tử có tác dụng an thần, chống trầm cảm

Người có vấn đề về chất lượng giấc ngủ sử dụng crocetin – hoạt chất từ chi tử – nhận thấy số lần tỉnh giấc đã giảm so với giả dược. Crocetin có xu hướng cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Nghiên cứu của Đại học Y khoa Nam Kinh (2015) cũng cho thấy Chi tử có tác dụng chống trầm cảm nhanh chóng

vị thuốc chi tử

3. Vị thuốc Chi tử theo Đông y

3.1  Tính vị, quy kinh

– Tính vị: Đắng lạnh

+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Vị đắng, tính hàn ().

+ Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Vị đắng, tính lạnh, không độc (

– Quy kinh: Can, tâm, phế, vị

+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Vào kinh Tâm, Phế, Vị ().

+ Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Vào kinh Tâm, Phế, Can, Vị ().

3.2 Công dụng và chủ trị

Công dụng:

Tả thấp nhiệt tam tiêu, giải hóa uất của 5 chí, cho nên có công hiệu giải nhiệt mát máu, dùng chữa đau đâu, hoàng đản, bỏng lửa, nôn ra máu, mũi ra máu, họng đau miệng loét, hạ lỵ mọi chứng, đối với hệ thần kinh hoặc có công hiệu trấn tĩnh, kiêm dùng chữa trong ngực đau.

Có sách nói: Thanh nhiệt giải độc, tả hỏa mát máu, trị hoàng đản, mũi ra máu, viêm thận thủy thũng, cảm mạo phát nóng, lý khuẩn, viêm tuyến vú, lao tuyến lympho đái ra máu, bỏng lửa bỏng nước, đập đánh, lở loét, khạc máu, nôn máu, (lưu não).

Chủ trị

5 tà khí ở trong, khí nóng ở trong vỵ, mặt mũi đỏ vì rượu, bạch lãi, xích lãi (da trắng da đỏ rụng lông tóc) lở loét chữa đau mắt đỏ do nhiệt, rất nóng ở ngực, tâm, đại tiểu tràng, trong tâm phiền muộn.

+ Trân Châu Nang: Trị bứt rứt, buồn phiền, khó chịu, ban chồn trong ngực, mất ngủ, những chứng huyết trệ dưới rốn, tiểu không thông 

+ Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Trị nóng nẩy, bồn chồn do nhiệt chứng, vàng da do thấp nhiệt, mắt đỏ, họng đau, chảy máu cam, lở miệng, nước tiểu đỏ. Đắp ngoài trị sưng ứ 

3.3 Liều dùng và kiêng kỵ

* Lượng dùng: 4-12g/ ngày

* Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn mà không thấp nhiệt, hỏa uất thì kiêng dùng.

4. Phát minh của Trương Trọng Cảnh

Một vị Sơn chi qua thực nghiệm của Trương Trọng Cảnh, cho rằng chủ trị tâm phiền. Kiêm trị phát vàng. Nay xét chứng như sau:

+ Chứng của Thang đại hoàng tiêu thạch là: hoàng đản..

+ Chứng của Thang chi tử nghiệt bì là: Mình vàng (dùng chi tử đều 15 quả.

+ Chứng của Thang chi tử vi là: Phiền.

+ Chứng của Thang chi tử cam thảo sị là: Trong tâm ảo nùng mà ít hơi.

+ Chứng của Thang chi tử sinh khương vị là: Trong tâm ảo nùng mà nôn. 

+ Chứng của Thang chỉ thực chi tử sị là: Trong tấm ảo nùng.

+ Chứng của Thang chi tử hậu phác là: Tâm phiền.

+ Chứng của Thang chi tử can khương là: Hơi phiền.

+ Chứng của Thang nhân trần cảo là: Tâm ngực không yên, lâu lâu phát vàng 

(Trên đây 7 phương chi tử đều 14 quả) mỗi quả ước 1gam.

+ Chứng của Thang Chi tử đại hoàng sị là: Hoàng đản (dùng chi tử 12 quả). Trải xem mọi phương thấy Chi tử chủ trị tâm phiền rõ lắm. Còn phát vàng là trị thêm vậy. Cho nên không có chứng tâm phiền mà dùng thì chưa thấy công hiệu vậy.

5. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê, Lê Hữu Trác trong Lĩnh nam bản thảo có ghi:

Chi tử tên là quả dành dành

Không độc, đắng, hàn, chữa bệnh nhanh.

Bổ âm, giáng hỏa, mát tâm, thận.

Huyết nhiệt trong ngoài, chữa được lành.

(Thứ mọc ở núi cao tốt, thứ mọc ở ngoài đồng kém hơn).

2) Xưa ông Trương Nguyên Tố dùng chi tử có 4 điều: Chi tử nhẹ thoảng có hình phổi màu đỏ là tượng của hỏa nên tả được hỏa trong Phế, dùng nó có 4 tác dụng: 

Một là nhiệt bám vào Tâm kinh, 

Hai là trừ được bứt rứt, 

Ba là khử hư nhiệt ở thượng tiêu, 

Bốn là trị phong. 

3) Chu Chấn Hanh thì cho rằng:

Chi tử tả hỏa của tam tiêu, cùng tà hóa trong bị khối, hay làm mát máu trong vụ oản, tính nó khuất khúc đi xuống, hay giáng hóa theo tiểu tiện tiết đi, nói chung bệnh tâm đau tương đối lâu không nên ăn tán để giúp cho hỏa tà, cho nên cổ phương phần nhiều dùng chi tử để dẫn thuốc nóng thì tà dễ phục mà bệnh dễ lui.

6. Phối hợp ứng dụng

1) Bị cảm sốt sau khi cho ra mồ hôi, cho nên, cho đi đại tiện, mà hư phiền không ngủ được, trong tâm ảo nùng thì dùng “Chi tử sị thang” (Chi tử 14 quả, Hương sị 4 hợp) nước sắc uống.

2) Trị thương hàn thấp nhiệt phát vàng, bụng chướng, dùng “Thang nhân trần đại hoàng” (Chi tử 14 quả, Nhân trần 6 lạng, Đại hoàng 3 lạng), nước 1 đấu, trước sắc nhân trần còn 6 thăng, cho 2 vị nữa vào sắc Còn 3 thẳng, chia 3 lần uống. Đái sẽ thông lợi, đái ra như nước bồ kết, hoặc đỏ, một đêm bụng giảm nhỏ, chất vàng theo tiểu tiện ra.

3) Trị phát vàng mình nóng dùng: Sơn chi cùng cam thảo, hoàng bá gọi là “Thang chi tử bá bì”.

4) Trị thương hàn (cảm sốt) sau khi cho đi đại tiện (hạ) thấy tâm phiền, bụng đầy, nằm dậy không yên, nôn được thì khỏi, dùng “Thang chi tử hậu phác” (Sơn chi, hậu phác, chỉ thực).

5) Chữa chảy máu cam. Sơn chi sao cháy thổi vào mũi, càng dùng càng thấy hay.

Phương khác dùng chữa chảy máu nói chung: Sơn chi tử (sao đen)- Hoa hòe (sao)- Cát căn mỗi vị 20g. Sắc nước hòa thêm ít muối rồi uống.

6) Chữa đái không thông.

Nhân chi tử 14 quả (14 gam), tỏi 1 dò 1 củ, thêm chút muối đắp rốn, cùng âm nang, một lúc lâu là thông.

Phương khác dùng:

Sơn chi tử 12g Mộc thông 12g
Hạt mã đề 12g Cù mạch 12g
Biển súc 12g Hoạt thạch 12g
Cam thảo nướng 6g Đại hoàng 8g

Sắc nước uống ngày 1 thang.

7) Trị đái máu đầm đìa, sít đau dùng: Sơn chi tươi nghiền nhỏ, hoạt thạch bột lượng bằng nhau, nước luộc hành điều uống.

8) Trị ỉa ra máu tươi: Nhân sơn chi sấy nghiền, mỗi lần dùng nước mới múc uống 1 tiền xúc (ước 2 gam).

9) Trị nhiệt độc đi lỵ ra máu. Dùng: Chi tử 14 quả bỏ vỏ giã nhỏ, viên với mật bằng hạt ngô, mỗi lần uống 3 viên ngày 3 lần uống, rất hiệu nghiện, có thể sắc uống.

10) Trị sắp đẻ đi lỵ ra máu. Chi tử sao nghiền, lúc đói rượu nóng uống 1 thìa, không quá 5 lần uống, nếu bệnh nặng.

11) Trị đàn bà có thai phù thũng, thuộc thấp nhiệt dùng:

Sơn chi 1 hợp sao nghiền, mỗi lần uống 2 – 3 đồng cân, nước cơm chiêu thuốc, làm viên uống cũng được.

12) Trị bệnh thủy thũng do nhiệt. – Nhân sơn chi sao nghiện, nước cơm điều uống 3 đồng cân, nếu thượng tiêu nhiệt dùng cả vỏ.

13) Trị hoắc loạn chuyển gân. Tâm bụng chướng đầu, chưa được cho nên cho đi đại tiện. Dùng:

Chi tử 27 quả (27 gam) sac nghiền nhỏ, rượu nóng điều uống khỏi ngay. 

14) Trị mọi khí của 5 tạng, bổ ích máu cho kinh thiếu âm. Dùng: Chi tử sao đen nghiền nhỏ, gừng sống cùng sắc uống, công hiệu rất nhanh.

15) Trị bỏng lửa bỏng nước. Bột chi tử, hòa lòng trắng trứng gà bôi vào nơi bị bỏng.

16 Trị trên mũi đỏ do rượu. Dùng: Chi tử sao nghiền, Hoàng lạp hòa viên bằng viên đạn, mỗi lần uống 1 viên, nhai nhỏ, nước trà điều uống ngày 2 lần, kiêng rượu.  Lại phương: Dùng sơn chi, tang bạch bì, hoàng cầm, cam thảo, cát cánh, ngũ vị tử, can cát lượng bằng nhau sắc uống.. (Hứa học sĩ bản sự phương) 

17) Trị trong mày ngứa. Chi tử sao nghiền hòa dầu đắp là khỏi. (Bảo ấu đại toàn phương)

18) Trị triết thương sưng đau, dùng: Chi tử, bạch miến cùng giã đắp vào. Rất công hiệu. (Tập giàn phương)

19) Trị lở loét do lửa chữa loét hẳn, dùng chi tử nhân sao nghiền hòa dầu vừng bôi vào, nếu đã thành lở loét, sao đường trắng cháy tán bột rắc vào. (Thiên kim phương) 

20) Trị mắt đỏ ruột bí dùng: 7 quả sơn chi, dùi lỗ nướng chín, nước 1 thằng sắc còn nửa, bỏ bã, cho bột đại hoàng 3 đồng cân vào, uống ấm cho đi đồng. (Phổ tế phương) 

21) Chữa tinh hoàn sưng đau: 

Sơn chi tử (sao đen) 30g Tiểu hồi (sao với muối) 30g
Hạt quýt (sao với giấm) 30g Hạt vải 30g
Ích trí nhân 20g Hạt cau rừng 15g
Thanh bì (sao với dầu vừng) 18g

Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi lần uống với 6g với rượu vào lúc đói. Nếu không uống được rượu lấy 10 sợi cỏ tím sắc với nước, thêm ít muối rang làm thang mà uống.

22) Chữa nôn mửa: 

Sơn chi tử (sao) 10g Trần bì 10g,
Tinh tre 10g Sinh khương 5g

Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống nóng làm 2 lần trong ngày.

23) Chữa vết sẹo trên mặt: Sơn chi tử và hạt Bạch tật lê, lượng bằng nhau tán nhỏ hòa với giấm. Lấy bông sạch thấm thuốc, bôi vào ban đêm, sáng hôm sau rửa mặt, làm liên tục vài ngày.

7. Các nhà bàn luận

+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Thanh nhiệt ở thượng tiêu (Tâm, Phế), thanh uất nhiệt ở phần huyết.

+ Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết (sao đen), thanh nhiệt ở tam tiêu.

+ Dược Tính Bản Thảo: Sơn chi tử giải được phong nhiệt độc, giải được nhiệt độc lúc thời dịch, 5 chứng vàng da, ngũ lâm, thông tiểu, tiêu khát, sáng mắt, trúng độc, sát trùng độc.

+ Bản Thảo Kinh Sơ: Chi tử bẩm thụ được cái khí đắng mà rất lạnh, đắng lạnh thì tổn vị thương huyết. Hễ Tỳ Vị suy nhược thì cấm dùng. Huyết hư phát sốt cấm dùng. Tính nó có thể tả được hỏa hữu dư, Tâm Phế không có tà nhiệt kết ở tiểu trường thì không nên dùng. Lở loét vì khí huyết hư không thể thu liễm, không dùng

+ Bản Thảo Diễn Nghĩa: Chi tử tả hỏa của tam tiêu và uất hỏa trong bỉ khối, thanh huyết trong vị quản, tính nó chạy quanh co khuất khúc, xuống dưới có thể giáng hỏa theo đường tiểu ra ngoài. Người đau tim hơi lâu không nên uống ấm, uất hỏa ngược lên sườn, vì vậy các phương thuốc có dùng Chi tử làm thuốc dẫn nhiệt thì tà dễ phục núp và bệnh dễ lui.

+ Bản Thảo Tập Chú: Sơn chi giải được độc của Ngọc chi hoa.

+ Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển: Màu vàng của Chi tử còn được dân gian dùng làm màu nhuộm trong lúc nấu hoặc chế biến thức ăn, vì không độc.

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ