Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Mai mực (Ô tặc cốt)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Mai mực (Ô tặc cốt) Còn gọi: Tặc cốt (Tố vấn). Ô tặc cốt (Bản kinh). Mặc ngư cái (Trung dược chí). Hải phiêu tiêu (Trung dược đại từ điển).

– Tên khoa học: Sepia esculenta hoyle. Thuộc họ Cá mực (Sepiidae).

– Trung Quốc còn dùng mai của loài cá mực có tên khoa học: Sepiella maindroni de roche brune. Còn gọi hoa lạp tử, ma ô tặc (loại này không bàn ở đây).

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Ô tặc cốt là mai sạch phơi khô của con mực nang hay mực ván. (Còn mai của con mực ống mực cơm (sepia andreana) cùng họ, ít dùng làm thuốc vì mai nhỏ và mỏng.

– Hình thái:

Mai cá mực sepia esculenta. Loại này Trung Quốc gọi là kim ô tặc. Mai của nó hình tròn dài mà bạt phẳng, khoảng giữa 1 mé cạnh mỏng, dài 13 – 90mm. Mặt bụng trắng sạch, có chân dạng sóng nước. Từ đuôi mực đến chỗ dầy nhất chiếm 5/6 – 4/5 bàn bộ chiều dài. Mặt lưng màu trắng sứ, mà hơi kiêm màu hồng nhạt, rải đầy nốt sần nhô lên, đoạn cuối có một xương kim. Vị thuốc này đều chọn mai mực thân khô, mình to, sắc trắng, hoàn chính là tốt. Có nhiều ở các vùng miền biển nước ta, nhất là Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa có nhiều mực ống.

– Bào chế 

+ Hải phiêu tiêu: Rửa sạch, phơi khô, nghiền nhỏ nặn thành những viên, cục nhỏ.

+ Sao hải phiêu tiêu: Đem hải phiêu tiêu dạng viên, dạng cục, dùng lửa nhỏ sao đến sắc Vàng làm mức,

+ Hải phiếu tiêu nung: Cho hải phiếu vào nồi nung, nung đến sắc sớm đen, lấy ra để nguội.

2. Tác dụng dược lý

Ô tặc cốt, trong đó có canxi cacbonat có thể làm thuốc chế toan. Trong ô tặc cốt mới tươi có chứa 5 – hydroxytryptamine cùng một loại vật chất khác, có khả năng là một loại polypeptide (não, mang tai, tim hàm lượng tương đối nhiều), người ăn cá mực bị trúng độc có khả năng là vật này dẫn sinh ra ruột vận động mất điều hòa gây ra.

Vị thuốc Mai mực (Ô tặc cốt)

Vị thuốc Mai mực (Ô tặc cốt)

3. Vị thuốc Ô tặc cốt theo Đông y

– Tính vị: Mặn, hơi ấm. 

– Về kinh: Can, thận, tỳ. 

– Công dụng chủ trị:

Trừ thấp, chế toan, ngừng ra máu, thu vết loét. Trị dạ dày đau nuốt chua, máu cam, nôn máu, ỉa máu, băng lậu, khí hư, huyết khô kinh bế, bụng đau trưng hà, hư ngược tả lụ. Âm hộ bị ăn mòn lở loét.

+ Bản kinh: Chủ trị con gái rò rỉ nước kinh đỏ trắng, huyết bế tắc, âm hộ bị ăn mòn sưng đau, nóng lạnh trưng hà, không có con.

+ Biệt lục:

Khí kinh sợ vào bụng, bụng đau quanh rốn, trong âm hộ lạnh sưng, (có nơi nói trượng phu âm nang lạnh sưng) lại ngừng lở loét nhiều nước mủ không khô ráo.

+ Dược tính luận: Ngừng đàn bà rò rỉ ra máu, chủ trị tại điếc,

+ Đường bản thảo: Chữa người trong mắt sinh màng che,

+ Thực liệu bản thảo: Chủ trì trẻ con người lớn đi lỵ, nướng khiến vàng, bỏ vỏ nhỏ nghiền thành bột, cho vào cháo điều uống

+ Bản thảo thập di: Chủ trị đàn bà huyết hà (máu kết thành cục cứng), giết tiểu trùng.

+ Nhật Hoa tư bản thảo: Chữa băng huyết. 

+ Cương mục: Chủ trị Con gái bệnh huyết khô, tổn thương gan, nhổ ra máu, ỉa máu, trị sốt rét, tiêu bướu cổ, nghiền nhỏ đắp cam lở loét cho trẻ con, đậu, lở loét, hôi, rữa nát, trượng phu âm nang lở loét, bỏng lửa bỏng nước, vấp ngã tổn thương ra máu.

Sao tồn tính cùng lòng đỏ trứng gà đồ đắp trẻ con bị trùng thiệt, miệng loét. Cùng bồ hoàng bột đắp lưỡi sưng ra máu như suối. Cùng ngân chu thổi mũi trị hầu tắc, cùng xạ hương thổi tại trị điếc tai có mủ cùng tại điếc. 

+ Yếu lược phân tễ: Thông kinh lạc trừ hàn thấp.

+ Hiện đại thực dụng trung dược: Làm thuốc chữa thừa chua, đối với người vị toan quá nhiều, dạ dày vỡ lở có công hiệu.6- 

4. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị dạ dày đau nôn ra nước chua:

a- Hải phiêu tiêu 5 đ.cân; Bối mẫu 2 đ.cân; Cam thảo 2 đ.cân; Ngõa ngạc tử 3 đ.cân. Cùng nghiền nhỏ mỗi lần uống 2 đ.cân Chú: Ngõa ngạc tử là con sò.

b- Hải phiêu tiêu (nghiền nhỏ 1 lạng A giao 3 đ.cân. Cùng sao, lại nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân, mỗi ngày 3 lần. (Sơn Đông trung thảo dược thủ san) 

2) Trị dạ dày ra máu:

Hải phiêu tiêu 5 đ.cân; Bạch cập 6 đ.cân. Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1,5 động cân, ngày 3 lần uống. (Sơn đông trung thảo dược thủ san)

3) Trị nôn máu cùng mũi ra máu không ngừng: Vị thuốc Ô tặc cốt nghiền nhỏ rây bột, không kể lúc nào, lấy nước cho loãng điều uống 2 đ.cân. (Thánh huệ phương)

4) Trị mũi ra máu không ngừng:  Ô tặc cốt; Hoa hòe lượng bằng nhau, nửa sống nửa sao, nghiên nhỏ thổi mũi. (Thế đắc hiệu phương)

5) Trị tràng phong ra máu lâu năm, sắc mặt úa vàng, vùng hạ bộ sưng đau, hoặc như mào gà, múi tri thò ra, ngứa đau như trùng cắn, đau ngứa không ngừng:

Lục phàn (sao đỏ) 2 lạng; Tro chôn nồi 1 lạng; Ô tặc cốt (sao hơi vàng) 1 lạng. Cùng nghiền nhỏ lấy cơm nguội làm viên như hạt ngô đồng. Mỗi ngày trước bữa ăn, sắc nước xích tạo mễ điều uống 30 viên. (Thánh huệ phương) 

6) Trị trẻ con đái ra máu: Bột hải phiêu tiêu 1 đ.cân, nước sinh địa hoàng điều uống. (Kinh nghiệm phương)

7) Trị đàn bà rò rỉ không ngừng:

Ô tặc cốt 2 lạng; Đương quy 2 lạng; Lộc nhung 3 lạng; A giao 3 lạng; Bồ hoàng 1 lạng. Trên 5 vị rây nhỏ, lúc đói rượu điều uống 1 thìa cà phê, ngày 3 lần, đem lại uống.

(Thiên kim phương)

8) Trị đàn bà ra khí hư đỏ trắng lâu ngày:

Ô tặc cốt (sao khói) 1 lạng; Tro đáy nồi 2 lạng; Bạch phàn (sao hết nước) 3 lạng.

Cùng nghiền nhỏ, dùng cơm mềm hoàn viên, như hạt ngô đồng, mỗi ngày trước bữa ăn lấy nước cháo điều uống 30 viên. (Thánh huệ phương) 

9) Trị vấp ngã ra máu: Dùng bột ô tặc cốt đắp vào. (Nhận trai trực chỉ phương) 

10) Trị các loại ngoại thương ra máu:

Bột xương; Hải phiêu tiêu; Than bồ hoàng. Lượng bằng nhau nghiền nhỏ lọt mắt sáng 150 mắt/cm2 hỗn hợp lại là được. Rắc vào chỗ bị sáng thương, nén chặt tay là có thể ngưng cố (ngưng đọng cố kết) ngừng máu.

(Liêu ninh Trung thảo dược Tân y liệu pháp tư liệu tuyển biên”)

11) Trị ngoại thương ra máu:

Hái phiếu tiêu, da lợn nung, nhân trung bạch đều 1 lạng, thạch hội 1,5 lạng, cùng nghiền nhỏ, tiêu đọc xong rồi rắc lên vết thương là được, bằng lại.

(Nội mông cổ “Trung thảo dược Tân y liệu pháp tư liệu tuyến biên”).

12) Trị huyết khô:

4 phần ô tặc cốt, 1 phần lự nhự, hai vật hợp cùng nghiền, trộn trứng sẻ viên như hạt đậu xanh sau bữa ăn dùng 5 viên, uống cùng nước nấu bào ngư (Tố vấn). Chú: Bào ngư tức phú ngư. 

13) Trị hen suyễn:

Hải phiêu tiêu (sấy khô nghiền bột), mỗi ngày 3 lần mỗi lần 1,5 đồng cân, nước nóng điều uống. (Từ châu đơn phương nghiệm phương tân y liệu pháp tuyển biên)

14) Trị mọi cam lở loét: 

Hải phiêu tiêu 3 phân; Bạch cập 3 phân; Khinh phấn 1 phân. Cùng nghiền nhỏ trước dùng nước tương rửa dùng bột khô rắc xoa vào. (“Tiểu nhi dược chứng trực quyết” bạch phân tán) 

15) Trị trẻ con lở loét rốn ra máu mủ: Hải phiêu tiêu – Sáp bôi mặt nghiền nhỏ trộn dầu đắp vào. (Thánh huệ phương) 

16) Trị trên đầu sinh lở loét: Hải phiêu tiêu, bạch giao hương đều 2 động cân, khinh phấn 5 phân nghiền nhỏ, vệ sinh sát trùng nơi lở sau đó rắc bột vào.

17) Trị đáy tai ra mủ: Hải phiêu tiêu 1/2 đồng cân, xạ hương 1 chữ nghiền nhỏ, lấy bông thấm rửa sạch, thổi vào trong tai.

18) Trị ẩm nang thấp ngứa: Ô tặc cốt; Bồ hoàng xát vào. (Y tông tam pháp)

19) Trị các loại màng nổi ở mắt: Ô tặc cốt nghiền nhỏ hòa mật rỏ. (Thực liệu bản thảo) 

20) Trị cam mắt:

Ô tặc cốt, mẫu lệ lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, hoàn viên như hạt bồ kết. Mỗi lần uống dùng gan lợn 1 bộ, thuốc 1 viên, nước cháo gạo nấu chín gan làm mức, ăn gan, nước gạo nấu gan chia 3 lần uống.

(Kinh nghiệm phương) 

21) Trị chi dưới lở loét:

Ô tặc cốt 6 lạng; Chế cam thạch 1 lạng; Xích thạch chư 2 lạng; Thục thạch cao 3 lạng nghiền nhỏ cất để dùng bộ vùng lở loét mà cơ nhục đen tía lấy thuốc trên 80%, thêm bột  nhục quế 20%, đem bột thuốc xoa vào miệng vết loét không nhìn thấy thịt làm mức. Mỗi sớm chiều đều thay thuốc 1 lần, ngoại đắp cao mềm vừa phải. Lần thứ 2 khi thay thuốc, miệng vết thương không nên dùng nước rửa, dùng bông cồn đã sát trùng tiêu độc bỏ 

5. Lâm sàng báo cáo

a) Chữa bệnh sốt rét:

Dùng ô tặc cốt tán bột 1 đồng cân. Rượu trắng hoặc rượu vàng 10ml, hòa lẫn uống 1 lần hết, nhiều nhất là 3 lần uống là có thể thu công. Còn nói chung chỉ 1 lần,

Sơ bộ quan sát 45 giường, sau khi chữa chạy chứng trạng tiêu tan ấy 39 giường. Kiểm tra máu 23 người, X quang âm tính 20 người. Qua 7 – 10 tháng lại kiểm tra, tỉ lệ phát Cơn trở lại là 9,09%. 

b) Chữa bệnh hen suyễn:

Dùng ô tặc cốt 1 cân sấy khô nghiền bột, Đường cát 2 cân, hỗn hợp. Người lớn mỗi lần 5 – 8 đồng cân, trẻ con châm chước giảm. Ngày uống 3 lần. Nói chung dùng thuốc 2 tuần thấy công hiệu. Chữa 8 giường bệnh nhân hen suyễn mạn tính, bệnh sử 3 – 27 năm đều từng qua Trung tây y chữa mà không  khỏi.  Sau khi uống thuốc này 7 giường bệnh được khống chế, trải nhiều lần khí hậu biến hóa đều chưa phát trở lại; 1 giường chuyển  tốt chứng trạng giảm nhẹ,

c) Chữa chi dưới hội đãng (vỡ loét = ulcer)

Diện tích chỗ lở loét đã từng dùng dung dich potassium permanganate rửa xong, rắc xoa lên trên bột ô tặc cốt, lấy băng vải sạch băng cố định lại. Cứ cách 2 – 3 ngày thay thuốc 1 lần, 12 giường bệnh sau khi dùng thuốc mặt vết đau dịch thấm ra giảm ít, mầm thịt sinh trưởng, cuối cùng kết vả mà khỏi. 

d) Dùng cầm máu khi nhổ răng cùng thủ thuật mũi:

Bột ô tặc cốt cùng tinh bột chế thành que bông (sponge) kiểu keo dùng để ngừng máu sau nhổ răng, quan sát phân biệt qua 50 giường và 233 giường, nói chung từ 1 – 3 phút là có thể ngừng máu, so que bông tinh bột cùng que bông kiểu keo thì hiệu quả ngừng máu nhanh có thể dùng được, lần sau cơ hội ra máu ít. Vả lại đối với tổ chức không có kích thích dị thể, dễ bị tổ chức dong giải tiếp thu. Đối với miệng vết thương cần thu khép lại cũng không ảnh hưởng, sau 24 – 48 giờ que bông (sponge) trong miệng vết thương toàn bộ bị hấp thu, chưa thấy phản ứng không tốt nào, đối với miệng vết thương tương đối to và hiệu quả ngừng máu nhổ răng kỳ cấp tính cũng tốt. Căn cứ 100 giường cơ hội ra máu lần sau ít. Có tác dụng xúc tiến chứng viêm nhanh chóng hấp thu và tăng nhanh liền miệng vết thương que bông (sponge) ngừng máu ô tặc cốt dùng để ngừng máu khi thủ thuật mũi hiệu quả cũng tốt. Căn cứ 100 giường (bao gồm xoăn mũi dưới (inferior turbinate bone) phải mổ, cắt polip phải mổ, thủ thuật trị tận gốc Xoang xương hàm trên (maxillary sinus), thủ thuật mổ xương sàng (ethmoidotomy), mũi ra máu) để quan sát, trừ 5 giường sau khi mổ thẩm máu, 1 giường sau hộ mũi kế tiếp ra máu, đều rất mãn ý.

Sau khi que bông điều lấp thấy tự lên, tự dung hóa, không nên lấy ra hoặc xối rửa. Sau khi làm thủ thuật miệng vết thương niêm mạc trơn sáng, phần nhiều không có màng kiêm mọc thêm, phản ứng viêm cũng nhỏ nhẹ.

6. Các nhà luận bàn

a) Cương mục:

Vị thuốc Ô tặc cốt, thuốc phần huyết quyết âm vậy. Vị mặn nên chạy vào máu vậy. Cho nên huyết khô, huyết hà, kinh bế, băng huyết khí hư, hạ lỵ, bệnh cam, là bệnh gốc ở kinh quyết âm vậy, bệnh sốt rét nóng, lạnh, điếc, hạch, bụng dưới đau, âm hộ đau, bệnh kinh quyết âm vậy.

Mắt màng, chảy nước mắt, là bệnh ở lỗ khiếu kinh quyết âm vậy. Quyết âm thuộc gan, Gan chủ máu, cho nên mọi bệnh máu đều trị. Xét Tố Vấn nói: Có người bệnh ngực sườn tứ chi đầy, ngại ăn, bệnh đến thì trước ngửi thấy mùi tanh, ra dịch trong, trước nhổ ra máu, tứ chi mát, mắt hoa đen, luôn ỉa đái ra máu, tên bệnh gọi “huyết khô” mắc bệnh lúc thiếu thời, có người do mất máu nhiều, hoặc sau vào nhập phòng, khí kiệt hết can tổn thương, cho nên kinh nguyệt suy ít không ra, chữa dùng:

Bốn phần: Ô tặc cốt – một phần: Lự nhự cho nên lợi trong ruột cùng can tổn thương vậy.

Xem đó, thì vào phần huyết kinh quyết âm không ngờ nữa.

b) Bản thảo kinh sơ:

Ô tặc ngư cốt, vị mặn khí hơi ấm không độc, vào túc quyết âm thiếu âm kinh. Quyết âm là tạng chứa máu, con gái lấy máu làm chủ, hư thì rò rỉ đỏ trắng, hoặc kinh ra nước huyết bế tắc, nóng lạnh trưng bày thiếu âm là tạng chứa tinh, chủ ở nơi ẩn khúc, hư mà có thấp thì âm hộ bị ăn mòn sưng đau, hư mà có lạnh trú ngụ thì trong âm hộ lạnh sưng; Con trai thận hư thì tinh kiệt không con, con gái gan tổn thương thì huyết khô không đẻ. Mặn ấm vào can thận, thông huyết mạch mà trừ hàn thấp, thì mọi chứng trừ, tinh huyết đủ, khiến người có con vậy. Nói chủ trị khí kinh sợ vào bụng, bụng đau quanh rốn ấy, bởi vì can thuộc mộc chủ kinh sợ, kinh sợ vào can đởm thì khí doanh không hòa, cho nên bụng đau quanh rốn vậy. Vào can đởm, thư ruỗi khí doanh, cho nên cũng làm chủ vậy.

Âm mà ráo thấp, cho nên lại chủ trị lở loét nhiều nước mủ vậy.

Tham khảo

1) Lôi công bào chích luận: Khi dùng ô tặc cốt chớ dùng sa ngư cốt (mai sa ngư) vì rất giống thật, chỉ khác là vẫn trên ngang, không dùng làm thuốc

2) Bản thảo độ kinh:

Vị thuốc Ô tặc cốt miền duyên hải đểu có, nó có thể xả ra mực để tự vệ khiến nước tối đen không bị người vật đuổi làm hại. Hình như một túi da, miệng ở dưới bụng, tám chân mọc tụm ở miệng, chỉ có 1 xương (ở đây gọi là mai) dày 3 – 4 phân, tựa thuyền con nhẹ xốp mà trắng.

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ