Banner
Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Cỏ nhọ nồi (Hạn liên thảo)

by Hy Lãn Hoàng Văn Vinh

Vị thuốc Cỏ nhọ nồi (Hạn liên thảo). Còn gọi: Cỏ mực, hạn liên thảo, lễ tràng mặc hạn liên, mặc đấu thảo – Tên gọi: Lễ tràng vì lẽ là cá chuối, tràng là ruột, vị thuốc này thân dọc mềm, ngắt ra có dịch nước đen giống như ruột cá chuối vậy.

Tên hạn liên thảo là vì cỏ này giống như sen mọc về mùa năng Tên gọi mặc hạn liên cũng vì mặc chữ Hán là mực, hạn là nắng, liên là sen. Tóm lại là thứ có giống sen, có dịch như mực, phát triển về mùa nắng.

– Tên khoa học:

a- Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam thì xác định là:

Eclipta alba Hassk (eclipta erecta LamK). Thuộc họ Cúc (Compositae). Ta dùng toàn cây nhọ nồi (Herba eclipta) tươi hoặc khô.

b- Theo sách Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục thì xác định là: Eclipta prostrata Linn. 

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Hạn liên thảo là toàn cây bỏ rễ phơi khô của cây Nhọ nồi 

– Hình thái: Cỏ nhọ nồi là loại cỏ mọc thẳng đứng, có thể cao tới 30cm, thân có lông cứng, lá mọc đối có lông ở 2 mặt, dài 2 – 3cm rộng 5 – 15mm. Hoa tự hình đầu ở kẽ lá hoặc đầu cành, hoa nhỏ sắc trắng, lá bắc thon dài 5 – 6mm cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt có cánh, dài 3 ly rộng 1,5 ly, đầu cụt. Mọc hoang khắp nơi nước ta.

– Thu hái và chế biến: Thu hái tháng 2 và tháng 8. Hái về phơi trong râm, sau khi đã rửa sạch.

2. Tác dụng dược lý

1) Tác dụng cầm máu.

a- Nhọ nồi cũng như Vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của dicumarin.

b- Nhọ nồi làm tăng trương lực của tử cung cô lập. Nếu chảy máu tử cung nên dùng nhọ nồi vì ngoài tác dụng làm tăng chất prothrombin, còn có thể làm nên thành tử cung, góp phần thúc đẩy việc chống chảy máu.

c- Cỏ nhọ nồi không gây tăng huyết áp.

d- Cỏ nhọ nồi không làm dãn mach.

2) Về độc tính của cỏ nhọ nồi.

Đã thí nghiệm cho 2 người có thai, 1 người không có thai bị ra máu uống 5 – 6 ngày, mỗi ngày 20g nhọ nồi khô, từ 1 – 2 ngày đỡ ra, 5 – 6 ngày hết ra máu. Không độc.

Vị thuốc Cỏ nhọ nồi

Vị thuốc Cỏ nhọ nồi

3. Vị thuốc Cỏ nhọ nồi theo Đông y

– Tính chất: Ngọt, chua, bình, không độc. 

– Qui kinh: Vào kinh can, thận.

– Công dụng: Bổ thận âm, đen râu tóc, dùng làm thuốc tự dưỡng hoãn hòa, lại làm thuốc ngừng chảy máu.

– Chủ trị: Lọ ra máu, vết lở do châm cứu, ra máu đỏ không ngừng đắp liền khỏi, nước giã vắt ra đắp lông mày, tóc chóng mọc mà dày.

* Lượng dùng: 6g – 12g/ngày.

* Kiêng kỵ: Phàm âm hư không nhiệt, vợ lạnh ỉa lỏng thì cấm dùng.

4. Từng thời đại đã dùng, để chữa

1) Theo “Đông y dược thực nghiệm” Sài Gòn năm 1957, nhà xuất bản Bình Dân:

– Tính chất: Vị ngọt, hơi chua, khí lạnh, không độc.

– Công dụng: Bổ dưỡng, ngừng ra máu, hòa hoãn, đen râu tóc.

+ Độc bị chữa: Nấu uống trị: Kiết, ghẻ, giải độc, chữa ho, bố tim, lui nóng, đau răng. Giã nhừ đặt: Trị ghẻ lở, cầm máu, đau cổ.

+ Hợp bị chữa: Cỏ mực, mã đề trị đại tiểu ra máu cỏ mực trộn nhọ chảo uống trừ bình nôn ra máu, chảy máu cam.

* Kiêng kỵ: Người trong Tinh lạnh, người tỳ hư ỉa chảy, người ăn uống không tiêu kỳ dùng.

2) Đời Đường: Tiêu Bính tứ thanh bản thảo bàn về lễ trọng rằng: Nấu cao rỏ mũi thêm nã.

3) Đời Tống: Đại Minh chư gia bản thảo bàn về lễ tràng rằng: Ngừng ra máu, bài tiết mủ, thông tiểu tràng, trị các loại sang lở.

5. Phối hợp ứng dụng

1) Trị thiên chính đầu thống: Lấy dịch lễ tràng rỏ trong mũi. (Thánh Lễ tổng lục phương)

2) Buộc cổ tay trừ sốt rét:

Hạn liên thảo giã nát; Con trai tay trái con gái tay phải, buộc cỏ nhọ nồi giã rồi vào chỗ trên thốn khẩu, lấy đồng tiền cổ áp đè ân trên, dùng vải lụa buộc lại, lâu lâu thấy mọc mụn nhỏ, gọi là trời cứu, sốt rét tự khỏi, rất công hiệu.

(Vương chấp trung tư sinh kinh phương)

3) Trị đái ra máu: (Y học chân truyền phương). Cỏ nhọ nồi, cỏ xa tiền, lượng bằng nhau giã vắt lấy nước tự nhiên, lúc đói uống 3 chén, khỏi thì thôi.

4) Trị tràng phong tặng độc ra máu không ngừng: Cỏ nhọ nồi sấy khô nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân, nước cơm điều uống. (Gia tàng kinh nghiệm phương)

5) Trị định sương (đinh nhọt lở loét) ác thũng (sưng ác):

Ngày 5 tháng 5 âm lịch lấy có nhọ nồi về phơi trong tâm để sương phơi 1 đêm, cất đi, khi bị bệnh nhá 1 lá dán lên chỗ bị định rồi bên ngoài lấy cao tiêu độc giúp thêm vào, 2 – 3 ngày định rút. (Thánh tế tổng lục phương)

6) Trị răng đau gió (phong nha đồng thống): Cỏ nhọ nồi cho vào ít muối xát vào lòng bàn tay bèn khỏi. (Tập huyền phương)

7) Trị các loại bệnh mắt, màng mờ che mắt, mát não, trị đầu đau, có thể mọc tóc:

Ngày 5 tháng 5 sáng sớm gặp lại liên tử thảo (cỏ nhọ nồi) 1 nắm, lá chàm 1 nắm, dầu 1 cân đậy kín ngâm 49 ngày, mỗi lúc đi nằm lấy thìa sắt điểm thuốc mài xoa lên trên đỉnh 49 lần, lâu lâu thì thấy rất tốt.

(Thánh tế tổng lục phương) 

8) Trị trĩ rò lở loét phát sinh:

Lấy 1 nắm hạn liên thảo, cả rễ rửa sạch, dùng cối đá chày đá gia như bùn, lấy rượu cực nóng 1 chén cho vào, lấy nước vắt ra mà uống, bã đắp chỗ đau, nặng không quá 3 lần uống thì yên. Xưa thái bộc thiếu khanh Vương Minh Phượng mắc bệnh này uống được khỏi, càng uống càng thấy nghiệm.

(Lưu tùng thạch bảo thọ đường phương)

Nguồn: L/Y Hy Lãn

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm

Zalo
Liên Hệ