Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Tế tân – Tế tân (Herba Asari sieboldi) là toàn cây phơi hoặc sấy khô của cây tế tân Asarum sieboldi Miq, thuộc họ mộc thông Aristolochiaceae.

Cây này rễ nhỏ mà vị cay, rất cay nên gọi tế tân. (Tế là nhỏ, tân là cay). Tên thường dùng: Bắc tế tân, chích tế tân. Tên đời cổ trong sách cổ: Tiểu tấn, thiểu tân (Bản kinh), ngọc phiên tụ, lục tu khương (Hòa hán dược khảo), Sơn nhân sâm (đời gọi).

Ngoài cây tế tân nói trên, người ta còn dùng một cây khác với tên liêu tố tân (còn gọi là tế sâm) là toàn cây phơi hay sấy khô của cây Liêu tế tân. (Asarum heterotropoides F. schum, var, mandshuricum (Maxim) Kitag cùng họ.

1. Tính vị quy kinh, tác dụng

Tác dụng dược lý

Theo Hòa hán dược dụng thực vật thì tinh dầu Tế tân trên ếch, chuột, thỏ lúc đầu gây hưng phấn, sau có hiện tượng mê, dần dần vận động hô hấp giảm, các phản xạ mất, cuối cùng chết do hô hấp tê liệt. Khi hô hấp đình chỉ, tim vẫn còn đập.

Tính vị qui kinh: cay, ấm, có ít độc. Qui kinh phế – thận – tâm .

Tính chất: Cay, ấm, không độc.

Công hiệu: Thông khiếu, quét phong tà, tan lạnh, thông hành nước, dùng làm thuốc đau phong vùng mặt. Lại làm thuốc đau đầu, họ.

Chủ trị: 

Ho ngược khí xốc lên, đầu đau não động, trăm khớp co rút, đau phong thấp tý, cơ chết, uống lâu sáng mắt, lợi 9 khiếu, nhẹ mình, ôn trung, hạ phá đờm, lợi đường thủy, mở kết trệ trong ngực, trừ tắc hầu, chữa mũi không ngửi thấy thơm thối, phong giản bệnh điên hạ kết ở vú, mồ hôi không ra, máu không thông hành, yên 5 tạng, ích can đởm, thông tinh khí (Biệt lục).

vị thuốc tế tân

2. Ứng dụng lâm sàng của Vị thuốc Tế tân

Chứng cảm mạo phong hàn: tế tân nhập phế kinh có tác dụng tán phong hàn ở biểu, thường phối hợp với khương hoạt, phòng phong, bạch chỉ như bài Cửu vị khương hoạt thang. Tế tân nhập kinh thận có tác dụng điều trị chứng lý hàn, thường phối hợp với phụ tử, ma hoàng, như bài Ma hoàng phụ tử tế tân thang.

Điều trị ngoại cảm phong tà, đau đầu thì  dùng phối hợp với xuyên khung, bạch chỉ, khương hoạt như bài Xuyên khung trà điều tán. Điều trị phong tà phạm phế, tắc mũi chảy nước mũi, đau đầu thường phối hợp với tân di, bạch chỉ, thương nhĩ tử. Điều trị chứng cảm phong hàn gây đau răng thì có thể dùng đơn độc tế tân. Điều trị vị hoả gây đau răng thì phối hợp với thạch cao, hoàng liên, ma hoàng. Điều trị phong hàn thấp tý, đau lưng do lạnh thường dùng với độc hoạt, tang kí sinh, phòng phong như bài Độc hoạt ký sinh thang.

Chứng hàn đàm đình ẩm, khí nghịch suyễn khái: tế tân cay, tán, ôn táo có tác dụng tán hàn ngoại biểu, hạ khí tiêu viêm, ôn phế hoá ẩm dùng trong ngoại cảm phong hàn , thủy ẩm nội đình, suyễn khái, đàm nhiều trong loãng, thường phối hợp với ma hoàng, quế chi, can khương như bài Tiểu thanh long thang

Chữa đau khớpđau dây thần kinh do lạnh.

3. Trương Trọng Cảnh phát minh

Một vị tế tân qua Trương Trọng  Cảnh thực nghiệm cho rằng chủ trị thức uống cách đếm đình tụ nước, cho nên trị thủy khí ở dưới vùng tâm mà họ đầu, hoặc ngược lên, hoặc sườn đau, nay chứng minh như sau:

– Thang tiêu thanh long chứng rằng: Dưới vùng tâm có thủy khí, mửa khan, phát nóng mà ho. 

– Thang linh cam ngũ vị khương tân chứng rằng: Ho ngực đầy. (Trên đầy 2 phương Tế tân đều 3 lạng).

– Thang ma hoàng phụ tử tế tân chứng rằng:

Bệnh thiếu âm, ngược lại phát nóng mà không nêu chứng khác, là phải xét sáu kinh vậy ấy, là người sau cho vào, chứ không phải của Trọng Cảnh đời xưa. Sở dĩ nói bình thiếu âm ấy nằm cong người đái trong thông lợi, nằm cong co người là sợ lạnh quá vậy, sợ lạnh là bệnh thủy vậy. Trọng Cảnh chữa sợ lạnh vậy, dùng phụ tử phần nhiều. Lại còn nói rằng: truật phụ đều chạy ở trong da đuổi thủy khí, do đó mà xem sợ lạnh là thủy khí rõ vậy. Suyễn mà sợ lạnh có đờm ẩm biến đổi vậy, phương này làm chủ.

– Thang đại hoàng phụ tử chứng rằng: Dưới sườn lệch đau.

– Thang quế khương táo thảo hoàng tân phụ chứng rằng: Dưới vùng tâm cứng đầu như mâm, bên cạnh như chén úp.

(Trên đầy 3 phương tế tân đều 2 lang).

Ghi chú:

Đời Hán nói 1 lạng = 2 đồng cân tức 6,6 gam. Ở trên nói 2 lạng tức 13,2g; ba lạng = 19,8 gar.

(Trích Trung Quốc y học Đại từ điển trang 711)

4. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê, Lê Hữu Trác dược phẩm đựng yếu thượng cổ bàn về tế tân rằng: – Vị cay tính ấm, không độc, nổi mà đi lên, âm ở trong dương, làm thuốc phòng cho kinh thủ thiếu âm thái dương. Sợ hoàng kỳ, ghét hoạt thạch, phản lê lô độc hoạt làm sứ. 

– Chủ dùng:

Ích khí cho can đảm, rất có thể ấm thận, cay có thể tan ở phần biểu cho nên cái tà dương ở trên có thể giải, ấm có thể cứu ở trong lý, cho nên cái tà nằm phục ở trong phần lý có thể tan, tan cái nước hàn lạnh vậy. Chủ trị phong hàn thấp tý, có thể đưa khí xuống phá đờm, lợi 9 khiếu, có thể mở trệ đọng trong ngực, thông trăm khớp đốt, trị phong chạy ở đầu mặt, ngừng cái đau đầu của hợp bệnh thiếu âm, diệt cái tà phong của ba kinh dương luôn biến đổi. Phong ở mắt nước mắt ra răng đau, trị mũi nhọt, tiêu lở loét thịt, cơ chết cùng thông kinh ra sữa.

Hợp dùng:

Cùng độc hoạt ngừng váng đầu của bản kinh như thần, được thạch quyết minh, thanh ngư đởm, thanh dương đởm ngừng đau mắt, ra gió chảy nước mắt, được đương quy, xuyên khung, bạch chỉ, mẫu đơn, cảo bản, cam thảo trị đàn bà uất huyết.

Cách dùng:

Chuyên bẩm chịu cái khí dương đi lên. Cay thơm mở khiếu, uống riêng độc vị đến 1 đồng cân (3,3 gam) khiến người rất buồn bực, như thế thì có thể biết tế tân rất táo liệt, không thể coi thường khi sử dụng.

Nếu người huyết hư mà đau đầu càng nên cảnh giác.

2) Nam Bắc triều.,Đào Hoằng Cảnh bản thảo tập chú bàn tế tân rằng: Ngậm trừ hôi miệng.

3) Đời Đường,  Ngoã Quyền dược tính bản thảo bàn về tế tân rằng: Thêm khí cho đởm trị ho, trừ da bị phong thấp ngứa, mắt bị phong chảy nước mắt, trừ răng đau huyết bế, đàn bà máu ra dầm dề eo lưng đau.

4) Đời Nguyên, Vương Hiệu Cổ thang dịch bản thảo bàn về tế tân rằng: Nhuận gan táo, đồng thời trị mạch đốc gây bệnh, đốt sống cứng mà quyết.

5) Đời Minh, Lý Thời Trân bản thảo cương mục bàn về tế tân rằng: Trị miệng lưỡi lở loét, đại tiện táo kết mắt bị lật mi (đảo tiệp).

6) Đời Thanh, Hoàng Cung Tú  bản thảo cầu chân bàn về tế tân rằng:

Tế tân vị cay mà hậu, khí ấm mà dữ, làm thuốc chủ yếu để ấm kinh túc thiếu âm thận. Phàm tà phong hàn vào chí âm mà thấy đau đầu thuộc kinh thận, eo lưng đốt sống cứng, miệng loét hầu tắc răng sâu, mũi chảy nước đục, nước tụ dưới vùng tâm, miệng nôn ra rãi bọt, tại điếc, mũi có ung nhọt, lộn mi, đại tiểu tiện sáp xít, đều nên dùng tế tân điều trị. Hoặc dùng độc hoạt làm sứ khiến tà dương ở phần biểu có thế ra phần biểu, mà phục tà ở phần lý có thể trừ, cho nên sách chép có thể thông quan lợi khiếu, phá đờm ra sữa, thông hành máu ra mồ hôi. Vả lại chạy vào thận ấy, tất phải kiêm can cùng đởm, đởm hư kinh giản cũng phong mắt nước mắt ra, được vị cay tan tuyên thông này mà khiến nước mắt thu lại, kinh sợ trừ.

Đến như sách nói: Uống có thể vào thận nhuận táo, không phải là hỏa thịnh thủy suy, âm bị dương cố kết mà thành, thực do âm thịnh dương suy, hỏa khuất ở thủy mà dẫn đến vậy. Gặp vị này cay để trừ lạnh, ấm để ráo thấp thì âm được giải mà không ngừng vậy. Há bảo rằng cương táo không cong vênh ư. Đời bàn dược tính thường ít hiểu biết như thế, chỉ thấy táo rằng táo mà dẫn đến cố chấp không thông, một không nhớ sách có nói: “Thận ghét táo kíp ăn cay để nhuận đi” à. Song vị hậu tính dữ, khi dùng chỉ nên vài phân quá thì khí tắc mệnh sống nghiêng ngả.   Nếu người huyết hư đầu váng càng nên răn đe. Sinh ở hoa âm là tốt, bỏ lá đôi mà dùng.

5. Phối hợp ứng dụng

1) Trị dương minh hỏa nhiệt công lên dẫn đến răng đau dùng tế tân thạch cao.  

2) Thông trị đàn bà tử cung lạnh không có mang dùng: Tế tân, Đương qui, Thược dược, Khung cùng, Mẫu đơn, Cảo bản, Cam thảo, Bạch vi.

3) Chữa mắt đau, dùng: Tế tân, Mật cá ráy, Gan dê xanh, Cam cúc hoa, Quyết minh tử

4) Chữa thương hàn thiếu âm họng đau dùng: Tế tân, Cam thảo. 

5) Trị đau đầu gió dùng: Tế tân, Cảo bản, Khung cùng, Bạch chỉ, Kinh giới, Phòng phong.

6) Giải thông thương phong hàn, mũi tắc dùng: Tế tân, Tử tô, Phòng phong, Cam thảo, Cát cánh, Hạnh nhân, Bạc hà, Tang bạch bì.

7) Trị ám phong (1) thốt nhiên ngã, bất tỉnh nhân sự, dùng:  Bột tế tân thổi vào trong mũi.

8) Trị hư hàn nôn oẹ, ăn uống không xuống: Tế tân bỏ lá 1/2 lạng, đinh, hương 2,5 động cân, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân, nước Tai hồng điều thuốc.

9) Trị trẻ con (khách tạc) (2) miệng không thể nói, bột Tế tân, Quế tâm lượng bằng nhau dùng chút ít ngậm trong miệng. (Ngoại đài bí yếu phương)

10) Trị trẻ miệng lở loét: Bột tế tân hòa dấm đắp trên rốn. (Vệ sinh gia bảo phương)

11) Trị miệng lưỡi sinh lở loét, dùng: Tế tân, Hoàng liên lượng bằng nhau nghiền nhỏ thấm vào, súc miệng ngậm rất công hiệu. Tên gọi Kiêm kim tán, một phương dùng Tế tân, Hoàng bá. (Tam nhân phương)

12) Trị miệng lở loét răng sâu, sưng đau dùng: Tế tân nấu nước đặc, ngậm nóng lạnh nhổ đi, lấy khỏi thì dừng (Thánh Huệ phương)

13) Trị trong mũi có polyp (cục thịt thừa): Bột tế tân luôn luôn thổi vào.

14) Trị mọi loại tai điếc, dùng bột Tế tân hòa sáp ong (hoàng lạp) to bằng hạt đậu xanh, gói 1 viên vào bông nhét lỗ tai. 1- 2 lần là khỏi, kiêng khí tức giận, tên gọi thông nhĩ hoàn.

6. Tư liệu tham khảo

1) Khấu Tôn Sáng nói: Trị đầu phong đầu mặt không thể thiếu vị này.

2) Thành Vô Kỵ bảo: Nước hình dưới vùng tâm không thông hành thì khí thận tạo nên dùng cay để nhuận, Tế tân cay hành thủy khí mà nhuận táo. .

3) Tế tân cùng đỗ xung rất dễ lẫn lộn, nơi bán thường lấy đỗ xung thay. Cách phân biệt của bản thảo là: Tế tân rễ nhỏ, vị đầu tiên nhấm không cay, phút chốc cay dữ, đỗ xung rễ to mùi cay ít, có khí táo. Tế tân lá tương đối mỏng hình tựa tạng thận mà đầu nhọn, hoa ống. vùng trong có gân dọc nhô lên. Đỗ xung lá dầu như da, lá hình tim dạng trứng, lại tựa hình tim dạng mũi mác, phần nhiều có ban trắng, hoa ống, vùng trong có đường ngang dọc tựa lưới đan nhô lên. Lại nữa tế tân là 1 năm sinh lá. Đổ sung thì lá thường xanh, cứ thế phân biệt sẽ không đến nỗi lẫn lộn. Giống với Tế tân có nhiều loại như Đỗ xung, Mậu quỳ, Bạch vi, Thổ tế tân … nên cần phân biệt khỏi dùng lầm

7. Liều dùng bào chế và kiêng kỵ

Liều dùng: 3 – 5g.

Chú ý: cấm dùng khi âm hư dương vượng gây đau đầu, phế táo thương âm gây ho khan.

Cấm kỵ: Tế tân không được dùng với Lê lô. Đối với người bệnh khí huyết kém nên dùng lượng ít. Người xưa có nói: Can khương, Tế tân, Ngũ vị tử là thuốc tốt đối với chứng đàm ẩm khái thấu nhưng đối với chứng ho khan, ho lao có triệu chứng âm hư ( hư hỏa ) không nên dùng.

Phàm âm hư dương vượng cùng với không phong hàn thực tà thì cấm dùng. Ghét hoàng kỳ, lang độc, thù du, kỵ rau tươi, thịt ly, sợ tiêu thạch, phản lê lô. Rễ lỗ thanh tảo làm sứ.

Thu hoạch: Giữa tháng 5 ~7 đào móc lấy luôn rễ, rửa sạch đất, phơi âm can kịp thời. (không nên phơi khô, chớ dùng nước rửa, nếu không khí thơm sẽ giáng thấp, lá biến vàng, rễ biến đen mà ảnh hưởng tới chất lượng) để nơi thông gió khô ráo, phòng ngừa mốc rữa.

Bào chế: Khi dùng cắt bỏ đầu gốc dùng nước dưa ngâm 1 đêm, phơi khô dùng, nên chọn bó lá đôi, uống vào hại người.

Ghi chú

(1) Ám phong là đầu quay cuồng mắt  hoa đen, không phân biệt đồng tây vậy

(2) Khách tạc là: Trẻ con thần khí hư yếu, hốt nhiên gặp phải vật lạ, hoặc người không quen biết, cùng với trẻ thần và khí cùng trái ngược nhau, dẫn đến miệng nôn ra nước trắng vàng xanh, trong bụng đau, cơm gạo không hóa, mặt thay đổi 5 sắc dạng tựa như động kinh nhưng mắt không nhìn ngược, mạch phần nhiều huyền cấp mà sác, thậm chí tâm bụng chướng đầy đau như cắn, không chữa ngay có thể chết. Cách chữa: xem trang 1776 TQYHĐTĐ).

Nguồn: Tổng hợp ( có sử dụng tư liệu của L/Y Hy Lãn)

Xem thêm: 

Bạn có thể quan tâm