Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Cảo bản – Cảo bản (Rhizoma Ligustici) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cảo bản Ligusticum sinensis Oliv, thuộc họ hoa tán Umbeliferae.

Vì gốc cây này giống như gốc lúa cảo nên gọi vậy. Bản là gốc, Cảo là tên lúa cảo. Nước ta vẫn phải nhập. Còn gọi: Bắc cảo bản, Tây khung cảo bản vì trên thị trường thường có 2 loại này.

Tên cổ trong sách cố: Quý khanh, quy tân (Bản kinh); vị hành (Biệt lục); thố khung, địa tân, quý thần nhị khanh (Hòa hán dược thảo)..

1. Tính vị quy kinh, tác dụng

Tính vị:  cay, ấm.  Quy kinh bàng quang – can.

Tác dụng: 

Tan tà phong hàn thấp, chữa đầu não đau, dùng làm thuốc đuổi phong cáo thấp, lại làm thuốc trị mụn nhọt lở ngứa. Tên khoa học này có sách nói: trấn tĩnh ngừng đau, ngừng ho bình suyễn, trị ho hắng hen suyễn.

Nhận xét:

Không rõ vì sao Trung Quốc dược học đại từ điển lại lấy tên khoa học Nothosmyrnium japonicum.

Miq tên khoa học này để chỉ cây xuyên bạch bao cầm, vị cay đắng, có tác dụng trấn tĩnh ngừng đau ngừng họ bình suyễn, trị ho hắng hen suyễn. Còn khoảng 14 loại cảo bản khác nhau đều cùng họ Ligusticum, loại cảo bản hay dùng có thể là hai loại dưới đây:

a- Cảo bản. Biệt danh xuyên khung cảo bản, tên khoa học là: Ligusticum sinense Oliv.

Tính vị: Cay ấm. Công dụng: Phát tán phong hàn, trừ thấp ngừng đau, trị đau đầu do phong hàn, đau đỉnh đầu, hàn thấp bụng đau, tiết tả, sán hà, ngứa ghẻ.

b- Phân lục cảo bản. Biệt danh thố đương quy. Tên khoa học là: Ligusticum glaucessens Franch. Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, thông kinh, trị đau kinh, băng lậu, vấp ngã đập đánh, phong thấp.

Hai vị trên đều cùng họ hoa tán. (Umbelliferae).

– Chủ trị:  Đàn bà bị sán hà, trong âm nang lạnh sưng đau, trong bụng đau gấp; trừ đau đầu phong, lớn cơ phụ (cơ bắp da dẻ) đẹp nhan sắc (Bản kinh). Tránh mưa móc, nhuận trạch, chữa tà phong, đắp vết đâm chém, có thể nấu nước tắm làm thuốc mỡ Xoa mặt.

Quả cảo bản Chủ trị: Tà phong trôi vào tứ chí.

Tác dụng dược lý 

Cảo bản chứa nhiều tinh dầu bay hơi, trong đó chủ yếu là  3 – Butylphthalide, Cniditide. Cảo bản có tác dụng trấn tĩnh, giảm đau, hạ sốt, chống viêm, ức chế cơ trơn của ruột – tử cung, đồng thời có tác dụng giảm thấp tốc độ tiêu hao oxy, kéo thời gian sống của chuột, tăng cường khả năng chịu đựng thiếu oxy tổ chức. Ngoài ra cảo bản còn có tác dụng hạ huyết áp, kháng khuẩn gây bệnh ngoài da . 

vị thuốc cảo bản

2. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Cảo bản

Chứng cảm mạo phong hàn: giải biểu chữa tắc mũi, đau dữ dội đỉnh đầu, thường dùng phối hợp với khương hoạt, thương truật, xuyên khung như bài thần truật tán. Điều trị ngoại cảm do phong hàn thấp thường dùng phối hợp cùng với phòng phong, khương hoạt, mạn kinh tử  như bài khương hoạt thắng thấp thang.

Chứng phong hàn thấp tý: thường dùng cùng với khương hoạt, phòng phong, uy linh tiên, thương truật.

3. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Lê Hữu Trác trong dược phẩm Dựng yếu họ có nói:

Vị cay đắng, khí ấm, không độc vào kinh túc thái dương, đi lên, thuộc dương vậy.

Chủ dùng:

Vị này khí lực hùng tráng, thông dùng chữa phong ôn, ngừng đau đỉnh đầu tan tà lạnh ở kinh cự dương đau đầu kinh thái dương) lại có thể đi xuống trừ thấp, cho nên chữa đàn bà âm hộ sưng, trưng, sán. Lại nói: Trị động kinh, phàm các loại đầm chém đầu mặt da dẻ, phong đờm, mũi đỏ, trong âm hộ lạnh sưng.

– Cấm dùng:

Phàm người bên trong nóng đầu đau, cùng bệnh ôn thử xuân hè không nên dùng vậy. Xét cảo bản cảm cái khí dương của trời, được cái vị cay của đất, cho nên khí ấm mà đắng, đắng theo hỏa hóa, cho nên khí mạnh, có thể trị ở chốn rất cao, cho nên làm thuốc chủ yếu chữa đau đỉnh đầu vậy. 

2) Học thuyết gần đây:

Trương Sơn Lôi nói: Cảo bản vị cao, khí ấm, đi lên, tan ra, chuyên chủ trị phong hàn hàn thấp của kinh thái dương, thái âm, mà có thể sơ thông uất trị kinh quyết âm. Công dụng cùng tế tân, xuyên khung, khương hoạt gần tương tự. Bản kinh chủ trị đàn bà sán hà, trong âm hộ lạnh sưng đau, trong bụng cấp, đều là cái dương trong trẻo không phấn chấn, cái khí quyết âm uất tắc không thư duỗi được gây nên bệnh. Ấm để hòa đi, lên để đưa lên, giải kết trừ lạnh, khiến đau gấp có thể ngừng, sán hà có thể trừ, mà cái sản hà đau gấp do âm hư nóng trong, đường lạc của gan bị uất trệ, không phải để chữa được vậy. Nói trừ đau đầu phong ấy là đưa dương lên để làm tan cái hàn lạnh ở kinh thái dương, chính cùng giống cái chủ trị đau đầu của tế tân, khung cùng, mà cái đau đầu do dương tà của can đảm hóa phong đi lên, chính là không dùng để chữa được. Nói lớn cơ phu cũng là hàn thấp trừ mà dương hòa được ban bố, khí huyết bàn được điều hòa, nếu huyết hư nhiều hỏa, mà cơ nhục teo gầy thì không nên dùng. Nói đẹp nhan sắc, tức là làm thuốc đắp chữa ngoài cũng có thể quét cái hàn thấp ở cơ biểu.

Biệt lục bảo làm thuốc để tắm, làm mỡ bôi mặt tức ý nói lớn Cơ phu đó. Nếu nhiều hóa mà sắc mặt sạm đen lại hà nên dùng ư? Không nên dùng. Nếu không phân biệt hư thực, không rõ nguyên nhân bệnh mà mù quáng bắt chước, tránh sao khỏi người đời xưa làm nhầm mình ư.

Hay thay! Những lời bàn tinh tế để học giả khỏi lầm khi lâm sàng, cần đọc kỹ một số lời bàn trên đầu mà tiếp thu những ý kiến quý báu ấy.

4. Phối hợp ứng dụng

1) Trị tà lạnh uất ở kinh túc thái dương, đau đầu, đau đỉnh đầu dùng: Cảo bản, Khương hoạt, Tế tân, Xuyên khung, Thông bạch (hành trắng). 

2) Trị sương móc, thanh tà trúng thượng tiêu, Cảo bản cùng Mộc hương cùng dùng.

3) Trị tâm đầu thuộc thực, đã dùng thuốc thông lợi, dùng bài này để triệt độc. Cảo bản 16g, Xương truật 32g. Chia 2 lần uống, nước 2 bát sắc còn 1 bát uống ấm. (Hoạt pháp cơ yếu phương) 

4) Rửa khô vảy ở đầu. Cảo bản, Bạch chỉ lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, tối xoa trên đầu, sáng trải gầu đầu đi, cũng có thể làm sáp bôi mặt. (Tiện dân đồ toản phương)

5) Trị trẻ con ghẻ ngứa, sần cục. Cảo bản sắc nước tắm, đồng thời lấy giặt áo. (Bảo ẩu đại toàn phương)

5. Liều dùng bào chế và kiêng kỵ

Liều dùng: 3 – 10g .

Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa bốc, cùng với không có tà thực phong hàn cấm dùng, sợ Thanh tương tử.

Thu hái, sơ chế: Chọn thân rễ vào tháng giêng, hai, phơi trong râm cho khô, sau 30 ngày, khi dùng cắt bỏ đầu, rửa sạch, xắt lát, phơi khô.

Bào chế: 

Theo Trung Y: Bỏ hết tạp chất, rửa sạch ủ mềm thấu, thái lát, phơi khô. 

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Cắt bỏ đầu, rửa sạch, thái lát, phơi khô.

Nguồn: Tổng hợp ( có sử dụng tư liệu của L/Y Hy Lãn)

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm