Vị thuốc Thông bạch – Thông bạch là củ(thân rễ), phần mầu trắng, dùng tươi hay khô của cây thông bạch Allium fistulosum L, thuộc họ hành tỏi Liliaceae.
Thông chữ Hán là rỗng, bạch là trắng vì dọc (lá) cây hành thì rỗng, còn dò hành (củ) có màu Trắng, vì vậy có tên thông bạch. Còn gọi: Đại thông, Thông bạch, Hom
Mục Lục
1. Tính vị quy kinh, tác dụng
Tính vị: cay, ấm. Qui kinh phế – vị.
Công dụng
+ Có tác dụng kích thích thần kinh, tăng sự bài tiết dịch tiêu hóa, có thể dùng đề phòng ký sinh trùng đường ruột, còn trị tê thấp.
+ Dùng ngoài chữa mụn nhọt mưng mủ, chữa ngạt mũi cấp, mãn tính, viêm niêm mạc mũi, chữa cảm mạo giã nát nấu xông, hoặc ăn cháo hành nóng.
Mỗi lần 30 – 60g sắc hoặc ép nước uống
+ Phát biểu, hòa lý, thông dương hoạt huyết, dùng làm thuốc cho ra mồ hôi, lợi tiểu, làm thuốc chữa răng đau sát trùng, làm thuốc hưng phấn trừ đờm, lại làm thuốc đắp ngoài mọi chứng lở loét thống phong. – Tác dụng:
Sau khi hành vào dạ dày có thể kích thích niêm mạc dạ dày, khiến chất bài tiết dịch vụ tăng thêm, đến ruột kích thích niêm mạc ruột, khiến tác dụng hấp thu mạnh thêm, đồng thời lại có thể làm giảm bớt dịch ruột, khiến đại tiện táo kết, kiêm giết chết vi trùng ly đỏ, một bộ phận sau khi vào máu vội khiến máu đi mau chóng, huyết áp tăng cao, ống máu của tạng thận xung huyết, nên có tác dụng lợi tiểu rõ rệt, khiến lượng thủy phần chứa chất ở toàn thân mau chóng hướng tạng thận máu chóng xuất ra, đồng thời chất bài tiết, niêm mạc cũng bị kích thích mà tăng thêm, cho nên có thể giúp đờm ho ra.
Chủ trị
Sắc uống trị cảm nặng lúc nóng lúc rét, trúng phong mặt mắt phù sưng, có thể ra mồ hôi, lại trị thương hàn xương thịt đau, họng tắc không thông, an thai, có lợi cho tròng mắt, trừ tà khí trong gan, an trung tiêu lợi 5 tạng, trừ độc hàng trăm vị thuốc. Rễ hành trị cảm sốt váng đầu. .
Sách Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục thì:
Tính vị: Cay, ấm.
Công dụng:
Cho ra mồ hôi, thông dương giải độc, giúp tiêu hóa, phòng cảm mạo, diệt khuẩn. Trị cảm mạo đau đầu, ho hắng lưng lạnh. lở loét nốt phỏng mủ, trúng độc cua cá, trùng tích, bệnh lý.
Tác dụng dược lý
Thông bạch chứa tinh dầu bay hơi, chủ yếu là Allicin, Allkyl Sulfide, sinh tố B – C, sắt. Thông bạch có tác dụng ức chế liên cầu, lỵ trực khuẩn, trực khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn ngoài da. Ngoài ra còn có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ sốt, lợi kích thích ăn uống, tiêu viêm.
2. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc thông bạch
Chứng cảm mạo phong hàn nhẹ, thường dùng phối hợp với sinh khương, đậu xị để tăng cường khả năng phát hãn như bài liên tu thông bạch thang hoặc thông xị thang.
Chứng âm thịnh cách dương hạ lợi mạch vi, âm hàn phúc thống: thông bạch cay tán ôn thông, tuyên thông dương khí, phát tán hàn ngưng, thường phối hợp với phụ tử, can khương để thông dương hồi nghịch trong bài bạch thông thang.
Ngoài ra thông bạch dùng ngoài có tác dụng tán kết thông lạc, lợi sữa để điều trị các chứng tắc tia sữa, tuyến sữa sưng đau, mụn nhọt sưng tấy …
3. Từng thời đại đã dùng để chữa
1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác Lĩnh nam bản thảo có chép:
Thông căn tục gọi chính của hành.
Khí ấm vị cao tính lại bình.
Phát biểu, chữa phong hàn, phong nhiệt.
Đầu nhức, thấp tế, thai yên lành.
2) Đời Đường. Mạnh Tiên dùng để: Thông lợi khớp đốt, ngừng khạc ra máu, lợi đại tiểu tiện.
3) Đời Minh. Lý Thời Trân dùng: Trừ phong thấp mình đau ma tý, trung tích tâm đau, ngừng thoát dương người lớn, trị độc đau bụng, đàn bà có mang. đái máu, thông sữa, tan ung nhọt ở vú, lợi tai nghe, chế độc của (khâu dẫn) giun đất.
4) Đời Minh, Mậu Hy Ung bàn rằng:
Hành vị cay bình, bình tức là mát (lương) mà tính không độc, cay hay phát tán, giỏi giải cơ lại hay thông dương khí trên dưới, cho nên mọi khí phẫn uất bên ngoài lại đều trừ được cả. Thương hàn lúc nóng lúc lạnh là tà và khí cùng có vậy. Trúng phong mặt mắt sưng là phong nhiệt uất vậy, thương hàn xương thịt đau là tà khí mới vào vậy, mới bị trúng vậy. Họng tắc không thông là quân hỏa tướng hỏa lấn phế vậy.
Tân lương (cay mát) phát tan ra, ra mồ hôi thì lửa tự tan ra mà họng tắc thông vậy. Can mở khiếu mắt, tan tà nhiệt ở trong can, cho nên nói rằng: (qui mục) là ích cho tròng mắt vậy. Trừ tà khí của gan, tà khí tan thì chính khí thông, máu tự điều hòa mà có an thai, bên trong tiêu, lợi khiếu 5 tạng vậy. Cái nói rằng: ích lợi tròng mắt, trừ trăm thứ độc thì đó là cái sức tân nhuận lợi khiếu mà kiêm giải tan thông khí vậy.
4. Những điều nên chú ý về hành
+ Hành lá sống cay mà tan nhiệt, ngọt mà ấm, ngoài thực trong rỗng hay vào kinh phế để cho ra mồ hôi, giải cơ, lấy thông khí dương trên dưới, cho nên sách nói hành là rau của phổi (phế thái) sức nó hay sáng mắt, lợi tai, thông tiện, trị thương hàn váng đầu, bệnh thời khí cuồng nhiệt, âm độc đau bụng.
+ Vì sao sách nói trị mọi loại độc khó chữa (ác độc)? Vì hành giỏi làm thông khí, khí thông thì huyết hoạt cho nên sách nói: hành làm ngừng mọi loại ra máu không điều, vả lại khí đã thông thì độc giải, cho nên sách mới nói: Hành giỏi trị mọi loại độc dữ ác..
+ Vì sao hành ăn cùng mật lại chết người? Vì mật tính rất chướng đầy, mà hành tính hay phát ra, nếu mật cùng hành dùng thì chướng càng phát ra mạnh mà không giải được vậy. Sách nói cùng táo ăn cũng khiến người ốm, nghĩa ấy có thể theo đó mà suy ra.
+ Hành củ cay ấm thông khiếu, chuyên chủ phát tán, cho tà ở phần biểu ra mồ hôi, sơ thông khớp đốt, vì tà còn ở bì phu kinh lạc chưa thâm nhập vào tạng phủ nên chóng trừ bỏ đi, tà đi thì doanh vệ thông sướng. Nhưng cái ý nghĩa phát biểu phép sử dụng thì không giống nhau.
– Nếu ngoại cảm phong hàn thì phải thêm vào ma hoàng, khương hoạt, tử tô, bạch chỉ các vị cay ấm chuyên chủ phát tán.
– Nếu uất nhiệt chứa chất bên trong tà hiện ở cả phần biểu thì phải thêm thuốc lạnh mát cùng cay ấm cùng dùng, một đồng thì thanh tràng vị mà trừ tích nhiệt, một đằng thì mở huyền phủ mà đuổi uất tà ra cho nên mới gọi là song giải thông giải.
– Nếu tà ở nửa trong nửa ngoài thì gia thêm Sài hồ, Cát căn, những vị thuốc đắng mát để hòa giải. Nếu dùng không đúng phép, lưu tà ở trong thì tốn sức tốn tiền của dân mà không dễ chữa đâu.
+ Người thốt nhiên trúng mà chết, lấy dọc hành cho vào mũi 7 – 8 thốn, ra máu là tỉnh, trai bên trái gái bên phải.
Lại có cách: Cho vào tại 5 thốn, hễ mũi ra máu, là sống, không ra máu là chết, trẻ con thì lấy củ hành cho vào lỗ đít và 2 lỗ mũi. Đây là phương bí của Biển Thước vậy.
Có thuyết nói: Nên cho thêm phân gà nữa.
+ Cùng một cây hành, nhưng củ thì chuyên chủ phát tán… như trên đã nói, còn dọc rỗng chỉ dùng dọc thì sơ thông uất kết ở đường lạc của gan. Nếu vừa phát tán giải cơ vừa thông đường lạc thì dùng toàn cầu bỏ rễ. Nếu bỏ dọc xanh dùng củ trắng hoặc cả rễ là muốn kiêm thông trăm mạch vậy.
5. Phối hợp ứng dụng
1) Trị mới bị cảm mạo phong hàn.
Một nắm củ hành – Đạm đậu xị 1/2 hợp, sắc nước uống cho ra mồ hôi. (Tân Hồ tập giàn phương)
2) Trị thương hàn (cảm nặng) váng đầu như búa bổ. Dùng Củ hành cả rễ 1/2 cân, Gừng sống 2 lạng sắc uống ấm. (Hoạt nhân thư phương)
3) Trị thương hàn, giao hợp với vợ sinh ra ốm trở lại, bụng đau dái sưng: Giã nhỏ hành củ, rượu tăm 1 chén hòa uống. (Thiên kim phương)
4) Trị phong thấp mình đau. Dùng Hành củ sống giã nhỏ, cho vào vài giọt dầu thơm, sắc nước, cho bột Khung cùng, Uất kim mỗi thứ 1 đồng cần uống cho nôn ra. (Đan khê tâm pháp phương)
5) Trị có mang bị thương hàn, ban đỏ nổi lên rồi biến thành đen, thành ban đen rồi đái ra máu dùng: Hành củ 1 nắm – Nước 3 lít, nấu nóng uống cho ra mồ hôi, ăn hết hành. (Thương hàn loại yếu)
6) Trị có mang tháng thứ 6 động thai, nguy khốn khó cứu. Củ hành 1 nắm to, nước 3 lít. Sắc còn 1 lít, bỏ bã uống. (Dương thị sản nhũ phương)
7) Trị thai động ra máu, đau như đâm vào tim. Dùng củ hành nấu nước đặc uống. Thai chưa chết thì yên, thai chết rồi thì ra, chưa kiến hiệu lại uống. Một phương thêm Xuyên khung, một phương dùng nồi bằng bạc nấu cháo, nấu canh ăn..
8) Trị thoát dương chứng nguy. Nói chung người ta sau khi tiết tả nhiều, nôn nhiều, tứ chi quyết lạnh, bất tỉnh nhân sự. Hoặc cùng con gái giao hợp, bụng dưới thận đau, ngoại thận co rút, khiến mồ hôi ra, quyết nghịch, chậm phút chốc thì không cứu được.
Trước lấy củ hành sao nóng đắp rốn, sau lấy 3 – 7 nhánh củ hành giã nhỏ, rót rượu nóng vào khí dương lập tức hồi. Đây là phương của Hoa Đà cấp cứu bệnh tự nhiên chết vậy.
9) Trị thốt nhiên đau tim cấp, răng cắn chặt muốn tuyệt. Lấy hành củ trắng 5 củ, bỏ vỏ, rễ, giã nhỏ như cao, lấy thìa cho vào trong họng, rót vào thêm 4 lạng dầu vừng, uống tới họng là tỉnh, phút chốc trùng tích đều hóa nước vàng mà xuống, vĩnh viễn không tái phát, đã cứu nhiều người. (Thụy trục đường phương)
10) Trị đau bụng giun. Dùng củ hành 2 thốn (10cm), Phấn chi 2 động cân (10g) gia nhỏ viên uống bèn khói. Hành đau thông khí, Phấn chi hay sát trùng vậy. (Dương thị kinh nghiệm phương)
11) Trị trẻ đái ra máu. Củ hành 1 nắm, Uất kim 1 lạng, nước 1 lít sắc còn 2/10 lít, uống nóng, ngày 2 lần (Phổ tế phương).
12) Trị mụn nhọt sưng cứng “ô kim tán” nhọt không đầu, không biến sắc dùng: Bột gạo 4 lạng, Hành củ 1 lạng, hai thứ cùng sao đen, nghiên nhó, hòa dấm đắp, thỉnh thoảng thay miếng khác. Lấy tiêu nhọt cứng làm mức.. (Ngoại khoa tinh nghĩa phương).
13) Trị vú mới bị ung: Nước củ hành giã ra vắt lấy 1 lít uống sẽ dần tan.
14) Trị não vỡ xương gãy: Mật và hành củ giã ra lấy 1 nắm to gói vào lá chuối đã hơ mềm đắp vào chỗ bị thương bèn hiệu nghiệm. . (Trừu hậu phương)
Lượng dùng: 8 phân – 1,5 đồng cân.
Kiêng kỵ:
Phàm không cảm mạo, cùng biểu hư nhiều mồ hôi cấm dùng.
6. Phương tễ trứ danh
Thang bạch thông
Công dụng: Trị thiếu âm hạ lỵ.
Hành trắng 4 nhánh | Can khương (dùng sống bỏ vỏ) 1 lạng |
Phụ tử (cắt làm 8 miếng) 1 củ |
Ba vị trên lấy nước 3 tháng nấu lấy 1 tháng, bỏ bã chia ra uống dần, uống lúc ấm.
7. Liều dùng bào chế và kiêng kỵ
Liều dùng: 3 – 10g. Dùng ngoài tuỳ theo lượng thích hợp.
Thu hái ,bào chế: Thường dùng tươi quanh năm.
Chú ý: Người ra quá nhiều mồ hôi dùng thận trọng. Phàm không cảm mạo, cùng biểu hư nhiều mồ hôi cấm dùng.
Nguồn: Tổng hợp ( có sử dụng tư liệu của L/Y Hy Lãn)
Xem thêm: