Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Đình lịch còn gọi: Đình lịch ngọt. – Tên cổ trong sách cổ: Đại thất, đại thích (Bản kinh), đình lịch, cẩu tề (Biệt lục), định lạc, công tề, đế lực, khổ thảo, lương y chủy thủ (Hòa hán dược khảo).

– Tên khoa học: Draba nemorosa, Linn var hebecarpa, Ledeb. (La Tinh). Thuộc họ Thập tự (cruciferae).

Chủng loại

Đình lịch có 2 loại đắng và ngọt, đây là đình lịch ngọt. Đình lịch ngọt hạt rất nhỏ, sắc đỏ vàng, vị nhạt ngọt mà tính chậm, tiết phế không hại vị. Đình lịch đắng hạt tựa hạt vân đài hình không tròn, vị hơi đắng mà tính mạnh tiết phế lại tổn thương vị.

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

+ Bộ phận dùng: Hạt.

+ Thu hái: Khoảng tháng 2 – 3 lấy quả phơi trong râm mát cho khô dùng. Có nơi nói: Trước và sau tiết Lập hạ. 

+ Bào chế: Cắt toàn cây đem về phơi trên chiếu, thừa lúc vỏ xác nứt ra thì đập lấy hạt để dùng.

1- Bỏ Đình lịch vào với gạo nếp, sao vàng, khi nếp chín, bỏ gạo nếp đi chỉ lấy Đình lịch ra dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). 

2- Sao qua, chích mật hoặc sấy cách giấy.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, không để gặp nước.

2. Tác dụng dược lý của vị thuốc Đình lịch

+ Hỗ trợ điều trị suy tim mạn

Hạt đình lịch cải thiện đáng kể tình trạng suy tim sung huyết mạn. Do giảm thiểu stress oxy hóa và thúc đẩy phục hồi chức năng thất trái. 

+ Chống ung thư

Đình lịch tử kết hợp cùng một số thảo dược khác được sử dụng trong điều trị ung thư phổi ở Trung Quốc. 

+ Kháng khuẩn, chống viêm

Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ trong quyển Cây cỏ miền Nam, thì hạt đình lịch có tính kháng vi khuẩn và chống lại virus. Khi trị nhọt rút mủ, hạt đình lịch đã ức chế sự phát triển của vi khuẩn. 

+ Chống oxy hóa

Nghiên cứu cho thấy rằng hạt đình lịch có thành phần chống oxy hóa, ức chế các gốc tự do, chống lão hóa cơ thể.

+ Giúp làm đẹp da

Trong đình lịch tử có các thành phần cấp ẩm và làm mềm da. Ngoài ra còn có các chất vitamin E, vitamin C, beta carotene, bảo vệ tế bào khỏi những tác hại của quá trình oxy hóa.

vị thuốc đình lịch

Vị thuốc đình lịch tử

3. Vị thuốc Đình lịch theo Đông y

– Tính chất: Cay, lạnh, không độc.

– Quy kinh: Phế, bàng quang

– Công dụng: Tả phế, thông hành nước, hạ khí xuống định suyễn, dùng làm thuốc lợi tiểu và trừ đờm

* Trung Quốc dùng: Đình lịch có tên khoa học là: Draba nemorosa var leiocarpa Lindl.

+ Biệt danh: Quang quả đình lịch,

+ Công dụng: Tiêu nhiệt, trừ đờm, định suyễn, lợi tiểu.

– Chủ trị

Trưng hà tích tụ khí kết ăn uống, lúc nóng lúc lạnh, phá cứng đuối tà, thông lợi đường nước (Bản Kinh).

Cho ra nước ở bàng quang, khí nhiệt nằm phục động lại, tà thủy ở khoảng da nổi lên phù sưng , mình nóng trúng phong nhiệt, thông lợi bụng dưới. Uống lâu khiến người hư yếu, rôm sẩy ngứa ngáy (biệt lục) 

* Lượng dùng: 3,2g – 10 gam.

* Kiêng kỵ: Người tỳ phế khí hư mà không có thực tà cấm dùng, ghét bạch cương tàm, thạch long nhuế, có rượu là tốt: vỏ cây du làm sứ.

4. Phát minh của Trương Trọng Cảnh

Một vị thuốc đình lịch qua Trương Trọng Cảnh thực nghiệm thấy rằng: “Chủ trị bệnh thủy kiêm trị phế ung kết ở ngực”, dẫn giải như:

1) Thang đình lịch đại táo tả phế:  Chứng rằng phế ung, ngực đầy chướng, toàn thân mặt mắt phù sưng. Đình lịch phương này viên to như viên đạn. 

2) Chứng của “đại hãm hung hoàn” rằng: Kết ở ngực, đình lịch dùng phương này 1/2 lít.

3) Chứng của “Kỷ tiêu lịch hoàng hoàn” rằng:

Khoảng ruột có thủy khí. Phương này đình lịch dùng 32 – 50 gam. Xem các phương trên đều là chữa bệnh thủy vậy. Hai phương nói rằng trị bệnh thủy, một phương đặc biệt nói kết ở ngực, nói kết ở ngực là dùng “đại hãm hung hoàn” thì thủy được lợi mà bệnh khỏi. Thế thì đình lịch trị thủy rõ lắm vậy.

5. Phối hợp ứng dụng

1) Trị phế ung, suyễn gấp, không nằm được, Dùng: Thang đình lịch đại táo tả phế làm chủ mà chữa.

Đình lịch (sao vàng) nghiền nhỏ, viên với mật nặn bằng đầu ngón tay, mỗi lần dùng đại táo 20 quả, nước 3 lít sắc còn 2 lít cho vào 1 viên đình lịch, lại sắc còn 1 lít uống. Phương này cũng chữa chi ẩm không thở được. (Kim quỹ phương).

2) Trị khắp mình sưng đầy dùng:

Đình lịch đắng (sao) 130g nghiền nhỏ, hoàn thịt táo hòa viên bằng hạt ngô, mỗi lần 15 viên, nước sắc tạng bạch bì uống đưa thuốc, ngày 3 lần rất công hiệu. (Ngoại đài bí yếu phương) 

3) Trị bụng chướng tích tụ.

Hạt đình lịch 1 tháng sắc kỹ, lấy rượu 5 tháng ngâm 7 ngày, ngày uống 3 bát. (Thiên kim phương)

4) Trị đờm ẩm ho hắng (Hàm kỳ hoàn).

Hạt đình lịch (sao đen) 32g Tri mẫu 32g Bối mẫu 32g Thịt quả táo 16g Đường cát 48g. Trộn lẫn viên bằng đầu ngón tay, mỗi lần dùng bông gói 1 viên ngậm, nuốt nước, bệnh nặng không quá 3 viên. (Khiếp trung phương)

5) Trị dương thủy đột ngột phù sưng, mặt đỏ phiền khát suyễn gấp, tiểu tiện sáp xít công hiệu như thần. Dùng:

Đình lịch ngọt (sao nghiền nhỏ) 48g, Hán phòng kỷ (nghiền nhỏ) 64g

Dùng máu con vịt đầu xanh cùng đầu vịt giã nhừ viên bằng hạt ngô. Bệnh nặng nước sôi điều uống 10 viên, bệnh nhẹ 5 viên, ngày 3 – 4 lần tiểu tiện lợi là nghiệm. Một phương thêm bột trà linh 64 gam. (Ngoại đài bí yếu phương) 

6) Trị thủy thũng đái sáp xít, dùng đình lịch ngọt 64g nghiền nhỏ, đại táo 20 quả nước 2,5 lít sắc còn 2 lít, bỏ đình lịch vào sắc sền sệt đến lúc có thể viên được, viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 60 viên, dần tăng lên lấy lợi làm mức. (Mai sư phương)

7) Trị phế thấp đờm suyễn, dùng: Đình lịch ngọt sao nghiền nhỏ, thịt táo hoàn viên uống. (Trích huyền phương)

8) Trị ho hắng khí xốc lên, không nằm được, hoặc khắp mình mẩy khí thũng. Hoặc chỉ mặt sưng, chân sưng đều dùng được. Đình lịch tử 3 thăng, lửa nhỏ sao nghiền, lấy vải gói lại ngâm trong rượu trong 5 lít, mùa đông ngâm 7 ngày, hè 3 ngày, mới uống như quả đào to, ngày 3 đêm 1, mùa đông thì ngày 2 đêm 1, tùy theo khí lực lầy hơi lại làm mứt, như người bệnh cấp vội không đợi 1 ngày phù đầu người cũng có thể uống. (Thời trì thì phương)

9) Trì kinh nguyệt không thông: Đình lịch 1 thằng nghiền nhỏ, viên với mật bằng đầu ngón tay, gói bông đặt sâu trong âm hộ khoảng 6cm, qua 1 đem lại thay, có mồ hôi ra thì dừng. (Thiên kim phương)

10) Trị thốt nhiên phát sinh điên cuồng, lấy 1 thằng đình lịch, giã rất kỹ, lấy máu con chó trắng hoàn viên như hạt vừng, rượu điều uống 2 viên, 3 lần uống thì khỏi. (Trửu hậu phương) 

11) Trị đau đầu phong. Dùng: Hạt đình lịch nghiền nhỏ, lấy nước ngâm rồi ngâm đầu vào đó, 3 – 4 lần thì khỏi, (Trửu hậu phương) 

12) Trị cam sâu ăn rằng dùng:

Đình lịch, hùng hoàng lượng bằng nhau, rồi nghiền nhỏ, tháng chạp mỡ lợn trộn đều, lấy bông thấm thuốc đặt vào chỗ đau, (Kim quỹ phương).

13) Trị đầu lở loét trụi tóc, dùng bột đình lịch đắp vào. (Thánh huệ phương)

14) Trị hạch đã vỡ, dùng đình lịch 2 bát, sị một lít, giã làm bánh, nặn như đồng tiền, to, dầy 6 ly đặt trên lỗ vỡ, lấy ngải cứu cứu, khiến ấm nóng không thể phá thịt ra, thay luôn mà cứu, mới bị chưa vỡ không thể cứu, sợ khí đình lịch vào não hai người. (Vĩnh loại ngâm phương). 

6. Phương tễ trứ danh

– Đình lịch hoàn

Trị thủy thũng, toàn thân cùng chân đều hư thũng dùng:

Đình lịch tử 16g

Khiên ngưu tử (nửa sống nửa chín) 16g .

Trạch tất diệp 8g Hải tảo (rửa bỏ muối nướng) 1,5g Côn bố (rửa bỏ muối nướng) 1,5g Tang bạch bì 1,5g Cam toại (nấu nhừ 1,5g Tiêu mục 1,5g. Úc lý nhân 1,5g Quế tâm 0,5g

Tất cả nghiền nhỏ viên với mật như hạt ngô đồng, 1 lần uống 15 viên, ngày 2 lần, dần dần thêm đến 20 viên.

7. Lời bàn của cụ Hy lãn về vị thuốc Đình lịch

Hình thái:

Đình lịch là loài có sống 2 năm thân cao 6 – 7 thốn (ước 0,3 – 0,35m) đến hơn 1 xích (0m5), lá đều mọc xen kẽ, hình tròn trứng hoặc hình tròn bầu dục dài, không có cuống lá, thân cùng lá đều mọc lông mềm, hoa ở khoảng thân phân chi thành 2 – 3 chi (cành). Sắc vàng, 4 cánh hoa, đính ở đầu cành, tụ tập lại thành chùm hoa. Quả là quả giáp làm hình tròn bầu dục tựa như hạt thóc, trong chứa nhiều hạt, sắc trà nâu tựa như hạt anh túc.

So sánh:

Đình lịch này không phải đình lịch ta gọi, Lãn Ông gọi hạt đay, vì tên khoa học cây đay là: Corchorus olitorius Linn. Thuộc họ Đay (Tiliaceae).

Hình thái đau của ta cao có 1- 2m mà đình lịch Trung chí cáo 6 – 7 thốn tới hơn  1 xích (0,30 – 0,35 đến hơn 0,50m). Lá đình lịch không có răng cửa, lá đay có răng cưa. Quả đay hình trụ có 5 sống dọc. Quả của đình lịch hình giáp tựa hạt thóc. Tên khoa học khác nhau, hình thái cây hoa, lá khác nhau nên đình. lịch không phải là cây đay, như câu Hải Thượng Lãn Ông nói:

Đình lịch tên nôm gọi hạt đay ”. Vả lại đình lịch này không phải như sách Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam gọi “Đình lịch” hoặc định lịch lùn. Vì hình thái đình lịch Trung Quốc gọi tôi viết trong bài này không phải với tên đình lịch gọi trong Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam. Vì hình dạng khác nhau, tên khoa học khác nhau vậy.

Nguồn L/y Hy Lān.

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm