Vị thuốc Khiên ngưu còn gọi: Hắc sửu, bạch sửu, kalađana (Ấn Độ). Vị thuốc này xuất xứ từ người nông thôn dắt trâu đi tạ ơn thầy thuốc, nên gọi khiến ngưu. khiên chữ Hán là dắt, ngưu là trâu. Sau vì muốn bí mật gọi thuốc là bạch sửu, hắc sửu, nên gọi chệch ra, vì sửu là thuộc về trâu.
– Sách vở cổ gọi:
Thiên già (Cương mục), Cẩu nhi thảo (Cứu hoang), Thảo kim linh (Bào chích), Giả quân tử, tam bạch thảo (Hòa hán dược khảo).
– Tên nước ngoài: Pharbitis hedearceae L. (La Tinh).
– Tên khoa học: Ipomoea hederacea jacq. (Pharbitis hederacea choisy)
Khiên ngưu có 2 loại: Cây hoa màu thẫm sẽ cho hạt màu nâu đen là hắc Khiên ngưu (hắc sửu); còn cây hoa màu nhạt cho hạt màu vàng nhạt là bạch Khiên ngưu ( bạch sửu). Trong 2 loại thì hắc sửu tác dụng nhanh và mạnh, còn bạch sửu thì chậm rãi, bình hòa hơn.
Thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae) Cây khiên ngưu cho ta 2 vị thuốc:
+ Khiên ngưu tử là hạt bìm bìm biếc. hạt khiến ngưu phơi hay sấy khô (Pharbitis hay semen pharbitidis).
+ Nhựa khiến ngưu tức nhựa bìm bìm biếc (Resina pharbitidis).
Mục Lục
1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế
– Bộ phận dùng: Vị thuốc Khiên ngưu tử là hạt đã phơi sấy khô của cây Bìm bìm.
– Mô tả vị thuốc: Hạt có 3 cạnh, lưng khum hai bên dẹp. To bằng hạt đậu xanh, vỏ cứng, màu đen hoặc vàng nhạt; nhân có màu vàng nhạt.
– Thu hái: Vào khoảng tháng 7 – 10, khi quả chín, hái quả về, đập ra để lấy hạt.
– Bào chế:
+ Lý Thời Trân: Giã bỏ vỏ, tán nhỏ rây lấy lớp bột đầu, còn thứ chưa nhỏ bỏ đi. Cũng có khi dùng nửa sống, nửa sao.
+ Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Dùng sống: Phơi khô, khi dùng thì giã dập hoặc tán mịn, có tác dụng xổ mạnh.
Dùng chín: Sao vàng cho thơm, có tác dụng xổ yếu hơn.
– Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ẩm mốc.
2. Tác dụng dược lý vị thuốc Khiên ngưu
Tác dụng gây sổ:
Chất Pharbitin có tác dụng tẩy xổ mạnh tương tự chất Jalapin. Cấu tạo hóa học của phacbitin gần giống cấu tạo của chất jalapin, một chất nhựa tất có trong 1 số cây cùng họ bìm bìm nhưng không thấy ở nước ta.
Phacbitin có tác dụng tẩy mạnh, có tăng sức co bóp của ruột. Khi chất Pharbitin vào ruột gặp mật, dịch ruột, sẽ thủy phân thành Khiên ngưu tử tố kích thích ruột làm tăng nhu động gây ra tẩy xổ. Nước hoặc cồn chiết xuất Khiên ngưu đều có tác dụng gây tiêu chảy ở chuột nhắt nhưng nước sắc thì không có tác dụng đó.
Tác dụng lên thận: Khiên ngưu tử làm tăng độ lọc Inulin của thận.
Tác dụng trừ diệt giun (trong thí nghiệm) nhưng chưa rõ tác dụng diệt giun của nó trong Cơ thể động vật như thế nào. (Trích sách NCTVVT Việt Nam).
Độc tính: Theo Trung Dược Học: Độc tính của thuốc đối với chuột liều LD50 là 37,5/kg. Ở người gây buồn nôn, nôn do thuốc kích thích trực tiếp lên đường tiêu hóa. Liều cao có thể ảnh hưởng đến thận, dẫn đến tiểu ra máu cũng như các triệu chứng thần kinh.
3. Vị thuốc Khiên ngưu tử theo Đông y
– Tính chất: Đắng, lạnh, có độc.
– Công dụng: Tả thấp nhiệt, lợi nhị tiện, dùng làm thuốc hạ hòa hoãn, dùng làm thuốc tiện bí cùng cước khí.
– Chủ trị: Hạ khí xuống, chữa chân đầy phù sưng nước, trừ phong độc, lợi tiểu tiện.
* Lượng dùng: 4-12g/ ngày.
* Kiêng kỵ: Người khí hư cùng thấp nhiệt ở phần huyết thì cấm dùng.
4. Từng thời đại đã dùng để chữa
1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác trong Lĩnh nam bản thảo có nói về khiên ngưu tử rằng:
Khiên ngưu tử là hột bìm bìm
Đắng, cay, tính ấm, có độc kèm.
Lợi tiểu, thông quân, tiêu huyên tích (1)
Sát trùng, trừ bì, lại long đờm.
Khi dùng sao tán lấy thứ bột nhỏ rây lần đầu, còn thứ to cứng thì không dùng. Thứ đen gọi là hắc khiến ngưu thuộc hành thủy Công hiệu mau chóng. Thứ trắng gọi là bạch khiến ngưu thuộc hành kim, nếu chưa phổi có nước thì dùng, công hiệu chậm hơn. Người khỏe thuộc thực thì uống được, người già người hư yếu và phụ nữ có thai chớ dùng còn gọi hắc sửu, bạch sửu.
2) Đời Đường. Ngõa Quyền dược tính bản thảo bàn về khiên ngưu tử rằng: Trị huyền tích khí khối, lợi đại tiểu tiện, trừ hư thũng, Nơi thai.
3) Mạnh Tiên dùng cùng sơn thù du uống để trừ bệnh thủy.
4) Đời Tống. Đại Minh dùng trị eo lưng đau, đại tiện ra mủ lạnh. làm thuốc tả độc trùng, kiêm trị các loại khí ủng trệ.
5) Đời Nguyên, Lý Đông Viên dùng trừ thấp nhiệt ở phần khí, ủng tắc kết đọng ở tam tiêu.
6) Đời Minh, Lý Thời Trần dùng để đuối đờm tiêu ẩm, thông khí bí đại tràng.
5. Phối hợp ứng dụng vị Khiên ngưu tử
* Phương tế nổi tiếng: Chu xa thần hựu hoàn
Trị người bị sưng nước chướng nước mà hình khí đều thực.
Bài thuốc:
Hắc khiên ngưu 4 lạng, đại hoàng 2 lạng. Tâm rượu, Cam toại 1 lạng (gói miến nướng), quất hồng, đại kích (gói miến nướng). nguyên hoa (sao dấm), thanh bì (sao) đều 1 lạng. Mộc hương 5 động cân, binh lang 5 đồng cân, khinh phấn 1 đồng cân, cùng nghiền nhỏ, nước hoàn viên, mỗi lần uống 5 phân, canh 5 nước sôi điều uống. Đến lúc đại tiện lợi 3 lần làm mức, tùy tình hình hư thực mà dùng.
* Các bài thuốc khác
1) Hắc khiên ngưu được bạch mộc hương tân lang, sử quân tử, có thể đuổi trùng trừ tích.
2) Trị trên mặt có mụn cơm, trứng cá, lấy bột hắc khiên ngưu cho vào thuốc bột bôi mặt ngày ngày rửa. (Thánh huệ phương)
3) Quét phong thông trệ, bị khí phong công kích, tạng phủ tích trệ.
Dùng vị thuốc khiên ngưu tử lấy nước đái trẻ ngâm 1 đêm, rửa nửa ngày trên dòng chảy, cho vào túi vải treo trước gió cho khô, mỗi ngày nước muối điều uống 30 hạt, rất có thể quét phong tiêu hư thũng, uống lâu khiến cơ thể gầy thanh thoát. (Đậu môn phương).
4) Lợi cách hoàn
Trị tam tiêu ủng tắc nhiệt, ngực cách mô không khoan khoái, đầu tối mắt xây xẩm đờm rãi nhổ bọt, tinh thần không sảng khoái dùng:
Khiên ngưu tử 4 lạng (nửa sống nửa sao).
Bồ kết không sâu mọt nướng dấm 2 lạng.
Nghiền nhỏ, nước gừng tươi giã vắt lấy nước nấu hồ viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 20 viên, nước kinh giới điều uống. (Lương con bác tế phương)
5) Trị các loại khí tích, thức ăn cách đêm không tiêu.
Hắc khiên ngưu đầu 4 lạng nghiền nhỏ, dùng củ là bậc khoét rỗng giữa, cho bột vào đậy kín lỗ khoét ra, gói giấy nấu chín lấy ra, cho vào 1 đồng cân bạch đậu khấu bột, giã hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 10 – 20 viên, nước sôi điều uống. gọi tên là “thuận khí hoàn”. (Phổ tế phương)
6) Trị trai gái bị 5 thứ tích, 5 loại khí tích thành tụ, dùng:
Hắc khiên ngưu 1 cân giã sống rây nhỏ 8 lạng, còn lại nồi rang mới sao thơm, lại nghiền nhỏ, rây lấy 4 lạng, luyện mật, viên bằng hạt ngô, bệnh nặng nhất uống 35 viên, có quất bì cũ cùng gừng tươi sắc uống. Nửa đêm chưa động lại uống 30 viên, nên sẽ đi đại tiện ra vật tích tụ. Bình thường dùng hành khí chỉ uống 10 viên, rất thần diệu. (Bác tế phương) .
7) Trị ngực cách mô khí tích, thức ăn tích dùng bột khiến ngưu 1 lạng. Ba đậu sương 3 hạt, nghiền nhỏ, nước hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 20 – 30 viên, sau bữa ăn tùy chỗ bị tổn thương sắc nước điều uống. (Nho môn sự thân phương)
8) Trị khí thận gây đau dùng: Hắc bạch khiên ngưu lượng bằng nhau sao nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân. Dùng quả cật lợn cắt đồi bổ dọc cho vào 100 hạt hồi khâu chặt lại, hương. 50 hạt xuyên tiêu, thấm – khiến ngưu vào trong khâu chà lấy giấy gói ngoài lấy lá chuối gói, nướng chín, lúc đói ăn điều uống ra vật xấu là công hiệu (Trực chỉ phương) .
9) Trị thương hàn kết ở ngực, tâm bụng cứng đau. Dùng bột khiên ngưu đều 1 động cân, đường trắng nấu nước điều uống. (Trịnh thị gia tăng phương)
10) Trị đại tiện không thông, dùng:
Hạt khiến ngưu nửa sống nửa chín nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân, nước gừng điều thuốc uống. Chưa thông lại lấy nước trà uống. Một phương thêm đại hoàng lượng bằng nhau, một phương thêm hạt cau tươi lượng bằng nhau. (Giản tiện phương)
11) Trị đại tràng do phong sinh ra bí kết sáp xít dùng:
Khiên ngưu tử sao qua nghiền nhỏ một lạng, đào nhân bỏ vỏ đầu nhọn sao lúa 1/2 lạng nghiền nhỏ, nấu chín mật viên bằng hạt ngô, môi lẫn nước nóng điều uống 30 viên. . (Khiên nghĩa phương)
12) Trị chướng đầy nước, dùng:
Bạch khiến ngưu và hắc khiên ngưu tán bột đều 2 động cân, bột lúa mạch 4 lạng, trộn đều làm bánh nướng lúc đi nằm nướng bánh chín ăn, dùng trà điều uống, giáng khí xuống là nghiệm. (Tuyên minh phương)
13) Trị mọi bệnh thủy ẩm. Ông Trương Tử Hòa nói: Người bệnh thủy ẩm ví như nước sông dài cuồn cuộn, không phải một chén một gáo chữa được tất phải dùng phép đào sông như ông Vũ Vương để chữa. Cho nên có tên là “Vũ Công tán” dùng:
Hắc khiên ngưu nghiền nhỏ 4 lạng, hồi hương 1 lạng sao nghiên nhỏ, mỗi lần uống 1 – 2 đồng cân, lấy gừng tươi giã vắt lấy nước tự nhiên điều uống phải chuyển khí xuống vậy. (Nho môn sự thân phương)
14) Trị bệnh thủy thuộc âm, bệnh thủy thuộc dương dùng:
Hắc khiên ngưu tán nhỏ 3 lạng, bột đại hoàng 3 lạng, bột gạo cũ 1 lạng nghiền nhỏ, nấu hồ hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 50 viên, nước gừng điều uống, muốn thông lợi uống 100 viên. (Y phương tiệp kính phương)
15) Trị bệnh thủy thũng mà đái sáp xí, dùng bột khiến ngưu mỗi lần uống 1 thìa cà phê, lấy tiểu tiện lợi làm mức. (Thiên kim phương)
16) Trị khí thấp trướng đầy, chân cẳng hơi sưng, khí ngắn gấp, nằm ngồi không nên dùng:
Khiên ngưu tử 2 lạng, sao qua, nghiền nhỏ, lấy nước đái con bò đen ngâm 1 đêm, sớm dậy lấy 1 nắm hành trắng đun sôi kỹ, lúc đói chia 2 lần uống, nước theo tiểu tiện mà ra.. (Thánh huệ phương)
17) Viên khiên ngưu.
Chữa tâm thần phân lập. Dùng: Đại hoàng 12g .. Hùng hoàng 12g Hắc sửu 12g Bạch sửu 12g . Kẹo mạch nha 16g. Viên thành viên nặng 2g. Ngày uống 4 viên, uống 15 ngày liền, nghỉ 7 ngày rồi lại dùng tiếp.
18) Trị trẻ con bị phù sưng, đại tiểu tiện không lợi, dùng:
Hắc khiên ngưu 2 lạng, Bạch khiên ngưu 2 lạng
Sao nghiền nhỏ, múc nước giếng ban mai hoàn viên như hạt đậu xanh, mỗi lần uống 12 viên, sắc nước hạt rau lú bú (la bặc tử) điều trống. (Thánh Lễ tông lục phương)
19) Trị trẻ con bụng chướng, khí thủy lưu hành gây sưng, bàng quang thực nhiệt, tiểu tiện đỏ xít dùng: Khiên ngưu nghiền sống 1 đồng cân, sắc nước thanh bì lúc đói điều uống. Một phương thêm mộc hương, giảm nửa liều lượng viên uống. (Trịnh thị tiểu nhi phương)
20) Trị khí cam phù sưng, thường uống tự tiêu, dùng:
Hắc khiên ngưu, bạch khiên ngưu đều nửa sống nửa sao nghiền nhỏ, trần bì, thanh bì lượng bằng nhau nghiền nhỏ, hồ gạo làm viên bằng hạt đậu xanh, trẻ 3 tuổi uống 20 viên, nước cơm điều uống. (Trịnh thị tiểu nhi phương)
21) Trị trẻ do cam mà tại điếc, khí cam công vào thận tại điếc âm hành sưng. Dùng bột khiến ngưu 1 động cân, cật lợn 1/2 cái, bỏ màng, cắt mỏng, thến vào trong cùng chút muối, giấy ướt gói nướng, lúc đói bụng ăn. (Trịnh thị tiểu nhị phương)
22) Trị trẻ con mắt bị quáng gà.
Mỗi lần dùng bột khiên ngưu tử 1 đồng cân, dùng 1 miếng gan dê cùng bột khiến ngưu, cùng miến nướng nóng như bánh rán mỏng, nước cơm điều uống. (Phổ tế phương)
23) Trị phong nhiệt mắt đỏ. Lấy bột bạch khiên ngưu cùng hành trắng giã nhừ nấu lẫn, viên như hạt đậu xanh, mỗi lần uống 5 viên, nước hành điều uống, uống xong ngủ 1 giờ. (Vệ sinh gia bảo phương)
24) Ngưu hoàng đoạt mệnh tán.
Trị bệnh mã tỳ phong, trẻ con cấp kinh, phế chướng, suyễn đầu, ngực cao khí cấp, sườn co, mũi hếch lên để thở, buồn bực rối loạn ho hắng, phiền khát, đờm rãi trào dâng, tiếng rè, tục gọi là “mã ty phong” không kíp trị, chết trong sớm tối.
Dùng bạch khiên ngưu nửa sống nửa sao, hắc khiên ngưu nửa sống nửa sao, đại hoàng nướng, hạt cau đều lấy bột 1 đồng cân, trộn lẫn, mỗi lần dùng 2,5g nước một điều uống. Đờm thịnh thêm 1 đồng cân khinh phấn. (Toàn ấu tâm giám phương)
25) Trị trẻ con khóc đêm
Lấy bột hắc khiên ngưu 1 đồng cân hòa nước đắp lên rốn, bèn khỏi. (Sinh sinh biến phương)
26) Trị trẻ con đái ra máu dầm dề (huyết lâm) dùng:
2 lạng khiên ngưu tử, nửa sống nửa sao. Nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 động cân, nước gừng điều uống, một lúc lâu lấy nước trà nóng uống. (Kinh nghiệm phương).
27) Trị tràng phong la ra máu, dùng:
Khiên ngưu tử 5 lạng – Bồ kết tốt 3 lạng. Ngâm nước 3 ngày, bỏ bồ kết, lấy rượu 1 thằng nấu khô, sấy, nghiền nhỏ. Trộn mật viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 7 viên, lúc đói rượu ấm điều uống, ngày 3 lần, ỉa ra vật màu vàng không ngại, sau khi bệnh giảm, ngày uống 1 viên, nước cơm điều uống.
(Bản sự phương)
28) Trì các loại mụn nhọt mọc lưng, độc sưng vô danh, người tuổi trẻ khí mạnh dùng hắc bạch khiên ngưu đều một hợp gói vào bao vải đập vỡ lấy dấm tốt 1 bát to đun còn 8/10. Phơi sương một đêm, sáng sớm hôm sau canh 5 uống ẩm, đại tiện ra máu mủ là tốt, Gọi tên là “Tế thế tán”.
(Trương tam phong tiêu phương)
29) Trị thấp nhiệt đầu đau. Dùng: Hắc khiên ngưu 7 hạt, sa nhân 1 hạt nghiền nhỏ, hòa nước giếng múc sáng sớm, ngửa mặt rỏ vào trong mũi đợi rải ra thì khỏi. (Thánh Lễ tổng lục phương)
30) Trị khí trệ eo lưng đau
Khiên ngưu không kể nhiều ít dùng viên ngói mới sao đó, đặt lên trên, để sao một nửa, còn 1 nửa không sao, mỗi nửa đều 1/2 lạng nghiền nhỏ, cho vào 2,5 đồng cân bột lưu hoàng, cùng nghiền đều, chia làm 3 phần, mỗi phần cho miến trắng 3 thìa trộn lẫn cắt như con cờ, đầu canh 5 lấy một chén nước nấu chín, nước ấm điều uống: đau bèn ngừng. chưa khỏi cách ngày lại làm. Tôi thường có bệnh này, mỗi khi phát sinh, uống vào đau bèn ngừng.
6. Trích dẫn y văn vị Khiên ngưu tử
– Vương Hiếu Cổ nói:
Vị thuốc Khiên ngưu lấy thuốc khí dẫn thì vào khí, lấy đại hoàng dẫn thì vào huyết, lợi đại tràng, ra nước tích sắc trắng ấy là tả thấp nhiệt ở phần khí, trên thì công (đánh) suyễn đầy, phá khí ở trong huyết.
– Lý Thời Trân nói:
Vị thuốc Khiên ngưu trị thủy khí ở tỳ suyễn đầy thũng chướng, trị hạ tiêu bị uất kết eo lưng chướng nặng. cùng đại tràng phong bí khí bí thực có công lạ..
Nhưng bệnh ở phần huyết cùng Vị tỳ hư, yếu mà bị đầy thì không thể dùng lấy sướng một lúc, cùng uống luôn thì tổn thương nguyên khí vậy.
Ghi chú:
(1) Huyền tích: Là hai bên rốn có gân lồi lên đau nhức, to thì bằng bắp tay, nhỏ thì bằng ngón tay, giống như dây cung thì gọi là huyên, nối lên ở 2 bên sườn thì gọi là tích. Thường là do đờm kết tụ khí trệ không thông mà sinh ra.
Nguồn: L/y Hy Lãn
Xem thêm: