Vị thuốc Ngưu Bàng Tử – Ngưu bàng tử (Fructus Arctii) là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngưu bàng Arctium lappa L, thuộc họ cúc Compositae.
Tên khác:
Đại đao tử, ác thực, hắc phong tử, thử niêm tử (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). Á thực (Biệt lục), thử niêm tử (Bản thảo đồ kinh). Đại lực tử (Vệ sinh di giản phương). Biển bức thích (Cương mục). Mao nhiên nhiên tử, hắc phong tử (Thanh hải dược tài). Mao trĩ tử (Quí Châu dân gian phương được tập). Niêm xương tử (Liêu ninh chủ yếu được tài). Thử tiêm tử, loan ba câu tử, vạn ba câu (Giang Tô thực dược chí). Đại ngưu tử (Sơn Tây trung dược chí). Ngưu tử (Hiệp Tâp trung được chí).
Mục Lục
1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế
Thu hái vào các tháng 8-9, khi quả chín thì hái về, đập lấy quả, phơi khô là được. Khi háo cần đeo găng cho khỏi bị gai ở quả đâm vào tay. Nếu dùng dễ thì hái vào mùa xuân năm thứ hai, trước khi ra hoa, nếu không rễ sẽ bị xơ nhiều và mất hết tác dụng. Hái quả vào tháng 8-9 thì cần gieo ngay, hạt mọc mới tốt, sau khi gieo 18 tháng, tức là mùa xuân năm sau, đào rễ về, rửa sạch, thái thành từng miếng dài 2 cm, phơi hay sáy cho thật khô, mới khỏi mốc hỏng.
Mô tả dược liệu:
Ngưu bàng tử là quả chín phơi hay sấy khô; Ngưu bàng căn là rễ thu hái vào mùa thu năm đầu hoặc mùa xuân năm thứ hai, phơi hay sấy khô ở 70oC
Bào chế:
+ Ngưu bàng tử: Nhặt bỏ tạp chất, sàng đi vụn đất.
+ Ngưu bàng tử sao: Lấy Ngưu bàng tử sạch, bỏ vào trong nối, dùng lửa nhỏ sao đến hơi phồng, mặt ngoài sắc hơi vàng và hơi có mùi thơm, lấy ra để nguội.
+ Lôi công bào chích luận: Phàm sử dụng Ác thực, chọn nhặt thứ sạch, đừng đề có tạp chất, sau đó dùng rượu trộn hấp, đợi trên có sương trắng mỏng lại hiện ra, dùng vải lau, sau đó sấy khô, đừng giã như bột dùng.
Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.
2. Tác dụng của Ngưu bàng tử theo Tây y
+ Nước sắc ngưu bàng tử có tác dụng kháng song cầu khuẩn gây viêm phổi, nước ngâm chiết có tác dụng ức chế nhất định đối với 1 số khuẩn ngoài da. Ngưu bàng tử có tác dụng hạ sốt, lợi tiểu. Gần đây đã phát hiện thuốc có tác dụng kháng ung thư, liều thấp có tác dụng ức chế tế bào ung thư tăng sinh, làm cho tế bào ung thư hướng dẫn về tế bào bình thường.
+ Dùng lá ngưu bàng hái vào mùa xuân làm thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, tảy máu dùng trong các bệnh tê thấp, đau và xưng khớp, một số bệnh ngoài da ( hắc lào, mặt có nhiều Trứng cá, lở loét vv…). Còn dùng cho người bị đường tiện ( đái ra đường ) vì người ta cho răng cao rễ ngưu bàng có tác dụng dạ glucoza trong máu, dùng cuống và thân cây làm thức ăn có tác dụng làm tăng lượng glycongen trong gan.
+ Nhân dân Châu Âu còn dùng lá non và thân, có khi dùng cả rễ đem giã nhỏ rồi đắp vào nơi rắn độc, sâu, bọ, ong, muỗi và rết cắn. Có lẽ do tác dụng của các men oxydaza có nhiều trong lá và thân
3. Vị thuốc Ngưu bàng tử theo Đông y
– Tính vị: Cay đắng, mát.
– Vào kinh: Vào kinh phế vị.
– Công dụng chủ trị:
Sơ tán phong nhiệt, tuyên thấu sởi, tiêu sưng giải độc. Trị phong nhiệt ho hắng, hầu họng sưng đau, ban chẩn không thấu, phong chẩn gây ngứa, nhọt sưng lở độc.
Điều trị cảm mạo phong nhiệt, sưng đau hầu họng: thường dùng cùng với liên kiều, ngân hoa, kinh giới, cát cánh, trong bài ngân kiều tán. Điều trị sốt mà có ho, đờm nhiều khó khạc, thường dùng cùng với kinh giới, cát cánh, tiền hồ, cam thảo.
Điều trị chứng ban chẩn không mọc: ngưu bàng tử có tác dụng thanh tiết thấu tán, để sơ phong tán nhiệt, thấu tiết nhiệt độc làm cho mọc ban chẩn, thường phối hợp với bạc hà, kinh giới, thuyền thoái, tử thảo… trong bài Thấu chẩn thang.
Điều trị mụn nhọt quai bị: ngưu bàng tử cay, đắng, hàn vừa có tính thăng phù, vừa có tính thăng giáng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng lợi yết, tính thiên về hoạt lợi, thông nhị tiện, nên dùng để điều trị ngoại cảm phong nhiệt, hỏa độc nội kết, mụn nhọt sưng đau, đại tiện bí kết, thường dùng cùng với đại hoàng, mang tiêu, chi tử, liên kiều, bạc hà. Ngưu bàng tử dùng với qua lâu, liên kiều, thiên hoa phấn, thanh bì để điều trị can uất hóa hỏa gây sưng đau tuyến vú trong bài qua lâu ngưu bàng thang. Ngưu bàng tử dùng cùng với huyền sâm, hoàng cầm, hoàng liên, bản lan căn để điều trị chứng nhiệt độc gây nên quai bị như bài phổ tễ tiêu độc ẩm.
+ Biệt lục: Sáng mắt bổ trung tiêu, trừ phong làm tổn thương.
+ Dược tính luận: Trừ mọi phong, lợi eo lưng chân, tan mọi phiền nhiệt độc ở khớp đốt gân cốt.
+ Thực liệu bản thảo: Sao qua nghiền nhỏ, như trà sắc 3 thìa, thông lợi tiểu tiện.
+ Bản thảo thập di: Chủ độc phong sưng, mọi yếu liệt.
+ Y học khải nguyên: Tiêu lợi hong cách mô. “Chủ trị bí yếu”: nhuận phế tan khí.
+ Lý Hãn: Trị phong thấp ẩn chấn, họng hầu có phong nhiệt, tan mọi độc sưng lở loét, lợi khí ngưng trệ ở eo lưng đầu gối.
+ Cương mục: Tiêu độc ban chẩn
4. Phương chọn lọc
1) Sơ phong trào rãi nhổ nhiều, họng cách không lợi:
Ngưu bàng (sao khô). Bông kinh giới đều 1 lạng. Cam thảo (nướng) 1/2 lạng, cùng nghiền nhỏ, sau ăn đêm đi nằm, nước sôi điều uống 2 đồng cân, nên chậm thu công. (Bản thảo khiên nghĩa).
2) Trị hầu tý: Ngưu bàng tử 6 phân Mã lan tử 8 phân 2 vị giã nhỏ làm bột, mỗi lúc bụng đói dùng nước ấm điều uống 1 thìa cà phê, dần tăng lên 1 thìa rưỡi, ngày 2 lần. (Quảng tế phương)
3) Trị phong nhiệt bế tắc hầu họng, khắp mình phù sưng: Ngưu bàng tử 1 hợp, nửa sống nửa chín, nghiền nhỏ, rượu nóng điều uống 2 gam. (Kinh nghiệm phương)
4) Trị phong nhiệt trú ở cơ thể bác kích thượng tiêu, huyền ung sưng đau: Ác thực (sao) Cam thảo (sống) đều 1 lạng. Cùng tán nhỏ, mỗi lần uống 2 gam nước 1 chén sắc còn 6 phân, luôn ngậm giờ lâu nuốt xuống. (Phổ tế phương” Khải quan tán).
5) Trị sởi không phát ra mọc hết: Ngưu bàng tử (nghiền nhỏ) 5 đồng cân, xanh liễu sắc nước điều uống, lập tức mọc ra hết. (Bản thảo dựng ngôn).
6) Trị da dẻ phong nhiệt, khắp mình sinh ẩn chẩn: Ngưu bàng tử, phù bình lượng bằng nhau. Lấy nước bạc hà điều uống 2 đồng cân, ngày 2 lần uống. (Dưỡng sinh tất dụng phương)
7) Trị phong sưng ban độc gây ngứa: Ngưu bàng tử – Huyền sâm – Cương tàm – Bạc hà đều 5 đồng cân. Nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân, nước sôi điều uống. (Phương mạch chính tông)
8) Trị đờm quyết đầu đau: Tuyền phúc họa 1 lạng Ngưu bàng tử (sao qua) 1 lạng nghiền nhỏ, dùng miến tháng chạp trà xanh điều uống 1 đ.cân (Thánh huệ phương)
9) Trị đầu đau liền tới tròng mắt, đồng thời mắt mờ tối sáp xít không nhìn rõ: Ngưu bàng tử – Xương nhĩ tử – Cam cúc hoa đều 3 đồng cân, sắc nước uống. (Phương mạch chính tông)
10) Trị phong nhiệt sinh ra đau các khớp, công lên ngón tay gây đỏ sừng tê ngứa, nặng hơn thì công lên vai lưng hai đầu gối, gặp lúc trời nắng nóng, hoặc đại tiện bí thì dấy bệnh:
Ngưu bàng tử (cách giấy sao) 3 lạng | Đậu sị mới (sao) 1 lạng |
Can sinh địa 2,5 lạng | Hoàng kỳ (nướng mật) 1,5 lạng |
Khương hoạt 1 lạng |
Cùng nghiền nhỏ, nước điều uống 2 đồng cân, vào lúc đói trước bữa ăn, ngày 3 lần. (“Bản sự phương” – Ngưu bàng tử tán)
11) Trị đầu mặt bị phong nhiệt, hoặc cổ gáy có đờm độc, phong nhiệt răng đau:
Ngưu bàng tử | Bạc hà |
Kinh giới | Sơn chi |
Đan bì | Thạch hộc |
Nguyên sâm | Hạ khô thảo |
Sắc nước uống. (Đăng khoa tâm đắc tập” Ngưu bàng giải cơ thang)
12) Trị do phong mà răng lợi đau: Ngưu bàng tử (sao) sắc nước ngậm nôn ra. (Diên niên phương)
13) Trị suy nhũ: Thử niêm tử gia sa, rượu, nuốt xuống. (Tu chân phương)
14) Trị tiện ung: Thử niêm tử 3 đồng cân (sao) nghiền nhỏ cho vào 1 thìa mật, 1 thìa phác tiêu sạch, rượu ấm lúc đói uống. (Tu chân phương)
5. Lâm sàng báo cáo
Dự phòng tinh hồng nhiệt: Lấy ngưu bàng tử sao nghiền thành bột, rây kỹ để dùng:
2 – 5 tuổi mỗi lần 1g.
5 – 9 tuổi mỗi lần 1,5 g
10 – 15 tuổi mỗi lần 2g
Người lớn 3g.
Sau bữa cơm dùng nước ấm đưa thuốc, uống liền 2 ngày. Trong thời gian thời tiết nóng lưu hành, từ dự phòng uống thuốc ra vẫn cần chú ý khống chế nguồn truyền nhiễm, không cho lây lan.
Lâm sàng quan sát 327 giường, chiếm 98% nói chung sau tiếp xúc 3 ngày, bên trong uống thuốc dự phòng thì hiệu quả tương đối tốt, sau 6 ngày mới uống thuốc dự phòng thì hiệu quả không tốt, nếu lại tiếp xúc thì cần uống thêm 1 lần, trong uống thuốc chưa phát hiện có phản ứng không tốt.
6. Các nhà bàn luận
1) Bản thảo kinh sơ: Ngưu bàng tử, là thuốc chủ yếu tan phong trừ nhiệt giải độc. Cay có thể tàn kết, đắng có thể tiết nhiệt, nhiệt kết tan thì khí tạng trong sáng, cho nên sáng mắt mà bổ trung. Phong làm tổn thương, khí vệ tất ủng tắc, ủng tắc thì phát nóng, cay mát giải tán thì khí biểu hòa, khi đó phong không còn lưu lại nữa.
Tàng khí chủ phong độc sưng, mọi yếu liệt. Nguyên tố chủ nhuận phế, tan khí kết lợi phong cách mô, trừ phong ở bì phu, thông 12 kinh lạc ấy, tất là ý ấy vậy. Cho nên dùng để chữa ẩn chẩn, đậu sang lở càng thu được công lạ.
2) Dược phẩm hóa nghĩa:
Ngưu bàng tử có thể lên có thể xuống, sức giải độc nhiệt. Vị đắng có thể thanh hỏa, kiêm cay có thể sơ phong, chủ trị vùng trên cơ thể bị phong đờm, mặt mắt phù sưng, họng hầu không lợi, mọi độc nhiệt ủng tắc, mã đao loa lịch, cổ gáy mọc đờm hạch, đậu do huyết nóng phát, sởi do thời tiết làm, da dẻ ẩn chẩn. Phàm kinh phế, có uất hỏa, kinh phế bị phong nhiệt, tất nên dùng ngưu bàng tử.
7. Liều thường dùng và kiêng kỵ
Liều dùng: 3 – 10g, khi sao lên thì tính hàn giảm bớt. Dùng ngoài liều không kể
Chú ý: thuốc có tính hàn, hoạt trường thông tiện, nên người khí hư, tiện lỏng phải thận trọng khi dùng.
Kiêng kị:
– Không dùng ngưu bàng cho người bị tiêu chảy, tâm tỳ hư
– Bản thảo kinh sơ
Người bệnh đậu, lở loét chỉ nên với chứng huyết nóng tiện bí, nên khí hư sắc trắng, đại tiện tự lợi, hoặc tiết tả thì cẩn thận chớ uống.
Bệnh sa chẩn không kiêng tiết tả cho nên dùng không hại gì. Mụn nhọt đã vỡ không tiện bí không uống.
Nguồn: Tổng hợp (có sử dụng tài liệu của L/Y Hy Lãn)
Xem thêm: