Nếu bạn không phải là một thầy thuốc Đông y, bạn không được tùy ý sử dụng các bài thuốc, vị thuốc trên website yhctvn.com để điều trị bệnh cho bản thân và người khác. Hãy đưa bệnh nhân tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế, hoặc cá nhân có chuyên môn.

Vị thuốc Mạn kinh tử – Mạn kinh tử (Fructus Viticis) là quả chín phơi khô của cây mạn kinh Vitex trifolia L.var. simplicifolia Cham, thuộc họ cỏ roi ngựa Verbenaceae. 

Têm gọi khác: Hạt quan âm, thuốc kinh, thuốc ôn, đen ba lá (Việt Nam). Mạn kinh thực (Bản kinh), kinh tử (Bản thảo kinh tập chú). Vạn kinh tử (Triết Giang trung được thủ san). Mạn thanh tử ( Trung dược tài thủ san).

1. Tính vị quy kinh và tác dụng

Tính vị: cay, đắng, hơi hàn. Quy kinh bàng quang – can – vị.

Tác dụng: tán phong nhiệt – thanh lợi đầu mắt.

Công dụng chủ trị:

Sơ tán phong nhiệt, thanh lợi đầu mắt. Trị cảm mạo do phong nhiệt, váng cả đầu, váng một bên đầu, đau răng, mắt đỏ, đau trong tròng mắt, mờ tối nhiều nước mắt, thấp tý co rút..

+ Bản kinh: Chủ trị khoảng gân xương lúc nóng lúc lạnh, thấp tý co rút, sáng mắt, bền răng, lợi 9 khiếu, trừ bạch trùng.

+ Bản thảo kinh tập chú: Trị tóc hói rụng.

+ Vân Nam Trung dược tư nguyên danh mục: Tam diệp mạn kinh: Vitex trifolia Linn. – Tính vị: Cay, hơi đắng, mát. Khí thơm.

Công dụng: Trừ phong thanh nhiệt, ngừng đau, trấn tĩnh, triệt sốt rét. Trị cảm mạo phát sốt, váng đầu kiểu thần kinh, xay xẩm quay cuồng, mắt đau, trẻ con kinh phong, phong thấp, đánh đập vấp ngã.

+ Biệt lục:: Trừ trường trùng, chủ đầu đau do phong, não reo, nước mắt ra, ích khí khiến người nhuận trơn.

+ Quảng Tây trung được chí: Trị dạ dày đau. 

+ Vương Hiếu Cổ: Quét can phong. 

+ Y lâm toát yếu: Tan nóng, trừ phong, kiêm có thế ráo thấp.

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Lợi khớp đốt, trị mắt đỏ, bệnh động kinh..

+ Chân châu nang: Mát mọi kinh huyết, ngừng đầu đau, chủ trị đau trong tròng mắt.

+ Quảng Châu bộ đội “thường – dụng trung thảo dược thủ san”: Sơ phong tan nóng, bình can ngừng đau, trị cảm mạo phát sốt, đau mắt, quay cuồng sây sẩm, phong thấp gân cốt đau, tiêu hóa không tốt, viêm ruột đau bụng đi tả. .

vị thuốc mạn kinh tử

2. Ứng dụng lâm sàng vị Mạn kinh tử

Chứng cảm mạo phong nhiệt, đau đầu: mạn kinh tử có tác dụng tán tà khí trên đầu mặt, trừ phong, giảm đau, thường dùng cùng với cúc hoa, bạc hà, bạch tật lê, xuyên khung, câu đằng…

Chứng mắt đỏ sưng đau, mắt viêm nhiều dỉ thường dùng cùng với cúc hoa thuyền thoái, long đởm thảo. Ngoài ra mạn kinh tử còn có tác dụng giảm đau, dùng trong điều trị phong thấp tý chứng, thường phối hợp với khương hoạt, độc hoạt, phòng phong, xuyên khung như bài khương hoạt thắng thấp thang.

3. Phương chọn lọc

1) Trị đầu phong: Mạn kinh tử 2 thăng (nghiền nhỏ), rượu 1 đấu đựng trong túi ngâm 7 đêm, uống ấm 3 hợp ngày 3 lần. (Thiên kim phương)

2) Trị phong hàn xâm lấn vào mắt, sưng đau ra nước mắt, sáp xít, chướng, sợ sáng: 

Mạn kinh tử 3 đ.cân  Kinh giới 2 đ.cân
 Bạch tật lê 2 đ.cân  Sài hồ 1 đ.cân
 Phòng phong 1 đ.cân  Cam thảo 1/2 đ.cân

 Sắc nước uống. (Bản thảo vựng ngôn)

3) Trị lao dịch vất vả, ăn uống không điều độ, bệnh mắt chướng trong:

Hoàng kỳ 1 lạng Nhân sâm 1 lạng
Chích thảo 8 đ.cân Mạn kinh 2,5 đ.cân
Hoàng bá 3 đ.cân Bạch thược 3 đ.cân (Sao rượu 4 lần)

Mỗi lần dùng 3 – 5 đ.cân, sắc uống. (‘Lan thất bí tàng” mạn kinh tử thang)

4) Chữa sưng vú.

Khi mới bị dùng mạn kinh sao dòn tán nhỏ, mỗi lần uống 4 gam hòa với rượu gạn lấy nước rượu uống còn bã đắp lên vú. (Đặc huệ phương “Bản thảo cương mục”)

5) Chữa thiên đầu thống:

Mạn kinh tử 10g Cam cúc hoa 8g
Xuyên khung 4g Tế tân 3g
Cam thảo 4g Bạch chỉ 3g

 Nước 600ml sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. (Diệp quyết tuyền phương) 

6) Làm tóc đen và dài: Mạn kinh tử giã nhỏ, mỡ gấu lượng bằng nhau, trộn giấm thanh bôi vào tóc. (Thánh huệ phương)

4. Các nhà bàn luận

1) Cương mục: Mạn kinh tử khí nhẹ vị cay thể nhẹ mà nổi, đi lên mà tan, cho nên chủ trị chứng phong hư ở trên đầu mặt.

2) Bản thảo kinh sơ:

Mạn kinh tử, “Thần nông bảo vị đắng, hơi lạnh, không độc. “Biệt lục” thêm cay, bình ấm. Xét về công dụng nên là tính: đắng ấm cay tan mà lạnh thì rất ít vậy. Khí trong vị mỏng, nổi mà đi lên, dương vậy. Điều nói chủ trị nóng lạnh khoảng gân xương, thấp tý co rút, đau đầu phong, não ù reo, nước mắt tự chảy, bởi vì cái tà lục dâm, phong thì tổn thương gân, hàn thì tổn thương xương, mà sinh ra nóng lạnh, nặng hơn thì hoặc thành thấp tý, hoặc thành co rút. Lại nữa kinh mạch túc thái dương giáp xương sống lên đỉnh đầu mà liên lạc với não, mắt là nơi mở khiếu của kinh túc quyết âm can. Tà làm tổn thương 2 kinh thì làm đầu đau, não reo, nước mắt chảy ra. Vị thuốc này vị cay khí ấm vào 2 tạng mà làm tan tà phong hàn thì mọi chứng trừ hết vậy. Tà đi thì 9 khiếu tự thông, tý tan thì nhuận trơn da lông vậy. Điều nói chủ bền chặt răng ấy vì răng tuy thuộc thận mà lợi thuộc kinh dương minh, dương minh có khách nhiệt trú thì công lên răng lợi mà răng lung lay sưng đau, làm tan cái nóng cái phong của kinh dương minh thì răng tự bền chặt vậy.

3) Bản thảo Đựng ngôn:

Mạn kinh tử, là thuốc chủ yếu chữa mọi bệnh phong ở đầu mặt vậy. Tiền cổ chủ trị thông lợi 9 khiếu, hoạt lợi khớp đốt, sáng mắt bền răng, trừ khử tà phong hàn phong nhiệt. Vị này cay ấm nhẹ tan, nổi mà đi lên, cho nên chủ trị mọi chứng hư phong ở đầu mặt vậy. Xét kỹ thì vì thông 9 khiếu, lợi khớp đốt nến đời sau dùng chữa thấp tý có rút, hàn sán cước khí, vào thuốc sắc thuốc tán thường dùng được thu công hiệu cả, không riêng nệ vào chỉ trị tà phong ở đầu mặt đầu.

4) Dược phẩm hóa nghĩa: 

Mạn kinh tử, có thể sơ phong, mát máu, lợi khiếu. Nói chung đau đầu kinh thái dương cùng với đau nửa đầu, não ù reo, mắt mờ, mắt chảy nước mắt đều do máu nóng, phong xâm lấn sinh ra, dùng vị này làm mát, lấy khí mỏng chủ đưa lên, giúp thêm Thang thân hiệu hoàng kỳ sơ tán chướng ế, khiến mắt lại sáng, là thuốc tốt cho kinh can vậy. 

5) Bản thảo tân biên:

Mạn kinh tử, giúp thêm thuốc bổ trung để trị đau đầu rất công hiệu, bởi vì thể nhẹ sức mỏng, nhờ đó mà dễ đi lên vậy. Nếu như chỉ dùng 1 vị mà thu công trong phút chốc thì không thể được.

5. Lá mạn kinh (Mạn kinh tử diệp)

– Còn gọi Bạch bối diệp (Linh nam thái dược lục). Đây là lá của loại mạn kinh lá đơn vitex rotundifolia L. Hoặc lá của loại lá kép 3 lá nhỏ vitex trifolia và cành.

– Công dụng chủ trị. 

a) Linh nam thái dược lục: Lá trị vấp ngã đánh đập tổn thương, giã nhừ hòa rượu uống bã đắp bên ngoài, sắc uống trị đầu phong..

b) Lục Xuyên bản thảo: Cành lá, tiêu sưng ngừng đau. Làm ngừng máu đao thương đánh đập vấp ngã; phong thấp nhức đau.

c) Cách dùng lượng dùng: 

+ Uống trong: Sắc uống 1 – 3 đồng cân, hoặc giã nước hòa rượu uống.

+ Dùng ngoài: Giã đắp.

6. Liều dùng bào chế và kiêng kỵ

Liều dùng: 5 – 10g.

Thận trọng và chống chỉ định: Cần thận trọng dùng mạn kinh tử cho các loại đau đầu hoặc các vấn đề về mắt, do âm hư hoặc Thiếu máu.

Phân bố thu hái và chế biến Màn kinh tử mọc hoang rất nhiều ở khắp nơi trong nước ta. Thu hoạch vào các tháng 9 – 11 quả chín hái về phơi khô, loại bỏ cuống và tạp chất là được.

Bào chế khác:

– Sàng sẩy sạch tạp chất, sao to lửa cho vàng sém, phun nước vào, hong cho nguội để đùng.

– Sao mạn kinh tử: sàng bỏ tạp chất, ngạc hoa, cho vào trong nồi dùng lửa mạnh sao đến lúc sớm vàng, hơi phun nước trong vào, để cho nguội.

– Lôi Công bào chích luận: Khi dùng mạn kinh tử, bỏ tai cuống, xát qua 1 lần, dùng rượu tẩm 1 đêm đem nấu, từ giờ tỵ đến giờ mùi (ước 2 giờ) bỏ ra phơi khô dùng.

Kiêng kỵ:

Người huyết hư có hỏa sinh ra váng đầu, mắt quay cuồng hoa đen, cùng vỵ hư phải cẩn thận khi dùng.

– Bản thảo kinh tập chú: Ghét ô đầu, thạch cao.

– Y học khải nguyên: Người vỵ hư không uống vì sợ sinh đờm.

– Bản thảo kinh sơ: Đầu mắt đau không do phong tà mà do huyết hư có hỏa kiêng dùng. .

– Bản thảo vựng ngôn:

Người liệt, thấp khớp co rút không do tà phong thấp mà do dương hư huyết cố kết, gân suy chớ dùng. Hàn sán cước khí không do ngoại cảm tà âm thấp mà do can tỳ hư yếu cũng chỉ dùng.

Nguồn: Tổng hợp ( có sử dụng tư liệu của L/Y Hy Lãn)

Xem thêm:

Bạn có thể quan tâm