Nguyên nhân cảm mạo, chủ yếu do cảm nhiễm phong ta, thường phát bệnh khi thay đổi thời tiết, ấm lạnh thất thường. Cũng có khi đo nằm ngồi thiếu thận trọng, nóng, lạnh không điều hòa, mưa dầm, mệt nhọc khiến cho cơ bắp con người sơ hở, vệ khí không bền, phong tà nhân cho hư mà lọt vào gây bệnh.
Mục Lục
1. Đại cương
Cảm mạo tục gọi là Thượng phong, là loại bệnh ngoại cảm thường gặp trong lâm sàng, do phong tà xâm phạm có thể gây nên.
Triệu chứng lâm sàng biểu hiện chủ yếu là tắc mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, sợ gió hoặc phát sốt. Bốn mùa đều có thể phát bệnh này, nói chung chỉ vài ba ngày thì khỏi. Nếu bệnh tình nặng hơn, có thể lây lan thành dịch gọi là “cảm cúm” (thời hành cảm mạo).
Y học cổ truyền có những ghi chép rất sớm về bệnh lây, ví dụ sách Tố Vấn thiên Bổ di cổ nói: “Năm chứng dịch đều do lây lan cảm nhiễm, chẳng cứ người lớn trẻ em, mắc bệnh đều giống nhau”. Và nói theo cảm cúm, tuy không nặng như các bệnh lây lan khác, nhưng thời gian đang xảy ra dịch bệnh, ảnh hưởng tới lao động sản xuất không nhỏ, cho nên phải sớm phòng ngừa.
Cảm mạo thuộc phạm vi viêm long đường hô hấp trên, dịch cúm trong y học hiện đại, gặp các loại bệnh này, nên tham khảo biện chứng thi trị như cảm mạo trong y học cổ truyền.
Nguyên nhân cảm mạo, chủ yếu do cảm nhiễm phong ta, thường phát bệnh khi thay đổi thời tiết, ấm lạnh thất thường. Cũng có khi đo nằm ngồi thiếu thận trọng, nóng, lạnh không điều hòa, mưa dầm, mệt nhọc khiến cho cơ bắp con người sơ hở, vệ khí không bền, phong tà nhân cho hư mà lọt vào gây bệnh. Hơn nữa, trong thời tiết của các mùa khác nhau, phong tà thường theo khí mùa đó mà xâm phạm, như mùa đông phần nhiều thuộc phong hàn, mùa xuân phần nhiều thuộc phong nhiệt, mùa hạ thường kèm thử thấp, mùa thu thường kèm táo khí, thời tiết mưa phùn thường kèm thấp tà. Trong bốn mùa, còn có tình huống không bình thường và khí hậu, như mùa xuân đáng ấm thì lại rét, mùa đông đáng rét thì lại nóng v.v… cho nên có câu “khí trái mùa”. Do đó, gây nên cảm mạo không đơn thuần chỉ có phong tà, mà phần nhiều kèm theo khí hậu của từng mùa, trong lâm sàng, cảm mạo chia hai loại hình chủ yếu phòng hàn và phong nhiệt. Con đường phong tà xâm nhập, trước tiên phạm Phế qua đường hô hấp. Phế hợp bị mao. Khai khiếu ra mũi, trên nối với yết hầu. Phong tà phạm Phế khiến Phế khi không tuyên thông, cho nên xuất hiện hàng loạt triệu chứng thuộc Phế. Nếu Vệ khi mất sự tuyên đạt, có thể xuất hiện chứng trạng của Biểu Vệ như phát Sốt sợ lạnh. Nếu sau khi cảm nhiễm tà khí theo mùa, bệnh tình trở nên khả năng, mà lại truyền nhiễm lẫn nhau thì là “cảm cúm”. Người thể chất Còn khỏe, tà khí chi xâm phạm Phế vệ thường chủ yếu là biểu chứng. Người thể chất yếu, hoặc cao tuổi, hoặc trẻ em, sức chống bệnh kém, thì ngoại tà từ biểu vào lý, chứng trạng nặng hơn, có khả năng biến thành bệnh khác.
2. Biện chứng thi trị.
Mới bị cảm mạo, nói chung là tắc mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, nặng tiếng, nhức đầu, sợ lạnh, tiếp theo có các chứng phát sốt, bo, ngứa họng hoặc đau họng v,v… Nặng hơn thì có chứng sợ lạnh (thậm chí co o run rẩy) sốt cao, đau mỏi khắp mình, một nồi … đó là bệnh đã chuyển thành “cảm cúm”. Nếu không cảm nhiễm ta khi nào mới, bệnh trình có thể kéo dài tới 5 – 10 ngày.
Điều trị cảm mạo, trước hết nên phân biệt phong hàn, phong nhiệt, phép trị chủ yếu là sơ phong, tuyên Phế, giải biểu. Phong hàn nên coi trọng dùng thuốc cay ấm. Phong nhiệt nên coi trọng dùng thuốc cay mắt, nhưng nếu gặp bệnh nặng hoặc bệnh tình khá phức tạp, lại nên chọn dùng loại thuốc cay ấm hoặc cay mát liều cao, hoặc sử dụng biện pháp chữa cả hai (song giải) mới có kết quả.
2.1) Phong hàn
Chứng chủ yếu – Mũi tắc, nặng tiếng, hắt hơi, chảy nước mũi, ho, ngứa họng hoặc đờm nhiều và loãng, nặng hơn thì đau đầu, đau mình, sợ lạnh phát sốt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạnh Phù hoặc Khán.
Phân tích phong hàn từ ngoài xâm phạm, Phế khi không tuyên thông, thường khiếu không lợi cho nên mũi tác nặng tiếng, hắt hơi sổ mũi, ngứa họng và ho. Phong hàn vit lấp phần biểu, Vệ đương bị uất nên có các chứng trạng phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau mình. Rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch Phù là phong hàn Ở Biểu, mạch Khẩn là hiện tượng hàn thịnh.
Phép trị • Tân ôn giải biểu, tuyên Phế tán hàn,
Bài thuốc – Thể nhẹ có thể dùng Thông bị thang gia Hạnh nhân, Tô Hiệp, Phòng phong, Kinh giới. Trong bài có Thông bạch để thông dương tán hàn; Đậu si để thấu biểu đạt tà: Tô điệp, Hạnh nhân tuyên Phế hóa đàm; Kinh giới, Phòng phong tặng cường sức tân ôn phát tán.
Thể nặng nếu 6 hàn phát nhiệt khá nặng, đau đầu, chân tay đau mỏi, có thể dùng Kinh phòng bại độc tán. Trong bài có Kinh giới, Phòng phong, Sinh Khương, Xuyên khung để tân ôn phát tán; Tiến hồ, Sài hồ tuyên Phế giải nhiệt, Cát cánh, Chỉ xác, Phục linh lý khí hóa đàm; Khương hoạt, Độc hoạt là thuốc chủ yếu chữa đau đầu, đau mình, nếu bệnh có kiến thấp tà cũng dùng được hai vị này. Trong bài còn có Nhân sâm ( thể dùng bằng sâm) là có ý phù chính khư tà đối với người thế lực yếu; Nếu người thế lực khỏe thì không dùng Sam. Nếu ở hàn rõ rệt, mà không có mồ hôi, có thể dùng Ma hoàng thang.
Nếu phong hàn kèm thấp nặng đầu, thân thể mỏi mệt, lợm lòng, ngực khó chịu, kém ăn hoặc la chay, nhạt miệng, rêu lưỡi trắng nhớt, có thể thêm các loại như Hậu phác Trần bì, Hoắc hương, Thần khúc.
Nếu người dương khí bất túc lại bị cảm nhiễm phong hàn có chứng 6 bàn khá nặng, không mồ hôi, mỏi mệt, rêu lưỡi trắng, mạch Tràm, có thể dùng Ma hoàng Phụ tử Tế tân thang để trợ dương tán hàn, hiệu quả càng nhanh.
Ngoài ra, người khí hư thường dễ cảm mạo hoặc bị cảm mạo thì dùng dài lâu khỏi, điều trị nên ích khi khư phong để phòng ngừa tái phát, có thể dùng Ngọc bình phong tán gia giảm.
2.2) Phong nhiệt
– Chứng chủ yếu • phát sốt, hơi sợ phong hàn hoặc có mồ hỏi, đau đầu, tắc mũi hoặc có ít nước mũi dính, họng sưng đỏ đau, ho ra đàm dính, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Sác.
– Phân tích – Phong nhiệt đưa lên xâm phạm Phế Vệ, vệ khỉ trở ngại lưu thông cho nên phát sốt hơi sợ phong hàn. Phong nhiệt là dương ta nên chúng phát sốt là chủ yếu, nhiệt độ thường khá cao và có mồ hôi. Phong nhiệt quấy rối ở trên thì đau đầu, mũi tác và có nước dính, họng sưng đỏ đau. Phế khi không trong trẻo thị ho có đờm d£nh. Rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Sác là hiện tượng phong nhiệt còn ở Phế Vệ.
– Phép trị: Tân Lương giải biểu, tuyên Phế thanh nhiệt. • Phương được • Ngân kiều tán gia giảm. Nhức đầu nhiều,
– Phương dược: Ngân kiều tán gia giảm. Nhức đầu nhiều, ga Tang diệp, Cúc hoa. Ho nhiều gia Tiến hò, Hạnh nhân, bỏ Kinh giới Đậu Xị. Đau họng gia Ban lam căn, Huyền sâm.
Chứng nặng như sốt cao, sợ lạnh, đau đầu, mũi khô, khát nước, Tảm phiền, lưỡi đỏ, dùng phương trên gia Cát cắn để giải cơ, Hoàng cầm, Thạch cao độ thanh nhiệt, Tri mẫu, Hoa phấn để sinh tan, khiến cho nhiệt lui, tân dịch trở về thì bệnh mau khỏi.
Nếu phong nhiệt kèm thấp, có chứng nặng đầu mệt mỏi, ngực khó chịu, lợm lòng, tiểu tiện vàng, chất lưới vàng nhớt, bài thuốc trên bỏ Kinh giới, Ngưu bàng tử, gia Hoắc hương, Bội lan, Hậu phác.
Cảm mạo về mùa Hạ thường kèm thử thấp, biểu hiện lâm sàng là phát sốt khá cao, có mồ hôi mà nhiệt không giải, mình nặng, mỏi mệt, khát nước, tiểu tiện vàng đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Nhu Sác, điều trị chủ yếu thanh thử lợi thấp, có thể dùng Hương nhu tán gia Thanh cao, Ngân hoa, Liên Kiều, Lục nhất tán vv… Cũng có thể cản cứ vào đặc điểm thời tiết mà thêm các loại thanh lượng giải thử, như Tiên hà diệp, Hà ngạnh, Tiêu Hoắc hương, Bội lan, Tây qua bì v,v…
3. Tóm lược
Tóm lại, cảm mạo là bệnh rất thường gặp, tỷ lệ mắc bệnh cao, đặc biệt là dịch cúm, thường xảy ra lây lan ở nơi công cộng và dân cư mật độ cao, do đó phòng ngừa bệnh này là khâu rất quan trọng. Phải thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền vệ sinh, rèn luyện thân thể, tăng cường thể lực; khi ở nơi có dịch cúm, nên đeo khẩu trang, để khống chế và ngăn ngừa lây lan.
Một số phương thuốc đơn giản như sau:
1) Thang Khương thông hồng đường – Hành Sống cả rể 3 – 7 củ, Sinh khương 3 – 5 nhát, hai thứ sau khi sắc lấy nước đặc, hòa chút ít hồng đường đường đỏ) vào, cho uống lúc ấm lấy ra mồ hôi. Bài này uống khi bị nhiễm lạnh ngấm nước mưa, cũng có thể chữa cảm mạo phong hàn mới phát thể loại nhẹ.
2) Thang cảm mạo thoái nhiệt – Đại thanh diệp, Bản lam căn, Liên Kiều, Thảo hà xa … bào chế thành dạng chè, mỗi lần dùng 1 – 2 túi hãm nước uống ngày 3 lần. Thích hợp với chứng cảm mạo phong nhiệt, viêm amydal cấp tính.
3) Thuốc uống thanh lương mùa Hạ – Hà diệp, Đông qua (cả hạt, vỏ), Ý dĩ, Tây qua bỉ, các vị liều lượng vừa phải sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày, uống liên tục từ 3 – 5 ngày. Có thể làm thuốc giải khát giải nhiệt mùa hạ và ngăn ngừa cảm mạo.
4) Phép Xông dám – mỗi lần dùng 5 – 10 ml dấm ăn, thêm vào gấp đôi làn nước nóng rồi xông bằng nước này lâu chừng nửa giờ mỗi ngày hoặc cách ngày Xông 1 lần, có thể tiêu độc không khí, phòng ngừa truyền nhiễm.
Tư liệu tham khảo.
– Bệnh thường phong vốn do ngoại cảm, nhưng tà khí nặng sẽ lấn sâu vào kinh lạc tức là Thương hàn. Ta khí nhẹ mà nông, phạm vào bì mao tức là Thượng phong (Cảnh Nhạc toàn thư
– Người ta ngẫu nhiên bị cảm phong hàn, đau đầu phát sốt, ho chảy nước mũi, tục gọi là thượng phong, không phải là chứng Trúng phong nói trong Thương hàn luận. Nó chỉ là cảm nhiễm tà khí theo mùa (Y học nguyên lưu luận).
Nguồn: L/y Nguyễn Thiên Quyến
Xem thêm:
- Vấn chẩn trong Đông y
- Chứng hàn nhiệt vãng lai
- Chứng Triều nhiệt trong Đông y
- Chứng khái thấu (ho đàm) trong Đông y